Nhiều người Việt Nam đã thuộc nằm lòng câu nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Đây cũng chính là câu mở đầu của bộ sách giáo dục trẻ em truyền thống “Tam tự kinh”, từng được ngợi ca và sử dụng rộng rãi ở các nước Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. “Tam tự kinh” chỉ có trên 1000 chữ nhưng bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý. Sách thích hợp với trẻ nhỏ nhờ hình thức thơ 3 chữ ngắn, đơn giản, có thể hát như đồng dao nghe rất vui tai.
Tiếp theo bộ kinh điển giáo dục trẻ em “Phép tắc người con” (Đệ tử quy), Đại Kỷ Nguyên hy vọng rằng bộ sách “Tam tự kinh” này sẽ giúp các em nhỏ và mỗi người chúng ta nuôi dưỡng bản tính thiện lương, tịnh hóa tâm hồn, tìm lại và nâng cao những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thời buổi đạo đức suy thoái hôm nay.
- Trọn bộ Tam Tự Kinh (chọn lọc)
Kinh văn
Rằng xuân hạ, đến thu đông
Bốn mùa đó, chuyển không ngừng.
Rằng nam bắc, với tây đông
Bốn phương đó, ứng trung tâm.
Diễn giải
Xuân, hạ, thu, đông trong một năm gọi là bốn mùa. Bốn mùa đều có đặc sắc riêng: mùa xuân sinh sôi, mùa hạ phát triển, mùa thu thu hoạch, mùa đông cất trữ (xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng); và biến hoá không ngừng: xuân đi hạ đến, thu đi đông đến, tuần hoàn không thôi, vĩnh viễn không dừng lại.
Đông, tây, nam, bắc gọi là bốn phương, là chỉ vị trí các phương hướng. Bốn phương này đều lấy trung ương (trung tâm) làm đối ứng lẫn nhau, như thế mới định ra được các phương vị khác nhau.
Câu chuyện tham khảo: Hoàng Đế và xe chỉ nam
Trước khi kim chỉ nam (la bàn) được phát minh, để phân biệt phương hướng khi di chuyển thì con người dựa vào mặt trời và các vì sao trên trời. Người xưa khi ấy quan sát sao Bắc Đẩu vào buổi tối để xác định phương vị, ban ngày thì dùng bóng mặt trời để phân biệt phương hướng.
La bàn, thuật làm giấy, kỹ thuật in, thuốc súng là bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc cổ đại. Trong đó, phát minh ra la bàn là sớm nhất. Hơn 2000 năm về trước, con người biết dùng nam châm để chế ra “tư nam” (la bàn), dùng nó để xác định hướng bắc nam, cho nên “tư nam” có thể nói là tiền thân của kim chỉ nam. Xe chỉ nam cũng là để phân biệt phương hướng, nhưng sớm đã xuất hiện cách đây hơn 4000 năm rồi.
Khoảng hơn 4000 năm về trước, vùng lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang của Trung Quốc là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số và các bộ lạc. Hoàng Đế trong truyền thuyết là thủ lĩnh của bộ lạc nổi tiếng nhất, ông chính là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.
Khi ấy, ở phía đông có thủ lĩnh tộc Cửu Lê là Xi Vưu, không chỉ dũng mãnh dữ tợn mà trong tâm còn ôm nỗi oán hận với Hoàng Đế, không muốn phục tùng chỉ huy của Hoàng Đế. Sau này, Xi Vưu tập hợp 81 anh em của ông ta triển khai đại chiến với Hoàng Đế. Để đối phó với địch thủ ngoan cường có các chủng các dạng vũ khí bằng đồng hiện đại, Hoàng Đế trầm tư suy nghĩ đối sách, cuối cùng phát minh ra vũ khí sắc bén lợi hại để chiến đấu – cung tên. Lại vì phương bắc gió cát thổi mạnh, khi ấy thổi lên từng trận từng trận gió cát lớn, vì không muốn binh sỹ mê lạc phương hướng nên bộ hạ của Hoàng Đế đã chế tạo thành công “xe chỉ nam”.
Hai quân giao chiến tại Trác Lộc, binh sỹ Xi Vưu tuy dũng mãnh nhưng gặp phải quân đội của Hoàng Đế thì chống không nổi, lần lượt thất bại rút lui. Chiến trường khi đó tuy không thổi một trận gió cát nào nhưng lại nổi lên sương mù dày đặc, trắng xóa một phương. Người ngựa hai bên về cơ bản không phân biệt rõ đông tây nam bắc. Mà trên “xe chỉ nam” của Hoàng Đế có đặt một người làm bằng sắt, tay của người sắt chỉ mãi về hướng nam. Dựa vào “xe chỉ nam” chỉ dẫn phương hướng, quân đội của Hoàng Đế trong màn sương dày vẫn phân biệt được phương vị, nên đánh bại được Xi Vưu, đạt được thắng lợi cuối cùng. Đây chính là “trận chiến Trác Lộc”.
Câu chuyện này nói rõ việc phân biệt địa lý phương vị là rất quan trọng, không chỉ trong chiến tranh mà còn trong cuộc sống. Đi đến một nơi lạ lẫm, biết được tri thức này sẽ không lạc đường. Cho đến hôm nay, những kiến thức thông thường cơ bản này vẫn vô cùng hữu dụng. Nếu đi du lịch mà tiến nhập vào một khu rừng rậm khá nguyên thuỷ hoang sơ, biết phân biệt phương hướng có thể cứu giúp được bản thân. Giáo dục của Nho gia rất thực tế, những điều dạy cho trẻ nhỏ đều gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của chúng trong tương lai.
Xem phim hoạt hình Tam Tự Kinh – Tập 8: Hoàng Đế và chỉ nam xa
Phụ chú
Nguyên văn chữ Hán
曰春夏 曰秋冬
此四時 運不窮
曰南北 曰西東
此四方 應乎中
Âm Hán Việt
Viết xuân hạ, viết thu đông
Thử tứ thời, vận bất cùng.
Viết nam bắc, viết tây đông
Thử tứ phương, ứng hồ trung.
Pinyin Hán ngữ
Yuē chūn xià – yuē qiū dōng
Cǐ sì shí – yùn bù qióng
Yuē nán běi – yuē xī dōng
Cǐ sì fāng – yìng hū zhōng
Chú giải
(1) Viết: xưng là, gọi là.
(2) Tứ thời: bốn mùa.
(3) Vận: vận hành, vận chuyển. Chuyển động một vòng rồi quay về chỗ cũ.
(4) Cùng: cuối cùng, tận cùng, dừng lại.
(5) Tứ phương: bốn phương, bốn hướng.
(6) Ứng: đối ứng, tương ứng.
(7) Hồ: tại, ở.
(8) Trung: trung ương, ở giữa.
Đọc sách bút đàm
Ở bài 6 đã giảng đến đến việc con người đầu tiên phải biết hiếu kính cha mẹ, thương yêu anh chị em, đây là cái gốc làm người, là quan trọng nhất. Sau đó mới đến tiếp xúc, lý giải các loại sự vật mắt thấy tai nghe và học các loại tri thức. So với đạo đức làm người thì tài năng và bản lĩnh là thứ yếu. Cũng chính là nói, người xưa không phủ định việc nắm vững tri thức, thậm chí cho rằng tài đức vẹn toàn mới có thể cống hiến cho xã hội. Nhưng đạo đức làm chủ tài năng, tài được đức sử dụng. Đây cũng là nội hàm tư tưởng của “Tam tự kinh”.
Tuy nhiên, “Tam tự kinh” lại nói về tri thức (số đếm, tam tài, tam quang, bốn mùa, bốn phương) trước khi giảng về nhân nghĩa lễ trí tín ở bài sau, có phải mâu thuẫn với điều nói ở trên không? Không phải. Là vì phải nói cho trẻ nhỏ những kiến thức phổ thông cơ bản nhất như thế trước khi dạy dỗ đạo lý, chứ không phải là coi trọng tri thức hơn đạo đức.
Vậy thì có người sẽ hỏi, vì sao bài trước khi bắt đầu giảng tri thức, phải từ số đếm mà bắt đầu? Bốn mùa xuân hạ thu đông của bài này chẳng phải tiếp cận gần hơn với cuộc sống sao? Thực ra, điều thể hiện ra ở đây là vũ trụ quan về tự nhiên của Đạo gia. Là tư tưởng của Lão Tử trong “Đạo đức kinh”: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Nhận thức vạn vật trên thế giới là từ trạng thái hỗn độn mà bắt đầu, trải qua năm tháng dài lâu diễn hoá thành hai khí âm dương, từ hai khí âm dương dưới tác dụng tương hỗ mà sinh ra ba chủng vật chất, tiến tới biến thành vạn vật trong tự nhiên và trên thế giới.
Cho nên, số đếm của bài trước là “một đến mười”, cuối cùng nói đến “vạn”. Điều chỉ ra không chỉ là bản thân các số đến một vạn, mà là sự thể hiện vũ trụ quan của Đạo gia thời cổ đại. Thế giới của chúng ta là từ không đến có, từ một đến vạn, là để dạy cho trẻ em một quan niệm về vũ trụ to lớn, hiểu ra rằng con người chúng ta ở trong chỉnh thể giới tự nhiên, ở nơi sinh sống giữa trời và đất mà có vị trí của mình và liên hệ với tự nhiên, là không thể phân khai lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”.
Thực ra, học vấn của Nho giáo cổ đại là học vấn của Đạo gia tại tầng con người này, là học thuyết nhập thế. Đạo gia vốn là tu Đạo, là chỉ Đạo xuất thế, là Đạo pháp tu luyện thành Tiên. Sau đó được Khổng Tử tổng kết, trở thành học vấn lưu lại cho con người có thể lý giải và vận dụng. Nho (儒) là do chữ nhân (人) và nhu (需) tạo thành, vì có nhân nên giảng nhập thế. Cho nên Nho gia thường bị phát hiện là có những điều của Đạo gia.
Thực ra, Nho Đạo là không thể phân khai (tách ra), chúng là nhất thể. Cũng chính là nói, những điều của Nho gia thực sự không phải Khổng Tử phát minh, mà là Khổng Tử tổng kết những điều trong văn hoá thượng cổ thuộc về tầng bề mặt con người mà tạo nên. Hoàng Đế – người được coi là thuỷ tổ của dân tộc Hán – là người tu Đạo. Vua Thuấn – một trong Ngũ Đế – là tấm gương đầu tiên về hiếu đễ, cũng là người tu Đạo. Cho nên nói “hiếu đạo” cũng là từ các vị đế vương từ thời thượng cổ mà ra. “Tam tự kinh” sẽ cho trẻ nhỏ tiếp xúc, lý giải đạo lý làm người từ những vị đế vương đó lưu lại và lý niệm cơ bản về tự nhiên và vũ trụ.
Do đó, “Tam tự kinh” ngay lập tức đem tư duy con người khuếch đại lên tầm to lớn tựa như vũ trụ, đem tầm nhìn con người nâng lên vị trí rất cao. Lượng tín tức (thông tin) vô cùng lớn, mỗi một góc độ mở ra đều là học vấn rộng lớn thâm sâu khó lường, sẽ hướng đến việc khám phá tu luyện. Nhưng đây chỉ là mở mang mông muội, do đó điểm đến nơi là dừng. Sẽ rất nhanh lại từ vũ trụ về lại cuộc sống con người, thế là tiếp cận nhanh đến bài học về biến hoá khí hậu bốn mùa và vị trí địa lý.
Một năm bốn mùa, mùa xuân là mùa sinh trưởng, vạn vật sinh sôi nảy nở, thích hợp cho nhà nông cày cấy. Lỡ dịp sẽ mất đi cơ hội sinh trưởng (sinh cơ) và sức sống. Mùa hạ là mùa tăng trưởng vươn mình nhanh chóng, mùa thu thu hoạch, mùa đông không thích hợp cho hoạt động nên phải bảo dưỡng tốt. Dưỡng sinh của con người và trồng trọt của nhà nông đều thuận theo bốn mùa, nếu không, mùa vụ sinh trưởng không tốt và thân thể con người cũng sẽ nhận hao tổn. Hoạt động của con người cũng theo sát tiết tấu của tự nhiên, mà tiết tấu của tự nhiên lại phản ánh trong biến hoá của bốn mùa, không thể trái nghịch trời mà làm.
Giảng đến bốn mùa, tất nhiên bao hàm đạo lý làm việc và nghỉ ngơi trong một ngày, trong một ngày cũng có tiết tấu bốn mùa. Buổi sáng như mùa xuân, phải dậy sớm, để bản thân có sinh cơ (sức sống); khoảng buổi trưa trong ngày như mùa hạ, hoạt động thịnh vượng; lúc chiều tối giống như mùa thu, hoạt động thu lại; buổi tối như mùa đông, con người cần ngủ nghỉ, giữ tốt dưỡng tốt tinh thần và thể lực để chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Nhiều người ngày nay lại đi ngược lại quy luật tự nhiên, làm việc nghỉ ngơi không theo lịch, ăn những đồ ăn không theo mùa, dẫn đến các loại “bệnh hiện đại”. Đây đều là kết quả của việc quên đi và từ bỏ lời dạy của tổ tiên. “Tam tự kinh” không chỉ dạy người hành thiện mà còn khiến con người hiểu được rất nhiều về quan niệm dưỡng sinh truyền thống, đưa đến sự hứng thú đối với y học, nông nghiệp và thiên văn địa lý truyền thống.
Đến như việc học về vị trí địa lý cũng có ý nghĩa, quý vị xem câu chuyện phía trên thì đã rõ.
Theo Chánh Kiến
Mạn Vũ biên dịch
Video: 20 Tháng 7 – Một ngày đáng nhớ trong lịch sử nhân loại