“Trước đây tôi là một người nhút nhát, ít nói và tự ti, là một người luôn ôm trong mình nỗi khổ, một cảm giác buồn mà không thể nói ra. Tôi luôn trách móc ông Trời tại sao lại làm cho cuộc sống tôi khổ đến vậy. Nhưng tôi không ngờ rằng mọi chuyện có thể thay đổi nhờ một cuốn sách bác tôi tặng.”
– Chia sẻ của cô Nguyễn Thị Lệ Giang, 27 tuổi, giáo viên mầm non
Món quà bất ngờ
Mùa hè năm 2015, khi tôi đang ở nhà một người họ hàng để đợi nhập học vào trường Sư phạm, tôi thường thấy bác và cô tôi đọc một cuốn sách gì đó, và còn cùng nhau tập luyện. Dù rất tò mò nhưng tôi cũng chỉ im lặng quan sát. Mấy tháng sau, cô tôi đưa cuốn sách mà lúc đó tôi mới biết tên là Chuyển Pháp Luân và nói: “Cháu đọc đi, có rất nhiều điều cháu đang tìm kiếm trong cuốn sách này”.
Chị Lệ Giang và cuốn sách Chuyển Pháp Luân
Lần đầu tiên tôi được cầm sách trên tay, tôi rất vui và đọc một mạch hết bài giảng đầu tiên. Sau khi đọc hết một lượt cuốn sách, tôi đột nhiên hiểu ra rất nhiều đạo lý, ví dụ như con người vì sao sinh ra, vì sao con người có khổ nạn, thế nào là tu luyện, Phật Pháp là gì, làm thế nào để tu luyện, v.v.
Tôi đã khóc, khóc vì hạnh phúc, khóc vì bấy lâu nay tôi cứ oán trách hay trách móc cuộc đời, nhưng nay tôi đã hiểu mọi buồn vui trong cuộc sống đều không hề ngẫu nhiên, đều là duyên nợ…
“Tôi đã khóc vì đã hiểu ra mọi buồn vui trong cuộc sống đều không hề ngẫu nhiên, đều là duyên nợ
Tôi quyết định rằng mình sẽ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”. (Chuyển Pháp Luân là cuốn sách chỉ đạo môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp)
Kim chỉ nam cuộc đời
Mỗi ngày tôi cố gắng một chút để sống Chân-Thiện-Nhẫn hơn, dù không hề dễ dàng. Nhờ có kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành xử, mà trong suốt những tháng năm sinh viên, tôi đều chăm chỉ học hành, ban ngày tôi đi học, chiều tối về lại đi làm thêm. Dù là vất vả như vậy nhưng thành tích các năm học của tôi đều tốt, trong những năm học tôi luôn là lớp trưởng. Thời gian đó bố tôi rất an tâm và tự hào về tôi, mặc dù khi mới ra Hà Nội học bố tôi cũng như bao người bố khác cũng lo lắng sợ tôi bị vướng vào những tệ nạn xã hội, chơi bời…
Chị Lệ Giang: “Mỗi ngày tôi cố gắng sống Chân Thiện Nhẫn hơn dù không dễ dàng”
Một lần có người nhà bảo với bố tôi là “để tôi tu môn Pháp Luân Công là nó không học hành gì đâu, rồi tối ngày mê tín…”. Bố tôi chỉ nói lại với người đó: “Tôi không biết những người tu khác thì thế nào nhưng con nhà tôi thì tôi thấy nó ngoan hơn, học hành vẫn tốt nên tôi không cấm cản gì”.
Tôi rất hạnh phúc vì tu luyện tôi có thêm lòng tin của bố.
Gieo mầm Thiện
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn khắc sâu các nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp khi dạy trẻ, hướng các con tới sự thiện lương, khuyên bảo các con kiên nhẫn khi làm việc gì đó, thành thật với mọi người.
Từ khi đi dạy, các lớp học mà tôi nhận đều có tiếng là nghịch nhất nhì trường. Thời gian đầu tôi cũng có cảm giác bất lực, thậm chí đôi lúc cũng đã có ý định xin chuyển lớp, xin nghỉ. Nhưng nhìn lại thì tôi thấy các con đều đáng yêu, và không có học sinh nào hư cả, chỉ là cô giáo chưa có cách dạy nào phù hợp với các con.
Tôi bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, chia sẻ với từng bạn, kiên nhẫn với từng hành động của các con, tôi động viên các con, mỗi khi có một bạn nào đó thay đổi hoặc làm được một việc gì tốt tôi sẽ chia sẻ niềm vui đó của con cùng các bạn trong lớp, cùng với bố mẹ của con. Sau một thời gian, tôi nhận thấy lớp học của mình đã thay đổi, các con đã ngoan hơn, các con cũng thích đến lớp học và bố mẹ các con cũng đặt niềm tin vào tôi nhiều hơn.
Cô Giang cùng học sinh tại trường Happy Time (ngôi trường cô Giang từng dạy trước khi thành lập Trường Mầm non Nhân Lễ)
Trong công việc đồng nghiệp luôn dành cho tôi những lời khen về tâm tính và kinh nghiệm, tôi cũng chia sẻ lại với đồng nghiệp rằng vì mình là người tu luyện. Trong quá trình làm việc không phải lúc nào tôi cũng tốt, nhưng có một điểm tôi chắc chắn với bạn là những người tu luyện như tôi, sau khi gặp một việc gì đó có thể chưa làm tốt ngay lúc đó nhưng nhất định sẽ hướng nội suy nghĩ lại những điều đã làm đúng hay sai và sửa sai.
Ngôi trường Nhân Lễ
Sau khi đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tôi thấy giá trị “Chân- Thiện Nhẫn” cần được lan toả nhiều hơn đến với mọi người nhất là các em nhỏ, ngay từ khi còn bé mà được học những giá trị đó thì thật tốt biết bao. Nên tôi luôn ấp ủ mở một ngôi trường nhỏ xinh, chính mình đặt những viên gạch nền móng cho ngôi trường và gieo thêm nhiều mầm Thiện cho các em nhỏ. Sau hơn 9 tháng cố gắng chuẩn bị cùng với một số người bạn của mình, ngôi trường đầu tiên của chúng tôi cũng đã ra đời. “Chân Thành, Thiện Lương và Nhẫn Nại” – là giá trị cốt lõi của ngôi trường mà chúng tôi hướng tới.
Ước nguyện của chúng tôi là kết hợp những tinh hoa trong giáo dục và lấy nền tảng đạo đức theo văn hoá truyền thống làm chủ đạo. Chúng tôi mong muốn chung tay cùng cha mẹ ươm mầm và bồi đắp con trẻ có nền tảng nhân cách tốt, yêu thích và sáng tạo trong học tập, từ đó tự tin khai phóng tiềm năng của chính mình.
Ngôi trường có tên là Trường Mầm non Nhân Lễ với mong nguyện con người điều cần học đầu tiên là Lễ, lấy văn hoá truyền thống làm nền tảng. Nghề nuôi dạy trẻ là một nghề rất đặc biệt, mỗi lời nói, hành động, cử chỉ của giáo viên có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và sự phát triển của em bé. Mỗi em bé là một thế giới riêng, tôi luôn tôn trọng sự khác biệt của từng em, từ đó tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp và sự kết nối với từng em bé. Tôi luôn tin rằng “nếu bạn yêu ai đó bằng tình yêu, bằng lòng tôn trọng và sự chân thành, thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại được nhiều, rất nhiều”.
Bức thư các con gửi chị Lệ Giang
Pháp Luân Đại Pháp
Luân Đại Pháp là một môn khí công tu luyện Phật gia thượng thừa được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại Trường Xuân, Trung Quốc. Trong khoảng một thời gian ngắn Pháp Luân Đại Pháp đã truyền rộng khắp nước Trung Quốc, người truyền người, tâm truyền tâm bởi bộ môn dạy con người thực hành theo Chân Thiện Nhẫn, làm người tốt, sức khoẻ và tinh thần thăng hoa. Hiện nay Pháp Luân Công đã phổ biến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 100 triệu người đang theo học.
Có người hỏi tôi, tu luyện Pháp Luân Công có phải là từ bỏ gia đình và thờ cúng tổ tiên. Tôi khẳng định là không có chuyện đó. Tu luyện Pháp Luân Công vẫn có gia đình và thờ cúng tổ tiên. Tôi là một người con, người vợ vẫn luôn nỗ lực từng ngày chăm lo cho gia đình, làm tốt bổn phận của mình. Pháp Luân Đại Pháp dạy con người ta trở thành người có đạo đức, chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đề cao các giá trị truyền thống, hiếu thuận với ông bà cha mẹ, và thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Cuộc đàn áp phi nhân tính
Lần đầu tiên khi tôi nghe thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc tôi đã khóc, mặc dù lúc đó tôi chưa tu luyện. Tôi khóc và hỏi lại rằng sao thế kỷ 21 rồi vẫn có những việc tàn ác như vậy, và tại sao những thông tin khủng khiếp đó vẫn bị bưng bít như vậy. Cuộc đàn áp này đã làm rất nhiều người vô tội chịu cảnh tù đày, gia đình bị ly tán, thanh danh bị bôi nhọ, bị tàn sát thân thể.
Vào năm 2006, theo điều tra của tổ chức nhân quyền, ĐCS Trung Quốc bị phanh phui đã thông đồng với bác sĩ và quân đội để mổ cướp đi nội tạng sống của những người tu luyện Pháp Luân Công, đây là tội ác mang tính diệt chủng và khắp thế giới đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại này. Vậy mà cho đến ngày hôm nay những người chỉ vì tin theo Chân Thiện Nhẫn để làm người tốt vẫn đang bị bức hại đau lòng ở Trung Quốc. Tôi tin rằng những gì thiện lương và tốt đẹp con người sẽ tồn tại mãi, cái thiện sẽ thắng cái ác và cuộc đàn áp này sẽ kết thúc, các học viên Trung Quốc sẽ được tự do tu luyện như tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới.
Nguyễn Thị Lệ Giang
(Giáo viên trường Mầm non Nhân Lễ)
Quý vị hữu duyên muốn tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp vui lòng truy cập địa chỉ: vi.falundafa.org hoặc đăng ký tham gia lớp học trực tuyến miễn phí tại: hocphapluancong.com