Bạn đã bao giờ tự hỏi, trong hàng tỷ người trên thế giới, vì sao chỉ khi gặp gỡ người bạn đời hiện tại, mình mới kết duyên vợ chồng với họ? Phải chăng, trong sâu thẳm, duyên phận vợ chồng là đã được an bài sẵn? Dưới đây là hai câu chuyện lịch sử trả lời cho câu hỏi này!
Bị ép gả nhưng lại có cuộc sống vợ chồng viên mãn
Mọi người thường xuyên nghe được câu: “Nhân duyên ông trời đã định trước” hoặc là “Nhân duyên mà cưỡng cầu sẽ không được trọn vẹn”. Nhưng mà có một số cặp vợ chồng là do cưỡng cầu mà đến được với nhau, sau đó sống với nhau hạnh phúc. Vậy, phải giải thích sao? Phải chăng là ẩn sâu bên trong đều là có sự an bài?
Thời kỳ làm tể tướng ở Vũ Châu, Cát Húc đã từng cưỡng cầu mà có được nhân duyên. Nhưng mà người chủ đạo “cưỡng cầu” mối nhân duyên này không phải là Cát Húc mà là cha của ông là Cát Mậu. Cô gái mà vốn được gả cho Cát Húc đã thay đổi. Vì cô gái không tình nguyện nên em gái của cô đã ra mặt thay thế. Mối nhân duyên giữa Cát Húc và vợ ông ban đầu tuy có chỗ thiếu sót như vậy nhưng cuối cùng lại là một cuộc hôn nhân viên mãn.
Câu chuyện cụ thể như sau:
Vào triều đại nhà Đường, có một ông lão tên là Cát Mậu người Ký Châu muốn con trai là Cát Húc cưới được con gái Thôi Kính ở huyện Nam Cung làm vợ. Nhưng Thôi Kính không đồng ý.
Cát Mậu cậy thế, dựa vào sai sót của nhà họ Thôi mà ép Thôi Kính phải đồng ý việc hôn sự này. Vì quá sợ hãi, cuối cùng Thôi Kính đành phải đồng ý.
Cát Mậu thuận theo ý gia đình họ Thôi, mang sính lễ và xe hoa đến trước cửa nhà họ. Vợ của Thôi Kính là Trịnh Thị không biết rõ sự tình ngay từ đầu nên khi biết chuyện đã ôm con gái gào khóc. Bà nói: “Dòng dõi gia đình nhà chúng ta thấp kém, cũng chưa từng có con rể họ Cát…”
Người con gái lớn của Thôi Kính nghe mẹ khóc như vậy, vẫn kiên trì nằm trên giường mà không chịu đứng dậy.
Người con gái út thấy vậy liền nói với mẹ: “Cha mẹ hôm nay có nguy nan, con cái cần phải xả thân giải nguy, cho dù có phải làm nô tì cũng không thể chối từ. Gia đình chúng là cũng là danh môn vọng tộc, có gì đáng phải xấu hổ đâu? Nếu như chị ấy không đồng ý, con xin tự nguyện thay thế.” Cô con gái út vừa nói xong liền bước lên kiệu hoa và rời đi về nhà họ Cát.
Cát Húc sau đó được lên chức bình chương sự (tể tướng), người vợ hiền của ông thông minh, hiểu biết lễ tiết. Mỗi khi nhắc đến vợ chồng họ, mọi người đều hết lời khen ngợi.
Mẹ Khổng Tử tình nguyện lấy chồng già
Khổng Tử ra đời khi cha của ông là Thúc Lương Ngột đã ở độ tuổi rất cao hơn nữa còn đang vô cùng khao khát có được một cậu con trai. Nhưng, mẹ ông là Nhan Chinh Tại lúc ấy tuổi còn chưa đầy 20 mà cha ông, tuổi đã ngoài 60. Đây là một cặp vợ chồng có tuổi tác chênh lệch quá lớn so với đương thời lúc bấy giờ.
Theo “Khổng Tử gia ngữ” ghi lại có thể biết, Thúc Lương Ngột cùng với vợ cả của ông đã có 9 người con gái. Sau đó ông lấy người vợ thứ hai và có thêm một người con trai tên là Mạnh Bì. Thúc Lương Ngột mong mỏi nhiều năm cuối cùng đã có con trai nhưng Mạnh Bì lại bị tàn tật nên ông cảm thấy trong lòng vẫn không được mãn nguyện.
Sau này, Thúc Lương Ngột lại đến gia đình họ Nhan cầu hôn. Gia đình họ Nhan có 3 cô con gái, Nhan Chinh Tại là con gái út.
Người cha của 3 cô con gái này hỏi các con: “Thúc Lương Ngột mặc dù ông cha cũng chỉ là bậc sĩ mà thôi, nhưng lại là con cháu của Thánh Vương. Thúc Lương Ngột chiều cao 10 xích, sức lực vượt trội. Cha rất mong muốn có quan hệ thông gia với Thúc Lương Ngột nhưng ông ta tuổi đã cao, tính tình lại nghiêm khắc. Trong 3 người các con ai có thể ưng ý làm vợ ông ta?”
Hai người con gái đầu im lặng không trả lời, Nhan Chinh Tại bước lên trước và nói: “Phận làm con, cha đặt đâu con ngồi đó, sao cha lại hỏi chúng con?”
Người cha nói: “Vậy là con bằng lòng?”
Nhan Chinh Tại nhẹ nhàng gật đầu đồng ý. Thế là Nhan Chinh Tại được gả làm vợ Thúc Lương Ngột.
Bởi vì Thúc Lương Ngột lúc ấy tuổi đã cao, Nhan Chinh Tại e rằng sẽ khó mà lập tức có con ngay được nên đã lén đến núi Ni Khâu cầu nguyện có thể thuận lợi sinh con. Sau đó, Nhan Chinh Tại đã sinh hạ được người con trai, đó chính là Khổng Tử.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: