Câu nói này vốn xuất phát từ cuốn “Thiên Kim Yếu Phương” của Thần y Tôn Tư Mạc. Theo ông, đức hạnh tốt, mặc dù không dùng thuốc bổ, cũng có thể trường thọ; đức hạnh không tốt, ngay cả dùng tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài thọ mệnh. Tại sao lại như thế?
Tôn Tư Mạc, người Hoa Nguyên, là một danh y và đạo sỹ danh tiếng lẫy lừng.
Tôn Tư Mạc ẩn cư tại núi Chung Nam, lúc ấy thiên hạ đại hạn, tăng nhân Tây Vực tại hồ Côn Minh lập đàn cầu mưa, bởi vì tâm thuật bất chính, trong bảy ngày, mực nước ngược lại giảm đi vài thước. Bỗng nhiên có một lão nhân đến nhà Tôn Tư Mạc cầu cứu, Tôn Tư Mạc nói: Ta biết Long Cung hồ Côn Minh có ba mươi phương thuốc tiên, ngài truyền cho ta, ta đem đi cứu người; lão nhân nói tiên dược “Thượng Đế” không cho truyền tùy tiện, hôm nay bởi vì nguy cấp, ta đương nhiên truyền cho người. Một lát, lão nhân tay bưng tiên dược đưa cho Tôn Tư Mạc, nước Côn Minh Trì bỗng nhiên dâng lên. Tăng nhân Tây Vực xấu hổ oán hận mà chết.
Tôn Tư Mạc được tôn là “Dược Vương”, đây là do Đường Thái Tông ban cho. Hoàng hậu Đường Thái Tông bởi vì khó sinh mà tính mạng bị đe dọa. Tôn Tư Mạc phụng chiếu lên kinh thành trị bệnh, cuối cùng hoàng hậu sinh nở thuận lợi, Thái Tông cao hứng phi thường, ban cho Tôn Tư Mạc nhà tốt một ngôi, hoàng kim ngàn lượng, nhưng Tôn Tư Mạc cự tuyệt không nhận, chỉ thỉnh cầu hồi hương. Đường Thái Tông nói: ta phong cho ngươi là “Dược Vương”, không được từ chối.
Trọng đức hữu hiệu sánh ngang tiên đan
Câu nói trọng Đức sánh ngang tiên đan xuất phát từ “Thiên Kim Yếu Phương”, một cuốn sách của Tôn Tư Mạc, ông nói: “Bách hành chu bị, tuy tuyệt dược nhị, túc dĩ hà niên; đức hành bất túc, túng phục ngọc dịch kim đan, vị năng diên thọ” (Thiên Kim Yếu Phương), đại ý là đức hạnh tốt, mặc dù không dùng thuốc bổ, cũng có thể trường thọ; đức hạnh không tốt, ngay cả dùng tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài thọ mệnh.
Tôn Tư Mạc cảm thán thói đời xuống dốc, người người theo đuổi danh lợi, lừa gạt, lòng tham không đáy, cuối cùng phóng túng mà chết. Tôn Tư Mạc chủ trương dưỡng tính ắt phải coi nhẹ danh lợi, coi danh lợi như mây trôi, có thể được có thể mất, ông đặc biệt tôn sùng câu nói “điềm đạm hư vô” trong Hoàng Đế nội kinh. Ông nói: chỉ có tu dưỡng đạo đức, không cầu thiện báo, mà tự có phúc báo; không cầu trường thọ, mà tự kéo dài thọ mệnh, đây mới là điểm trọng yếu của dưỡng sinh.
“Nguyên Thần” là pháp bảo mạnh nhất
Tại sao trọng đức lại hữu hiệu sánh ngang tiên đan? Người bẩm sinh có “tam bảo” của sinh mệnh, đó là: Tinh Khí Thần. Ba pháp bảo này hình thành nhiều tầng bảo hộ để kháng ngoại tà, bảo dưỡng sinh mệnh. Trong đó, “Nguyên Thần” (Thần) là chủ tể chân chính của con người, có nguồn gốc bản nguyên từ thế giới của Thần (Thiên Quốc), cho nên Nguyên Thần và Thần là có cùng đặc tính, là thần thánh, thuần chân, thiện lương; hơn nữa “Nguyên Thần” có tầng thứ cao nhất, tổ thành từ những hạt nhỏ nhất, có năng lượng mạnh nhất, năng lực bảo hộ sinh mệnh cũng là lớn nhất.
Trọng Đức mới phát huy được năng lực của Nguyên Thần
Như vậy làm thế nào để phát huy năng lực của Nguyên Thần? “Nguyên Thần” mặc dù đến từ thế giới của thần, có năng lực của thần, nhưng bởi vì tính ích kỷ của con người, tư tưởng không thiện, làm nhiều điều không tốt nên năng lượng thuần chính bị hao tổn, làm trở ngại “Nguyên Thần” vốn thiện lương, khiến cho “Nguyên Thần” không thể phát huy năng lực hộ vệ sinh mệnh mạnh mẽ. Nếu như người có thể trọng đức, bỏ đi những tư tưởng không tốt, như tâm ích kỷ, tâm tật đố, tâm tranh đấu v.v. thì có thể hiện ra uy lực mạnh mẽ của Nguyên Thần; cho nên trọng đức so với ăn tiên đan còn hữu hiệu hơn.
Tu luyện càng yêu cầu trọng đức
Cảnh giới dưỡng sinh tiến thêm một bước chính là tu luyện, tu luyện càng yêu cầu trọng đức, hơn nữa tiêu chuẩn cao hơn. Tôn Tư Mạc cuối cùng tu thành chân nhân (thần tiên), sử xưng là Tôn chân nhân.
Đường Cao Tông vĩnh thuần nguyên niên (năng 682 công nguyên), Tôn Tư Mạc dậy sớm tắm rửa, chỉnh tề áo mũ, đoan chánh mà ngồi, nói với con cháu rằng: ta lên trời, ở trên thiên đình làm quan; rồi lập tức tắt thở. Nhưng khi qua đời hơn một tháng, dung mạo cũng không có thay đổi, đem thi thể để trong quan tài gỗ, thì chỉ còn lại bộ quần áo rỗng, thân thể đã tiêu mất. Đạo gia thành tiên chủ yếu có hai phương thức, một là như Hoàng Đế cưỡi rồng giữa ban ngày bay lên, hai là như Tôn Tư Mạc, gọi là “thi giải”, một loại chết giả, kỳ thực ông đã đắc đạo thành tiên.
Câu chuyện người khát khao cầu Đạo, xem nhẹ lợi ích thế tục quyết chí tu luyện… ghi chép rất nhiều trong sử sách xưa, người hiện đại không chắc hiểu hết ẩn ý phía sau. Tuy nhiên, đứng từ góc độ dưỡng sinh, nhiều nhà khoa học hiện đại đã thừa nhận trong cảnh giới tinh thần của cá nhân liên quan trực tiếp đến sức khỏe thân thể mỗi người. Tiêu cực, thù hận làm hại cơ thể. Từ bi bao dung mang lại tự tại cho cả thân và tâm, bệnh tật không còn cách nào tấn công nữa.
Đại Hải