Theo học thuyết tiến hóa, Lịch sử nhân loại chỉ gói gọn trong khoảng 1 vạn năm trở lại, trước đó con người còn rất sơ khai, tiến hóa từ khỉ, tri thức vô cùng hạn hẹp. Vậy mà giới khảo cổ đã khai quật được rất nhiều nền văn minh mấy triệu năm về trước rất tân tiến và huy hoàng. Phải chăng, lịch sử loài người cần viết lại?
Bộ sưu tập các tảng đá chạm khắc Ica ở Peru cho thấy người cổ đại từng sống chung với khủng long, biết dùng kính viễn vọng để quan sát các vì sao và tiến hành phẫu thuật với dụng cụ khá tương đồng với của con người hiện đại.
Các khối đá Ica là một bộ sưu tập khổng lồ hơn 15.000 tảng đá chạm khắc miêu tả một cách chi tiết và rõ ràng những con khủng long, ca phẫu thuật phức tạp, và các loại hình công nghệ tiên tiến như kính viễn vọng. Bộ sưu tập thuộc quyền sở hữu của tiến sĩ Javier Cabrera Darquea, người thu thập và nghiên cứu những hòn đá loại này trong nhiều thập kỷ từ nhiều nguồn khác nhau, kể từ khi ông nhận được món quà sinh nhật là một hòn đá nhỏ chạm khắc hình một loại cá tuyệt chủng vào năm 1966.
Bộ sưu tập các tảng đá chạm khắc Ica của TS Cabrera.
Các hòn đá này có kích thước đa dạng, nhỏ thì ngang đá cuội, lớn thì ngang bằng các tảng đá lớn. Chúng được cấu thành từ loại đá anđesit xám. Đây là một loại đá cứng khó chạm khắc, nhưng các biểu tượng này được chạm khắc thông qua một lớp phủ oxy hóa. Các hình ảnh chạm khắc trên bề mặt có sự đa dạng rất cao. Chúng có phong cách thuộc về các nền văn hóa thời tiền Cô-lôm-bô, nói cách khác là văn hóa bản địa Châu Mỹ trước khi bị người Châu Âu xâm lược, như Paracas, Nazca, Tiwanaku hay Inca.
Các hình chạm khắc đa dạng về chủ đề và đối tượng, từ những bức hình miêu tả hoa cỏ, cá hay động vật sống đơn giản cho đến những bức họa không tưởng gây tranh cãi như khủng long hay các loài động vật trong truyền thuyết. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét chúng dưới đây.
1. Tảng đá Ica miêu tả cảnh con người sống cùng thời với khủng long?
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, khủng long đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm về trước. Do đó con người chưa từng được tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này, mà chỉ có thể dựa vào những gì còn sót lại như hóa thạch để tái dựng hình ảnh nguyên gốc của chúng. Tuy nhiên, nhiều tảng đá Ica lại miêu tả các loài khủng long khác nhau, thậm chí miêu tả con người và khủng long trong cùng một khung cảnh, làm dấy lên nghi vấn phải chăng con người từng chung sống với khủng long trong quá khứ, một giả thuyết có thể làm lung lay học thuyết Darwin, một lý thuyết vẫn thường được dùng để giải thích lịch sử nhân loại.
Các hình chạm khắc miêu tả khủng long:
Các loài khủng long khác nhau.
Các loài khủng long khác nhau.
Hình vẽ miêu tả một con khủng long đang ăn thịt một người.
Hình vẽ miêu tả cảnh săn khủng long.
Hình vẽ miêu tả cảnh săn khủng long.
Hình vẽ miêu tả cảnh một người cưỡi khủng long.
Thực ra các tảng đá Ica chỉ là một trong số rất nhiều các bằng chứng gián tiếp cho thấy khủng long từng sống chung với con người thời cổ đại. Các bằng chứng này phân bổ trên khắp thế giới, từ Châu Mỹ đến Châu Âu (Anh, Tây Ban Nha) cho đến Châu Á (Trung Quốc),…, bên cạnh nhiều bằng chứng trực tiếp khác (ví như máu và DNA trong hàng nghìn mẫu xương khủng long không hóa thạch).
Xem thêm:
2. Nhiều tảng đá Ica cho thấy người cổ đại biết phẫu thuật?
Ngành phẫu thuật hiện đại ra đời vào thế kỷ 18. Vậy mà trên nhiều tảng đá Ica, chúng ta có thể bắt gặp các cảnh tượng phẫu thuật hiện đại, với các dụng cụ tương đương (như ống bơm truyền dịch – một phát minh mới ra đời vào thế kỷ 17).
Hòn đá Ica miêu tả ca phẫu thuật với ống bơm truyền dịch.
Cận cảnh cơ quan nội tạng bệnh nhân.
Cận cảnh ống bơm gắn kim tiêm truyền dịch.
Một ca phẫu thuật khác.
Cận cảnh các dụng cụ phẫu thuật.
Cận cảnh bơm truyền dịch.
Cận cảnh gương mặt bệnh nhân. Bệnh nhân dường như được gắn ống trợ thở.
Không chỉ vậy, các tảng đá Ica còn cho thấy người cổ đại biết tiến hành phẫu thuật với nhiều cơ quan nội tạng khác nhau.
a) Phẫu thuật não
Phẫu thuật cắt mở hộp sọ
b) Phẫu thuật tim
Cận cảnh quả tim.
Cận cảnh quả tim và vết cắt.
c) Phẫu thuật mổ đẻ
Cận cảnh đứa trẻ trong bụng mẹ.
Đứa trẻ được đưa ra khỏi bụng mẹ.
Tất cả những bằng chứng trên làm dấy lên một câu hỏi lớn:
“Phẫu thuật có phải là phát minh độc quyền của con người hiện đại, hay chúng ta chỉ vô tình hay hữu ý, nối gót cổ nhân để tìm lại những phát minh đã từng hiện hữu trong quá khứ nhưng vì lý do nào đó lại bị thất lạc trong dòng chảy lịch sử?”
- Kỹ thuật cổ đại tiên tiến: Phẫu thuật não từ 2.500 năm trước
- Sửa mũi, trồng răng, khoan sọ: Công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thời cổ đại
3. Nhiều tảng đá Ica cho thấy người cổ đại sở hữu kính thiên văn?
Galileo Galilei thường được coi là cha đẻ của ngành thiên văn quan sát hiện đại, với việc phát minh ra kính viễn vọng (hay kính thiên văn) vào năm 1609. Tuy nhiên, trên một tảng đá Ica có chạm khắc ba hình người đội mũ, đi giày, trong tay cầm một thứ trông rất giống kính viễn vọng hiện đại. Và họ đang quan sát các chòm sao trên bầu trời.
Hòn đá Ica được nói tới, khắc họa những hình người đang dùng kính viễn vọng quan sát bầu trời. Trong hình là mặt trước tảng đá với 2 hình người.
Mặt sau tảng đá chạm khắc hình người còn lại.
Hình người đang cầm kính viễn vọng quan sát thiên thể. Ngay phía trên người này có một vật thể dài có đuôi đang vọt qua, có thể là một tiểu hành tinh, ngôi sao chổi hay thiên thạch, và trên mặt đỉnh khối đá là hình chạm khắc các chòm sao.
Đây rất có thể là các hình vẽ biểu thị cho cảnh tượng quan sát được trên bầu trời, hay nói đúng hơn là trong vũ trụ, thông qua một vật thể rất giống kính viễn vọng được những người “đội mũ, đi giày” cầm trên tay.
Cận cảnh một hình người đội mũ, đi giày đang dùng kính viễn vọng quan sát thiên thể. (Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)
Nhưng đây không phải là tảng đá duy nhất chạm khắc các hình người đang sử dụng kính viễn vọng quan sát các chòm sao.
Một “nhà thiên văn học cổ đại” trên một hòn đá Ica khác có kích thước ngang viên đá cuội.
Phải chăng kính viễn vọng, một sản phẩm mới được phát minh hơn 3 thế kỷ bởi Galileo, đã từng xuất hiện trong lịch sử cổ đại? Nếu đúng là vậy, nó hẳn có thể giải thích tại sao người cổ đại (ví như người Babylon và người Maya) lại có vốn kiến thức thiên văn uyên bác và thâm sâu đến thế.
4. Niên đại đáng kinh ngạc của bảo tàng đá Ica
Điểm mấu chốt làm nên tính phi thường của bộ sưu tập đá Ica là niên đại rất xa xưa của chúng: từ cách đây hàng chục triệu năm.
Bằng cách nào chúng ta biết được điều đó?
Bộ sưu tập đá Ica được thu thập từ nhiều nguồn trong nhiều thập kỷ. Chúng được tìm thấy trong các ngôi mộ, hoặc ven bờ sông khi nước rút, … rồi sang tay qua nhiều người trước khi chính thức gia nhập thư viện đá Ica của TS Cabrera. Chính vì vậy, không thể dựa vào niên đại của nơi tìm thấy chúng để ước tính tuổi thọ của những hòn đá này.
Trong giới khảo cổ, một phương pháp định tuổi phổ biến nhất là dùng đồng vị Cacbon C-14, tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với các loài động thực vật, bởi chúng chứa vật chất hữu cơ, một thứ không có trong thành phần cấu tạo của đá.
Một phương pháp khác khả thi hơn, là dựa trên các hình chạm khắc trên bề mặt khối đá, để ước tính niên đại tương đối của chúng. Lấy ví dụ, người ta đã tìm thấy hóa thạch của một số loài động vật tuyệt chủng được khắc họa trên mặt đá. Đối với hóa thạch, có thể áp dụng phương pháp C-14 nói trên. Dựa vào hóa thạch của những loài này, người ta có thể tái dựng hình ảnh của chúng, và dựa trên sự tương đồng về hình dáng giữa hình ảnh tái dựng và hình chạm khắc trên mặt đá, chúng ta có thể biết được những người thợ khắc đá đang muốn phác họa loài động vật nào, từ đó biết được họ sống vào niên đại vào khoảng bao nhiêu lâu trong lịch sử.
Một số hòn đá Ica chạm khắc các loài động vật tuyệt chủng:
Ngựa năm móng, tuyệt chủng cách đây 40 triệu năm.
Hình minh họa loài ngựa năm móng.
Lạc đà không bướu với 5 ngón, tuyệt chủng 40 cách đây triệu năm.
Alticamellus, một loài động vật với phần đầu cổ giống hươu cao cổ, phần thân giống lạc đà, tuyệt chủng 13 triệu năm trước.
Mô phỏng loài Alticamellus.
Megaceros, một loài hươu khổng lồ, tuyệt chủng 1 triệu năm trước.
Minh họa loài hươu khổng lồ Megaceros.
Loài voi nguyên thủy, tuyệt chủng 1 triệu năm trước.
Minh họa loài voi nguyên thủy.
Tất cả những bức hình chạm khắc các loài động vật tuyệt chủng nhiều triệu năm này nói lên điều gì?
Nó cho thấy những hòn đá này có niên đại nhiều triệu năm tuổi, và rằng con người đã xuất hiện trên Trái Đất từ thời đó, cùng thời với những loài động vật này.
Họ đủ thông minh để quan sát và ghi khắc thế giới xung quanh một cách sinh động, phát minh ra kính viễn vọng và phương pháp phẫu thuật hiện đại, chứ không phải là những con khỉ theo học thuyết Darwin.
Vậy là, liên tục có những khám phá mới về điều kỳ diệu tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không tin. Dành một chút suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
Quý Khải
Xem thêm: