Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Trăm năm đời người, so với dòng sông lịch sử dài lâu của nhân loại thật không đáng kể gì, chỉ tựa như cái chớp mắt. Dù rằng so với lịch sử văn minh 5000 năm này của nhân loại, nó cũng chỉ là khoảng khắc thoáng qua, tựa như bóng câu trôi qua cửa sổ. Những gì lịch sử đã trải qua là để tạo nên cho nhân loại sự phân biệt thật giả, nhận rõ thiện ác, cho đến các năng lực, tư tưởng, hành vi ứng đối nên có trong thế sự đời người. Đó lại là quá trình kiến tạo to lớn, lâu dài về tinh thần và ý niệm của những bậc tinh anh thiêng liêng trong lịch sử. Đó không phải là điều chỉ trong một sớm một chiều, một kiếp một đời là có thể tạo nên.
Sáng Thế Chủ thông qua năm tháng lâu dài tuế nguyệt ấy đã để cho con người vốn mang hình tượng của Thần Phật nhưng không có tư tưởng và năng lực của Thần Phật. Ngài đã từng chút một bồi dưỡng cho nhân loại các loại nội hàm tư tưởng, các loại năng lực và hành vi, bao gồm cả điều mà nhân loại gọi là “hiện tượng tự nhiên” như gió, tuyết, mưa, sấm sét. Rất nhiều điều nhân loại cần có như: tư tưởng, tình tự, văn hóa hay đạo lý tu luyện… đều là thông qua một hoặc vài triều đại với biết bao nhiêu chúng sinh đã tham dự vào mà hoàn thành nên.
Thời đại Tam Quốc sải bước dài hơn trăm năm, với biết bao sinh mệnh đến nhân gian kết duyên. Ví như Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Chu Du, Lưu Bị cho đến Tôn Quyền. Năm anh hùng thiên cổ này đã dẫn dắt chúng sinh của họ mà biểu diễn, giải thích nội hàm của “Nghĩa”, vì hậu thế mà lưu lại câu chuyện thiên cổ truyền kỳ khắc cốt ghi tâm. Họ cũng để lại cho người đời sau hiểu rõ thế nào là “Nghĩa”, ví như “Nghĩa” thuận thiên trị quốc, “Nghĩa” quân thần dũng cảm, “Nghĩa” anh hùng kết bái, trọng “Nghĩa” khinh lợi, xả thân vì “Nghĩa”, cử “Nghĩa” binh, hưng “Nghĩa” sư (phát động binh quyền, giơ cao ngọn cờ “Chính Nghĩa”)… Mỗi một câu chuyện về chữ “Nghĩa” xúc động lòng người ấy đều được khắc sâu trong tư tưởng người đời sau. Hễ phàm là nhắc đến chữ “Nghĩa”, người ta liền lập tức nhớ đến chữ “Nghĩa” trong thời đại Tam Quốc này.
Tào Tháo Ngụy Vũ Đại Đế là ngôi sao đế vương mang theo điềm lành, là chân nhân hạ thế, “bát loạn trị thế” (dẹp loạn lạc đem đến thái bình), thuận theo ý trời mà diễn chữ “Nghĩa”. Tào Tháo khí chất hùng hồn, lòng thản nhiên với tao loạn của thế gian. Ông từng nói: “Thiết sử quốc gia vô hữu cô, bất tri đương kỷ nhân xưng đế, kỷ nhân xưng vương”. (Trích sách “Nhượng huyền tự minh bản chí lệnh” – Tào Tháo, còn gọi là “Thuật Chí Lệnh”), ý nói: “Nếu như quốc gia không có ta, không biết đã có mấy người xưng đế, mấy người xưng vương rồi!”.
Tào Tháo một tay hoạch định chiến lược, chế ngự binh quyền, ưu lo cho nguy bại của quốc gia, thương xót cho khổ nguy của bách tính, lĩnh nghĩa quân, chém phản nghịch, binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc khiến càn khôn rung chuyển, hiển lộ oai phong của bậc anh hùng có khả năng an trị thời loạn thế. Tào Tháo ngày bàn bạc sách lược quân sự, đêm luận kinh thư, tài năng thiên phú, nghĩa tựa trời xanh, triển hiện hào khí rực sáng chấn động cổ kim.
Ông biết rõ trời giúp nhà Hán nhưng vẫn bình thản định thiên hạ, lấy việc nhỏ thành đại sự mà răn mình, noi theo cổ nhân thà chết mà thủ Nghĩa. Cứu tế thương sinh, sửa sang chính quyền nhà Hán, chế áp cường hào, hưng thôn điền, tu sửa thủy lợi, minh bạch pháp tắc, xem trọng lễ tiết, cần kiệm, lại tận lực bảo hộ Hán triều được duy trì thêm mấy thập kỷ.
Tào Tháo thuận thiên diễn “Nghĩa”, công đức lưu mãi tận nghìn thu, không màng đến danh tiếng bản thân. Ông được người đời sau bình phẩm là chân anh hùng khí khái, về thư pháp thì nét bút cứng cáp, mạnh mẽ. “Chữ khắc nơi nào cần nặng tự khắc nặng, nơi nào cần nét dày tự khắc dày, các nơi đều không ảnh hưởng nhau, mà đều không thể giả mạo được, vậy nên gọi là chân anh hùng”.
Tào Tháo lấy lời anh hùng, khẩu khí vô cùng anh dũng: “Rồng có thể biến lớn biến nhỏ, có thể lên cao, có thể ẩn xuống thấp. Khi biến lớn thì hưng mây gọi mưa, lúc biến nhỏ lại tự ẩn giới tàng hình. Nổi lên cao tự bay vượt giữa trời đất, ẩn xuống thấp tự nép mình vào trong sóng nhỏ. Tự biết rõ sự biến hóa của khí trời xuân vượng, long thời, mà như người đắc chí tung hoành tứ hải. Rồng tuy là động vật, nhưng có thể so với anh hùng cái thế. Được xưng tụng là anh hùng, lòng hoài chí lớn, bụng đầy diệu kế, chứa đựng sự cơ trí của vũ trụ, tự thông suốt ý chí của trời đất vậy“.
Tào Tháo cũng cấm tuyệt sự cúng tế bừa bãi, dâm ô trong quan dân, diệt trừ loạn quỷ linh thể thấp, dẹp tan Hoàng Cân (Khăn Vàng), đề bạt Thiên Sư (Đạo trưởng), trợ giúp Đạo giáo, thúc đẩy Đạo giáo phát triển hưng khởi, đề cao đạo đức, nếp sống của thế nhân.
Tào Tháo thống lãnh ngự quân, chinh chiến sa trường, cầm trường mâu ngâm thơ, thành văn. Tuy là người đời sau bêu xấu điều này, nhưng không thể không tán thưởng ông là một thần tử có tài năng trị quốc, là nhà quân sự hiếm có, nhà văn học lớn trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.
Nền tảng văn chương của Tào Tháo biểu hiện trong tính tình trầm bổng bi thương, độc nhất mà siêu việt, thâm trầm mà hào sảng, anh tuấn mà sảng khoái, khai sáng nên phong cốt Kiến An**. Văn chương của ông toát ra cái khí chất đại khí hùng quân, dung nạp vũ trụ, thiên cổ truyền ca, thực là thi sĩ chân chính trong lịch sử vậy!
Tào Tháo còn viết nên nhiều sách võ học lớn như “Mạnh Đức Tân Thư”, “Tôn Tử Lược Giải”… lại đem tinh túy dụng binh lưu lại cho thế nhân. Trong đó đạo lý binh pháp lưu lại về sau này được các binh gia hậu thế trong các triều đại lịch sử đều tán thưởng khen ngợi không ngừng.
Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều kinh sách chính sử, dã sử, truyền thuyết dân gian, văn học nghệ thuật, những gì gọi là Trung – Gian, Thiện – Ác nhân đó mà được lưu truyền thiên cổ. Tuy nhiên không phải tất cả những truyền thuyết này đều chuẩn xác. Rất nhiều điều được lưu truyền trong lịch sử như các luận thuật, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử cũng không nhất định là chính xác.
Những tiểu thuyết, hí kịch vì để lưu truyền rộng rãi đã trải qua sự thay đổi về nội dung, xử lý về nghệ thuật, thì đều cần người đọc cẩn trọng lựa chọn mà đánh giá, quy kết. Hơn ngàn năm trước trở lại đây, có rất nhiều tiểu thuyết, hí kịch đều là làm theo cùng một khuôn mẫu, đem Ngụy Vũ Đế Tào Tháo mô tả thành nhân vật phản diện, gian hùng, ngang ngược… Từ sự an bài của Sáng Thế Chủ trên phạm vi xã hội, trong lịch sử rộng lớn cho đến nội hàm thâm sâu, loạt bài viết này mong mỏi phần nào trợ giúp cho việc minh bạch lại lịch sử, tái hiện chân thực hình ảnh anh hùng thiên cổ Ngụy Vũ Đại Đế Tào Tháo.
Có một bài thơ viết về Tào Tháo như sau:
Chân nhân hạ thế chấn kiền cương
Bát loạn phản chính đại nghĩa chương
Tiên thát vũ nội quân uy thịnh
Vận trù diễn mưu binh pháp dương
Thi phú cửu thiên khai thương vũ
Đồng tước Tam Đài khải nhạc chương
Đạo giáo sơ manh xảo phù trì
Thiên cổ phong lưu thiên cơ tàng
Dịch nghĩa:
Chân nhân hạ thế chấn quyền vua. Dẹp loạn phản chính biểu chương đại nghĩa. Đại quân uy vũ chinh phục thiên hạ. Hồng dương binh pháp vận trù diễn mưu. Thi phú khai mở bầu trời cửu thiên. Đồng Tước Tam Đài* mở ra chương nhạc. Xảo hợp nâng đỡ Đạo giáo buổi ban đầu. Phong lưu thiên cổ ẩn giấu thiên cơ
(Còn nữa)
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Chử Ngọc biên dịch
Chú thích:
* Sự kiện “Đồng Tước Tam Đài”: Trong thời kỳ Tam Quốc, Tào tháo cho xây dựng Đồng Tước đài, gồm 3 đài cao mười trượng, mỗi đài cách nhau 60 bước, ở giữa có các cầu nối liền nhau. Sau khi dựng nên Đài Đồng Tước, Tào Tháo triệu tập văn võ bá quan, cử hành đại hội tỷ võ, lại lệnh cho những người con trai đăng đài làm thơ, trong đó Tào Thực đã hạ bút thành chương, viết nên tác phẩm kinh điển “Đồng Tước Đài Phú”.
** Kiến An phong cốt: Còn được gọi là Kiến An Phong lực, Hán Ngụy Phong cốt hoặc Hán Tấn Phong cốt. Đây là chỉ những tác phẩm có phong cách văn chương khẳng khái bi thương, kiên cường sáng tỏ, được gọi chung là nền văn học Kiến An.
Xem thêm: