Trong văn hóa Trung Quốc, Gia Cát Lượng rõ ràng là “hóa thân của trí tuệ”. Những sự tích về Gia Cát Lượng trong «Tam Quốc Diễn Nghĩa» đã miêu tả rất tinh tế sâu sắc về nghệ thuật dùng binh vô cùng huyền ảo và biến hoá của ông. Cả đời thận trọng suy trước tính sau, thấu tình đạt lý, rất ít khi mắc sai lầm, ấy vậy mà ông vẫn có những lần rất “liều”, đem tính mạng của mình ra đánh cược mà vẫn thắng. Dưới dây chính là 3 lần “liều” như thế của Khổng Minh.

Thuyền cỏ “mượn” Tào Tháo 10 vạn mũi tên

Năm 208, Tào Tháo điểm 83 vạn quân tiến xuống phía nam với tham vọng thống nhất Trung Quốc. Quân nước Ngụy rất hùng mạnh, tràn đầy khí thế sau những chiến thắng liên tiếp ở miền bắc, đặc biệt là sau khi tiêu diệt 70 vạn quân Viên Thiệu. Khi tiến đến bờ sông Dương Tử, quân Tào cắm trại, huênh hoang gửi lời thách đấu tới cả Giang Đông, khi ấy đang ở dưới quyền cai trị của Tôn Quyền.

Lúc này, ở bên kia sông, mặc dù Thục và Ngô là hai nước liên minh, nhưng các tướng lĩnh nước Ngô không thật sự tin tưởng Gia Cát Lượng và ghen tị với tài năng phi thường của ông. Ngay cả trong thời điểm cam go khi cả hai nước cần sự đoàn kết, thì chỉ vì sự đố kỵ, họ đã âm mưu trừ khử ông.

b
Ghen tỵ trước tài năng của Gia Cát Lượng, sợ rằng với một người xuất chúng thế này thì sau này sẽ gây hại cho mình, nên tướng lĩnh Đông Ngô bày kế hại ông. (Internet)

Họ nói rằng để đối phó với quân phương Bắc cần 10 vạn mũi tên trong vòng 10 ngày. Mặc dù đây là một nhiệm vụ dường như không thể thực hiện nổi, ông vẫn phải tìm cách làm theo yêu cầu của các tướng Đông Ngô, thậm chí còn lập quân lệnh trạng và hứa chỉ cần 3 ngày là đáp ứng đủ.

Gia Cát Lượng dành 2 ngày đầu chuẩn bị trong bí mật. Ông huy động 20 chiếc thuyền và bố trí 30 binh sĩ trên mỗi chiếc thuyền. Sau đó xếp quanh nhóm lính thật là các lính giả làm bằng rơm. Vào ngày thứ ba, ông đưa theo người bạn là Lỗ Túc và dẫn các tàu thuyền vượt sông Dương Tử. Lỗ Túc thực sự không biết Gia Cát Lượng trù tính điều gì và rất lo lắng khi thuyền tiến gần trại địch.

Sương mù dày đặc che phủ lòng sông, họ dàn thuyền trước doanh trại quân địch. Gia Cát Lượng lệnh cho lính của mình hò hét và đánh trống trận. Hoảng sợ khi nghe tiếng hò hét và bị che lấp tầm mắt vì sương mù, quân Ngụy bắn tên ồ ạt về phía tiếng động phát ra.

g
Gia Cát Lượng bình thản ngồi rót rượu cùng Lỗ Túc trong khi mưa tên đang bắn xối xả vào một bên thuyền. (Ảnh: Internet)

Gia Cát Lượng cho dàn thuyền đối diện với quân địch. Các mũi tên rơi xuống dày đặc như bão tuyết, nhưng chúng chỉ cắm vào những lính rơm trên thuyền. Khi các lính rơm ở một phía bị găm đầy mũi tên, Gia Cát Lượng cho quay thuyền ngược lại để tiếp tục nhận tên. Khi lính rơm bên này lại găm đầy tên bắn, chiếc thuyền sẽ lấy lại cân bằng.

Cuối cùng, sau khi ước lượng rằng đã lấy đủ 10 vạn mũi tên, Gia Cát Lượng ra lệnh các thuyền chở tên quay trở về. Các tướng lĩnh nước Ngô ra đón ông trong sự hổ thẹn. “Làm thế nào ngài có thể làm được như vậy?”. Họ miễn cưỡng hỏi. “Một vị tướng giỏi không chỉ biết bày binh bố trận, mà còn phải thông hiểu thiên văn, địa lý, toán quái và nguyên lý âm dương“, Gia Cát Lượng trả lời. “Ta đã nhìn thấy sương mù dày đặc từ 3 ngày trước và nghĩ ra mưu kế này”.

https://www.youtube.com/watch?v=Vjj2Xb6KG1M

Nhờ kế hoạch hoàn hảo của Gia Cát Lượng, quân đội Thục – Ngô có đầy đủ vũ khí để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Sau đó trận Xích Bích diễn ra, 10 vạn mũi tên góp phần quan trọng cho chiến thắng của đội quân phương Nam. Họ đã chặn đứng sự bành trướng của Tào Tháo và khiến Thừa tướng nhà Hán phải thua chạy dài với tàn quân ít ỏi.

Tào Tháo không ngờ mình đã bị trúng kế của Khổng Minh, vừa tức vừa sợ tài năng phi thường của ông.
Tào Tháo không ngờ mình đã bị trúng kế của Khổng Minh, vừa tức vừa sợ tài năng phi thường của ông.

Một mình sang Đông Ngô viếng Chu Du để tìm hiền tài

Sau trận Xích Bích, Chu Du đột ngột qua đời. Đông Ngô phát tang. Khổng Minh thuyết phục Lưu Bị cho ông sang viếng, một mặt để thể hiện mối bang giao giữa 2 nước, mặt khác để tìm nhân tài về. Lưu Bị nghe xong bèn cho Triệu Vân đi cùng Khổng Minh.

n
Gia Cát Lượng thuyết phục Huyền Đức cho mình sang Đông Ngô một chuyến. (Ảnh: Internet)

Sang đến Đông Ngô, lễ viếng chính thức bắt đầu ở Sài Tang. Trong khi Chúa Ngô là Tôn Quyền đang làm lễ, Khổng Minh chạy từ ngoài vào, gào khóc thảm thiết. Thấy mặt Khổng Minh, các tướng Đông Ngô ai nấy đều giận sôi người, muốn lao vào băm vằm ngay ông để báo thù cho Chu Du, người được cho là bị Khổng Minh chọc tức mà chết.

Lỗ Túc, khi đó thay Chu Du cầm quyền ở Đông Ngô quát các tướng lùi lại, rồi ra tận nơi mời Khổng Minh vào. Vừa đến trước linh cữu Chu Du, Khổng Minh đã quỳ xuống đọc bài một tế điếu đầy thảm thiết. Khổng Minh nghẹn ngào mãi, đọc xong gục mặt xuống đất khóc lóc như mưa, thảm thương vô cùng, đầu tóc rũ rượi, khiến cho các tướng đang tức giận muốn ăn tươi nuốt sống Khổng Minh cũng phải nói với nhau: “Người ta cứ nói Công Cẩn với Khổng Minh bất hòa , nhưng nay xem như vậy, thì có lẽ là thiên hạ xét sai“.

Nghệ thuật diễn xuất bậc thầy của Khổng Minh, một mình khóc như mưa trong đám tang đại tướng Đông Ngô.
Nghệ thuật diễn xuất bậc thầy của Khổng Minh, một mình khóc như mưa trong đám tang đại tướng Đông Ngô.

https://www.youtube.com/watch?v=gWMPLukjNBc

Mãn tiệc Khổng Minh xin về, tới bờ sông, chợt có người ở sau vỗ vai nói: “Ngươi chọc Công Cẩn tức mà chết, lại còn sang điếu tang, dễ khinh Ðông Ngô không có người biết hay sao?“. Khổng Minh thất kinh, nhìn lại là Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên, đạo hiệu là Phượng Sồ, bèn dắt nhau xuống thuyền trò chuyện. Sau đó Khổng Minh dặn Bàng Thống khi nào không ở với Ðông Ngô nữa hãy sang Kinh Châu cùng phò Huyền Ðức.

Vậy là kế hoạch sang Đông Ngô viếng Chu Du của Khổng Minh đã thành công mỹ mãn. Vừa giải toả “mối thù” trong lòng tướng lĩnh Đông Ngô với mình để 2 nước tiếp tục giữ mối liên minh kháng Tào. Mặt khác lại thu phục được nhân tâm của danh sĩ Đông Ngô – Phượng sồ.

v
Có được một trong hai người có thể an định được thiên hạ.

Gia Cát lượng dùng “Không thành kế” lừa Tư Mã Ý

Trong trận chiến Bắc phạt quân Ngụy, sau khi dùng nhầm Mã Tốc để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng chỉ còn có hai nghìn năm trăm quân sĩ đóng ở huyện Tây Thành. Bỗng có thám mã phi về báo: ”Tư Mã ý mang mười lăm vạn đại quân đang kéo đến Tây Thành”. Lúc ấy, không có vị đại tướng nào ở bên Gia Cát Lượng, mà chỉ có một tốp quan văn.

Nghe tin này, các quan đều tái mặt đi vô cùng lo sợ. Gia Cát Lượng bước lên mặt thành quan sát, quả nhiên xa xa bụi cuốn mịt mờ, quân ngụy đang xông tới Tây Thành. Gia Cát Lượng lập tức truyền lệnh: “Đem dấu hết cả cờ quạt đi, binh lính ai nấy đều vào giữ lấy chòi gác tuần tiễu của mình trên mặt thành, nếu có kẻ nào tự ý ra vào cổng thành hoặc nói lớn, sẽ bị giết. Mở rộng hết bốn cổng thành ra, ở mỗi cổng thành lấy hai chục người cải trang làm dân thường, quét ở đường phố. Nếu quân Nguỵ đến, không được nhốn nháo, ta khắc có mưu kế để đối phó“.

Truyền lệnh xong Gia Cát Lượng khoác đạo bào lông hạc, vấn khăn nhiễu trên đầu, dẫn hai tiểu đồng mang theo một cây đàn, đi lên mặt thành, đốt hương gẩy đàn.

Gia Cát Lượng đốt nhang định thần, ngồi gảy đàn trên thành, Tư Mã Ý trông thấy không khỏi nghi ngờ.
Gia Cát Lượng đốt nhang định thần, ngồi gảy đàn trên thành, Tư Mã Ý trông thấy không khỏi nghi ngờ.

Tư Mã Ý ra lệnh cho quân sĩ lập tức dừng lại, tự phi ngựa lên phía trước nhìn lên, quả nhiên thấy Gia Cát Lượng ở trên mặt thành vẻ mặt tươi cười ngồi tựa lan can, đốt hương gẩy đàn, bên trái có một tiểu đồng, tay bưng một thanh gươm báu, bên phải cũng có một tiểu đồng tay cầm phất trần.

Trong ngoài cổng thành chỉ có chừng hai chục người dân thường, cắm cúi quét đường cứ như thể không có ai ở bên mình. Sau khi nhìn thấy thế, Tư Mã ý nghi ngờ rằng trong thành có mai phục, vội vàng ra lệnh lui binh. Tư Mã Chiêu con trai của Tư Mã Ý thấy vậy bảo: “Có khi Gia Cát Lượng có ít quân quá, cố ý làm ra vậy ? Tại sao cha lại cho rút quân?“.

Tư Mã Ý đáp: “Gia Cát Lượng lúc bình sinh hết sức cẩn thận chưa bao giờ mạo hiểm liều lĩnh. Hôm nay hắn mở rộng cổng thành như thế nhất định là có quân mai phục bên trong. Nếu ta liều lĩnh xông vào ắt là trúng kế. Các người hiểu cái gì? Có rút nhanh đi không?“.

b
Sau khi cân nhắc được mất, Tư Mã Ý lập tức ra lệnh lui binh, và đây cũng là một trong những quyết định thông minh nhất của Ý, mà sau này chúng ta mới thấy.

Thấy quân Nguỵ đã rút đi xa, Gia Cát Lượng cười lên ha hả. Các quan liền hỏi: “Tư Mã Ý là danh tướng nước Nguỵ, nay thân chinh mang mười lăm vạn tinh binh đến đây nhìn thấy thừa tướng, lại hoang mang rút quân thế là tại làm sao ạ?“. Gia Cát Lượng nói: “Hắn đoán rằng ta xưa nay vốn cẩn thận, chưa từng bao giờ mạo hiểm, thấy chúng ta trấn tĩnh thế này, hoài nghi là có quân mai phục, cho nên đã rút đi. Ta đâu muốn mạo hiểm, chẳng qua là đến nước này, buộc phải làm thế thôi.

Mọi người đều tỏ ra kính phục: “Mưu mô của thừa tướng, quỷ thần cũng không thể đoán được. Giá như chúng tôi, ắt là bỏ thành mà chạy”. Gia Cát Lượng nói: “Chúng ta chỉ có hai nghìn năm trăm người, nếu bỏ thành mà chạy làm sao cho kịp. Tư Mã Ý nó chẳng tóm cổ ráo ư?“.

https://www.youtube.com/watch?v=9qP6_FJJseY

Lời bàn:

Thế mới thấy, trong binh pháp, ngoài việc bày mưu tính kế phải vô cùng thận trọng và chu toàn, còn phải “tuỳ cơ ứng biến” một cách đầy biến hoá trên chiến trường dựa vào tình hình thực tế. Điều đó đòi hỏi người cầm quân phải có một trí tuệ về nghệ thuật sử dụng binh pháp vô cùng điêu luyện và tinh thông mới có thể “chuyển bại thành thắng”.

Gia Cát Lượng cả đời dùng binh thận trọng, không hề sơ suất. Trên đây là một số ít lần ông thực sự mạo hiểm, thậm chí đặt tính mạng của mình ngay trước mũi giáo quân thù. Nói là mạo hiểm nhưng Gia Cát Lượng không hề liều lĩnh, hành động không suy tính. Sự liều lĩnh của ông bắt nguồn từ một trí tuệ trác việt và tài tính toán, dự liệu như thần.

Nếu Gia Cát Lượng không tính được ngày có sương mù thử hỏi làm sao ông dám mang thuyền tiến sát thủy trại quân Tào? Kiến thức thiên văn của ông phải rất giỏi thì mới nghĩ ra được mưu kế độc đáo ấy. Chính Tào Tháo sau này cũng phải khen kế “thuyền cỏ mượn tên” của ông thực sự kỳ lạ.

Lần sang Đông Ngô cũng tiềm ẩn đầy hiểm họa. Tướng sĩ Đông Ngô ai chẳng biết Chu Du chết là vì bị Gia Cát Lượng chọc tức. Thế nhưng ông vẫn điềm nhiên đến tận hang hùm miệng cọp. Thực ra ông cũng đã tính toán rất chu toàn.

Thứ nhất, người bảo vệ ông là Triệu Vân, dũng tướng có sức địch trăm người, chỉ cần nghe danh, quân Đông Ngô cũng không dám manh động. Thứ hai, người bạn thân Lỗ Túc của ông hiện đang cầm quyền ở Giang Đông. Mà Lỗ Túc lại là người ôn nhu, chân thật, lương thiện, không thể có chuyện sai người giết Gia Cát Lượng. Cuối cùng, ông thực sự có tài ứng biến, hành xử. Sang viếng Chu Du, ông đã chuẩn bị đầy đủ từ văn tế, đồ lễ cho tới tâm thế. Không rõ những lời ông nói có thực từ đáy lòng không nhưng chỉ cần nghe ông khóc Chu Du, ai mà chẳng động lòng thương xót?

Đối đầu với Tư Mã Ý ở Tây Thành thực sự là lần cân não nhất. Khổng Minh hiểu ông phải đối mặt với một kẻ mưu trí không hề thua kém mình. Ngoài ra, nếu sa vào tay Tư Mã Ý, cục diện sẽ thay đổi hoàn toàn, từ chỗ quân Thục đang chiếm thế thượng phong, tấn công nước Ngụy đến chỗ phải chịu mất người đứng đầu, hoàn toàn có thể bị diệt vong.

Nhưng Gia Cát Lượng cũng rất hiểu Tư Mã Ý. Đó là người rất đa nghi, cũng dùng binh thận trọng và suy tính kỹ càng. Gia Cát Lượng biết được Tư Mã Ý rất hiểu mình nên lập tức dùng kế “hư hư thực thực” để lừa đối thủ. “Không thành kế” trở thành điển tích nổi tiếng nhất thời Tam Quốc, là nơi thể hiện mưu lược vĩ đại của Gia Cát Lượng, cũng là thời điểm cho thấy Gia Cát Lượng đã thực sự “liều lĩnh” ra sao!

Ánh Trăng – Hữu Bằng (TH) 

Xem thêm