Chân dung Vua Louis XIV của Pháp (1638-1715). (Ảnh: Public Domain/United States public domain tag)

Vua Louis XIV, người yêu thích văn học và nghệ thuật, tự xưng là Apollo, vị Thần Ánh sáng-Nghệ thuật, đóng vai trò là người lãnh đạo, bảo vệ nghệ thuật. Ông tin rằng sự vĩ đại của đất nước cũng có thể được đo lường bằng những thành tựu nghệ thuật, đại diện cho vinh quang và phẩm giá của đất nước.

600 năm trước, văn hóa Phục Hưng từ phát triển đỉnh cao rồi dần dần lụi tàn do chiến loạn kéo dài liên miên. Cho đến tận thế kỷ 17, văn minh châu Âu lại một lần nữa xuất hiện trở lại. Vua Louis XIV, mệnh danh là “Vua Mặt Trời” đã một lần nữa đưa văn hóa và nghệ thuật Pháp đạt đến tột đỉnh, từ đó hồi sinh lại nền văn minh châu Âu.

Vua Louis XIV, năm 1661. (Ảnh: Public Domain)

Lập Học viện múa Hoàng gia, truyền bá văn hóa lễ nghi

Năm 1661, vua Louis XIV khi đó mới 23 tuổi, đã thành lập ngôi trường đầu tiên trên thế giới đào tạo múa ba lê ở Paris, nhằm biểu diễn trong các buổi lễ. Ông mời rất nhiều các nghệ sỹ hàng đầu như Jean-Baptiste Lully, Jean-Baptiste Moliere v.v. đến đặc biệt phụ trách sáng tác âm nhạc và biểu diễn cho múa ba lê.

Giai đoạn này, các vở biểu diễn ba lê được sáng tác dành cho các vũ công nam, để thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp uyển chuyển của cơ thể con người. Bấy giờ, trong múa ba lê đã thiết kế ra 5 thế chân và 12 thế tay cơ bản cùng với một số bước nhảy và được đặt tên bằng tiếng Pháp.

Sau thế kỷ 17, nghệ thuật biểu diễn đã có những ảnh hưởng chưa từng có trong lịch sử. Các lễ nghi trong cung đình của vua Louis XIV ngày càng trở nên ưu nhã, và được rất nhiều vương thất các nước khác ở châu Âu xem trọng và học theo. Các bậc thầy ba lê truyền lại không chỉ là các điệu múa, kỹ xảo, mà đó còn là các lễ nghi, giao tiếp xã hội cùng với các quy tắc chuẩn mực, các nghệ sỹ đã đang dùng chính văn minh nghệ thuật khai sáng cả châu Âu.

Một bức tranh vẽ về nghệ thuật múa ba lê của hoạ sỹ Edgar Degas, 1872. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Vua Louis XIV đã dùng chính nghệ thuật múa thiết lập ra tiêu chuẩn các lễ nghi xã hội, đem Pháp trở thành trung tâm của nền văn minh nghệ thuật lúc bấy giờ ở châu Âu, có sức ảnh hưởng đến mọi hành vi xã hội của châu Âu trong gần 200 năm tiếp theo.<.

Thời bấy giờ, những đứa trẻ khoảng 10 tuổi sẽ bắt đầu được nhận huấn luyện từ hành vi đến cử chỉ. Pierre Rameau, một bậc thầy vũ đạo thời kỳ này đã nói : “Phương pháp tốt nhất để dạy lũ trẻ chính là thông qua âm nhạc và vũ đạo”. Từ xa xưa, nghệ thuật múa đã được coi là phương pháp lý tưởng nuôi dưỡng tâm hồn con người, trí tuệ, sự tĩnh lặng, tấm lòng rộng rãi quảng đại, lý tưởng, sự vui thú và nhiệt tình. Giới quý tộc và các nhân sỹ nước Pháp luôn cố gắng tự mình hoàn thiện bản thân, họ lấy các câu chuyện dân gian về các vị thần Hy Lạp rồi học tập theo.

Biểu diễn ba lê cũng bao hàm các quy phạm giáo dưỡng

Các nghi thức ở nước Pháp lúc bấy giờ do các bậc thầy khiêu vũ truyền dạy là những lý tưởng, hy vọng đơn giản. Trên thực tế, một người chân chính “có giáo dưỡng” là một người dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải luôn giữ được sự bình tĩnh cùng sự ung dung tự tại. Cái khái niệm cơ bản này cũng chính là lý niệm cơ bản nhất trong múa ba lê.

Dù ở trong bất kỳ tình huống nào, các quý bà và các quý ông đều luôn phải chỉn chu từng tư thế, hành vi cử chỉ của mình. Pierre Rameau cũng từng nói: “Thông qua tư thế, dáng vẻ của một cô gái sẽ có thể đánh giá được sự thanh lịch, ưu nhã. Giả dụ như, nếu một người luôn lưng ngay cổ thẳng, không chút làm bộ cũng không có những hành vi thô lỗ, cục cằn thì sẽ tán dương đó là một người có tu dưỡng”.

Một tư thế ba lê cổ điển. (Ảnh: Public Domain)

Trong tình huống có quý ông ở bên cạnh, các nữ sỹ có thể đứng theo tư thế thứ ba trong múa ba lê: Đứng thẳng, hai gót chân chạm nhau, mũi chân hướng ra ngoài. Giữ chân thật thẳng, vươn mũi chân phải ra phía trước. Hai tay có thể để thành một vòng tròn hờ trước ngực. Đó là tư thế vừa thể hiện sự thanh lịch, vừa thể thái độ lịch sự với người đối diện.

Ở phương Đông, Trung Hoa được mệnh danh là đất nước của lễ nghi, nếu là ngang hàng thứ bậc quan chức hoặc là người cùng vai lứa sẽ có lễ nghi cơ bản, hai tay chắp lễ. Còn giữa cấp bậc trên dưới thì quan viên cấp thấp hơn sẽ có khấu đầu.

Nước Pháp dưới thời vua Louis XIV, trong cùng đình và trong giới quý tộc, lễ nghi khấu đầu được được áp dụng rất rộng rãi. Theo ông Rameau, đây là biểu hiện của sự giáo dưỡng và sự tôn trọng dành cho người đối diện. Khi đến nhà người khác, sẽ khom gối thăm hỏi sức khỏe gia chủ; khi chuẩn bị rời đi sẽ gửi một món lễ vật đơn giản. Động tác khom gối đơn giản nhưng qua đó cũng khiến người khác đánh giá được được gia đình, môi trường hoàn cảnh sinh sống.

Những buổi dạ hội rèn luyện tinh thần và nâng cao thể chất

Dưới thời vua Louis XIV, hàng tuần, cung đình đều tổ chức các buổi dạ hội, cho dù là vào thời buổi chiến tranh, số tiền này sẽ được lấy trích từ trong quốc khố. Rất nhiều buổi vũ hội thể hiện sự trang nghiêm và khả năng của Hoàng thất nước Pháp.

Tranh vẽ một buổi dạ hội được tổ chức tại cung điện Verseille. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Năm 1708, theo ghi chép, trong 6 tuần đã tổ chức 10 buổi dạ vũ. Do vậy, nó yêu cầu những người tham dự không chỉ phải giữ vững phong độ cùng thái độ ưu nhã mà còn có tài hoa. Bởi hàng năm, những người tham dự phải tự mình chuẩn bị ra 12 điệu nhảy khác nhau, không được trùng lặp, mỗi điệu nhảy khoảng 2-3 phút, yêu cầu này đề ra một vấn đề, chính là thể năng và tinh thần cũng phải đáp ứng được. Vì thế dưới thời vua Louis XIV, không phải là những bậc thầy vũ đạo cũng có thể thể hiện được những bước nhảy có trình độ rất cao, phức tạp.

Sức mạnh kỳ diệu của văn hóa nghệ thuật

Thời vua Louis XIV trị vì, múa ba lê đã đạt đến một trình độ phức tạp, cao cấp, thậm chí còn có thể coi đây là kỹ thuật nhảy điêu luyện nhất đối với những người không chuyên. Múa ba lê đã trở thành một nhu cầu trọng yếu cuộc sống văn minh và trở thành biểu tượng của thời đại đó.

Tranh vẽ Vua Louis XIV trong trang phục của Thần Apollo. (Public Domain)

Vua Louis XIV lên ngôi khi mới 5 tuổi. Dưới sự ủng hộ, khích lệ của Hồng y Mazarin, ông đã tham gia vào các vở ba lê do các nhà quý tộc biểu diễn trong cung đình, và chỉ ngừng khi đến tuổi trung niên. Ông gắn liền với hình ảnh của “Apollo”, một vị thần Hy Lạp, mà ông biểu diễn chính, từ đó ông cũng được gọi với cái tên “Sun King” – Vua Mặt Trời. Hào quang của Thần Mặt Trời bao quanh Louis XIV và các vị vua Pháp.

Theo ghi chép lại, vua Louis XIV đã cho phép dân chúng cũng có thể theo học múa, học theo phong cách vũ đạo cũng như các lễ nghi của giới quý tộc.

Biểu diễn ba lê có thể rèn luyện con người cách tự kiềm chế bản thân. Trong các cuộc thi múa mặt đối mặt rất khốc liệt và căng thẳng, yêu cầu các biểu cảm trên khuôn mặt của người nghệ sỹ phải luôn giữ được sự khiêm tốn và điềm tĩnh. Ngoài ra, tất cả các chi tiết trong một tiết mục múa, từ trang phục, vũ đạo, biểu cảm của diễn viên cũng sẽ mang lại cho khán giả một niềm hứng khởi vô cùng lớn.

Chính nhờ những những lễ nghi văn hóa, những điệu múa ưu mỹ, cao cấp mà nước Pháp lại một lần nữa chiếm được tín nhiệm của người dân, cũng như sự tôn sùng của các nước châu Âu khác. Điều này đã biến Pháp trở thành trung tâm văn hoá của châu Âu và thống trị nền nghệ thuật của nền văn minh châu Âu trong suốt gần hai thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đem đến cho nền kinh tế Pháp nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Mở ra kỷ nguyên âm nhạc thời kỳ Baroque

Bởi vì nhà vua quá yêu thích múa ba lê, nên các nhà soạn nhạc của triều đình Pháp phải luôn cố gắng sáng tác ra những bài ca phù hợp để múa. Năm 1672, Louis XIV thành lập Nhạc viện. Các bài nhạc múa của Louis XIV được sáng tác bởi các nhà soạn nhạc nổi tiếng bậc nhất, như nhạc sĩ Anh Henry Purcell và nhà soạn nhạc vĩ đại Johann Sebastian Bach, từ đó mở ra kỷ nguyên của âm nhạc Baroque.

Michel de la Barre (bên phải, tay cầm sáo), nhà soạn nhạc Pháp nổi tiếng. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Ngoài đó ra, còn có rất nhiều các thể loại nhạc khác nữa, như nhạc hội, hý kịch biểu diễn sân khấu, trong các nghi thức tôn giáo v.v. Thậm chí ngay cả khi vua Louis XIV đi tuần bên ngoài, để mua vui cho nhà vua, quần thần còn tạo ra rất nhiều các hoạt động như chèo thuyền, đua ngựa, du vườn v.v. mỗi hoạt động lại có một bản nhạc khác nhau. Số lượng các nhà soạn nhạc, nghệ sỹ v.v. thuộc riêng về Louis XIV đã lên 150-200 người. Họ biểu diễn trong các ban nhạc quân đội, các nhóm hợp xướng trong nhà thờ, dàn nhạc thính phòng v.v.

Đặt ra cơ sở cho tương lai: Bảo tàng Louvre

Không chỉ quan tâm đến vũ đạo và âm nhạc, Louis XIV có thể nói là nhà bảo trợ nghệ thuật rất rộng, hào phóng, người đời sau đánh giá là hiếm có trong lịch sử. Ông mời nhiều nhà nghệ thuật gia nổi tiếng đến làm việc và định cư tại Paris, đưa ra rất nhiều các điều kiện hấp dẫn để họ có thể an tâm lao động sáng tác.

Năm 1663, vua Louis XIV thành lập Học viện Hội họa và Điêu khắc (Academie de Peinture et de Sculpture), các vương tôn quý tộc trên khắp đất nước cũng học theo vua; thành lập các trường học, đào tạo, khuyến khích các nghệ thuật gia sáng tác, khiến cho nước Pháp lúc bấy giờ trở thành trung tâm của phát triển nghệ thuật, cũng truyền lại cho người dân Pháp sau này trách nhiệm ý thức bảo hộ nền nghệ thuật truyền thống.

Hội trường gương (1678-1684), dài 73m, với 17 vòm gương khổng lồ, mỗi vòm được ghép từ 21 tấm gương. (Ảnh: Wikipedia Commons)

Không chỉ xây dựng các trường nghệ thuật để đào tạo tài năng, Louis XIV còn muốn khẳng định sự vượt trội của Pháp trong lĩnh vực công nghiệp xa xỉ và nghệ thuật. Ông đã mua gần 1800 bức tranh, phần lớn dùng để trang trí cung điện Versailles. Hoàng gia Pháp từ thời vua François I (1494 – 1547) đã bắt đầu có sở thích thu lưu các tác phẩm nghệ thuật về để bảo tồn.

Năm 1699, vua Louis XIV mở một buổi triển lãm ở phòng Grand Gallery dành cho người dân. Đây cũng đặt ra cơ sở cho tương lai của bảo tàng Louvre sau này.

Tài trợ cho sự phát triển mạnh mẽ, hưng thịnh của khoa học và văn học Pháp

Dưới thời trị vì của vua Louis XIV, văn học và khoa học có những bước phát triển vượt trội. Ông thành lập các Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Viện Hàn lâm Pháp cùng với Nhà hát Hoàng gia, và đã chiêu mộ được rất nhiều các học giả kiệt xuất, ví dụ như Pierre Corneille (1606 – 1684) – nhà viết kịch, nhà thơ lớn của Pháp; Jean Racine (1639-1699) – nhà viết kịch sân khấu nổi tiếng; René Descartes (1596–1650) – nhà khoa học, nhà toán học v.v.

Việc thành lập Viện Hàn lâm Pháp đã góp phần phát triển ngôn ngữ Pháp, từ ngữ pháp, kết cấu ngôn ngữ cho đến văn phạm cũng từng bước được định hình rõ ràng, trở thành một trong những ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ và lãng mạn nhất thế giới.

Nước Pháp lúc bấy giờ có thể được coi là đế quốc mạnh nhất châu Âu cả về kinh tế lẫn văn hóa, khiến cho tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chung của giới thượng lưu châu Âu, giống như tiếng Anh ngày nay. Thậm chí cho đến tận thế kỷ 18, giới quý tộc ở Nga còn sử dụng tiếng Pháp nhiều hơn là tiếng Nga.

Chân dung vua Louis XIV, năm 1667, trong vai trò của một nhà Bảo trợ nghệ thuật. (Ảnh: Public Domain)

Đưa văn hóa, nghệ thuật châu Âu phát triển thành xu hướng

Vua Louis XIV muốn xây dựng Paris thành thành Rome thứ hai, để đạt được mục tiêu này, ông đã thực hiện một kế hoạch để xây dựng lại Paris.

Cung điện Louvre được phá đi xây lại, bức tường thành cũ đã bị phá đi. Các công trình công cộng như nhà thờ, cầu, công viên v.v. xuất hiện khắp mọi nơi toàn thành phố. Ông xây dựng rất nhiều các công trình hùng vĩ, các quảng trường để tô điểm cho thành phố.

Về cơ sở hạ tầng, các con đường ở Paris được mở rộng, trồng cây ven đường và lắp đặt đèn đường, hệ thống cấp nước được hiện đại hóa, kênh đào được mở và hệ thống cống rãnh được kết nối, các bệnh viện được thiết lập để cung cấp điều trị miễn phí cho những người bị thương trong chiến tranh.

Dưới thời Louis XIV, Paris đã phát triển nhanh chóng và có dân số hơn 700.000 người. Dưới sự hỗ trợ của vua Louis XIV cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, một phần năm các nhân tài kiệt xuất khắp châu Âu đều tập trung tại Paris. Paris đã trở thành một hình mẫu để học tập cho các thành phố trên khắp châu Âu.

Theo Epochtimes.com

Biên dịch:
Trần Tình

Ảnh bìa:
Public Domain/DKN minh hoạ

Thiết kế:
Tự Minh

Biên dịch: Trần Tình
Ảnh bìa: Public Domain/DKN minh hoạ