Bài viết này giới thiệu về ba câu chuyện được ghi chép trong “Bắc đông viên bút lục sơ biên”, để mọi người ngộ ra nhân quả báo ứng không phải là hư vọng, đừng nên xem là trò đùa mà coi thường.
Sinh lòng đố kỵ mất đi phúc phận trời cho
Có một sinh viên tên Tô Đại Chương, nghiên cứu Kinh Dịch rất có tiếng tăm, mơ thấy mình đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng, trong lúc vô tình đã nói với một người bạn cùng nghiên cứu. Người bạn sinh lòng đố kỵ, liền đi tố giác với Quận thủ, nói Tô Đại Chương có quan hệ quen biết, biết trước thứ hạng là 11, thỉnh cầu trừng trị.
Chàng thanh niên Tô Đại Chương tinh thông Kinh Dịch, rất có tiếng tăm. (Ảnh minh hoạ: weibo)
Đợi đến lúc điền bảng xếp hạng, Quận thủ cũng có mặt, thứ hạng 11 quả nhiên thuộc về sinh viên nghiên cứu Kinh Dịch ấy, cho nên đã đem chuyện tố cáo đó nói ra. Quan giám khảo và quan thi cử đều nói: “Nếu giống như lời ngài nói, vậy phải làm sao?”. Vì vậy thương lượng là lấy bài thi trong bài thi dự bị đem ra tráo đổi. Sau khi bàn bạc xong rồi, liền tráo đổi bài thi, mà bài thi được lấy ra từ các bài thi dự bị lại là bài của Tô Đại Chương, còn bài bị tráo đổi chính là bài của người bạn của Tô Đại Chương – người vốn dĩ được nằm trong bảng xếp hạng, khiến mọi người có mặt đều rất kinh ngạc.
Tá điền hành thiện, con trai đỗ đầu bảng
Có một tá điền tên Tiền Ích, chủ nhân của ông vì âm mưu chiếm ruộng đất bên cạnh không thành, nên nảy sinh độc kế, kêu Tiền Ích mang hạt giống cỏ lùng rải vào trong ruộng đất bên cạnh.
Tiền Ích nói với vợ mình: “Nếu đem rải thì là hại người, không rải thì là làm trái mệnh lệnh của chủ nhân, phải làm sao hả? Người vợ nói: “Tại sao không dùng hạt giống cỏ lùng đã hấp chín để thay thế chứ?” Thế là Tiền Ích đã làm theo cách vợ mình nói. Người chủ quan sát, nhìn thấy đã rải xong hết, thì không gặng hỏi nữa. Thật ra, miếng ruộng ở bên cạnh không một chút tổn thất nào.
Nhờ làm việc tốt, sau ông sinh quý tử làm quan to. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Về sau Tiền Ích sinh con trai Tiền Đăng, tiến sĩ đầu bảng, hai vợ chồng đều được nhận bổng lộc đến già.
Thay người khác viết giấy bỏ vợ, trạng nguyên bị gạch tên
Cát Quan Sát ở Ninh Ba lúc còn là thư sinh, mỗi lần đi đến học đường, đi ngang một ngôi miếu bên đường, chắc chắn sẽ vào bái lạy rồi mới đi tiếp.
Sau đó, Thần báo mộng cho người trông miếu nói: “Cát trạng nguyên đi qua đây chắc chắn bái lạy, ta đứng ngồi không yên, ngươi thay ta xây một bức bình phong trước cửa đi.” Người trông miếu sắp bắt đầu thi công, thì lại mơ thấy Thần nói: “Không cần nữa, Cát thư sinh thay người khác viết giấy bỏ vợ, đã bị cắt mất công danh của hắn rồi.” Thì ra trong thôn có người muốn bỏ vợ, Cát thư sinh viết thay với thù lao một nén vàng, cuối cùng khiến phúc đức của bản thân bị hao giảm.
May mắn tỉnh ngộ, anh làm lại từ đầu và có một kết cục hoàn toàn khác. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Người trông miếu đem chuyện này nói cho Cát thư sinh biết, Cát thư sinh nghe xong lời của người trông miếu, tích cực làm cho đôi vợ chồng đó quay về với nhau. Say này Cát thư sinh đăng hương bảng, từ chức quan giám tư mà đi lên.
—
Người phương Tây có câu nói: “Tặng gai cho người, tay ta sẽ chảy máu; Tặng hoa hồng cho người, tay sẽ lưu lại hương thơm”. Còn người phương Đông chúng ta thì giảng rằng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Nhược hoàn bất báo, thời thần vị đáo” (Thiện có thiện báo, ác có ác báo. Nếu còn chưa thấy báo là vì thời giờ chưa đến). Nhân-Quả, đó là quy luật của cuộc sống, là Thiên lý bất biến chi phối vận mệnh của mỗi người.
Người xưa nghiên cứu âm dương ngũ hành, thông hiểu quy luật vận động của vũ trụ, hiểu rằng vạn sự vạn vật đều có nguyên nhân, những gì chúng ta gặp phải trên đường đời đều là kết quả từ việc làm của chính ta trong quá khứ. Bởi vậy, cổ nhân luôn giảng “hành thiện, tích đức”, đem lại những điều tốt đẹp cho người khác thì phúc đức tự nhiên sẽ đến.
Ôn cổ để minh kim, ba câu chuyện trong quá khứ nhắc nhở chúng ta rằng “Nhân-Quả” là có thật, thiện ác hữu báo không phải là hư vọng, đừng nên xem là trò đùa mà coi thường…
Châu Yến – Hồng Liên
Xem thêm: