Nhân loại, trong nền văn minh lần này, đã không ngừng thám khám những bí mật ngoài không gian, sinh mệnh ngoài hành tinh và văn hóa của họ. Kể từ thế kỷ trước, việc khám phá không gian vũ trụ của nhân loại đã có những bước đột phá rất lớn trên bình diện vật chất, nhưng nền tảng của khoa học thực chứng phương Tây bị cục hạn ở chỗ “Thấy mới tin”.
Vì vậy, chúng ta hãy trước hết nói về cặp mắt của chúng ta. Rất nhiều người bị giam cầm bởi tư duy của khoa học thực chứng hiện đại, họ tin rằng chỉ những gì mắt người có thể nhìn thấy thì mới công nhận sự vật đó thực sự tồn tại, mọi thứ mà mắt không nhìn thấy thì nhất loại được coi như không tồn tại. Kỳ thực, nhận thức này tồn tại một sai lầm lớn, bởi vì những thứ mà mắt người có thể nhìn thấy là quá hữu hạn.
Các phổ tần số điện từ được liệt kê theo tần số từ thấp đến cao như sóng vô tuyến, vi sóng, tia hồng ngoại, quang khả kiến, tia tử ngoại, tia X và tia gamma, bước sóng đối ứng của chúng nằm trong dải từ 1000m đến đường kính của nguyên tử hạch. Giới khoa học hiện cho rằng, cực hạn của bước sóng được coi là tương đương với kích thước to nhỏ của vũ trụ. Trong số rất nhiều quang phổ, ánh sáng khả kiến chỉ là một phần nhỏ của quang phổ điện từ, vì vậy, khi nhận thức vũ trụ và nền văn minh ngoài không gian, chúng ta nhất định cần có nhãn quang và tư duy trường đại, tuyệt đối không thể bị cục hạn chặt chẽ vào một cái khung tư duy nào đó.
Do những gì mắt người có thể nhìn thấy được là cực kỳ giới hạn, để mở rộng mạnh mẽ hoạt động thám khám không gian vũ trụ trong 100 năm qua, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các đài quan sát và kính thiên văn quy mô lớn trên mặt đất và trong không gian. Việc làm này cũng giống như thể đeo kính vào mắt. Nổi tiếng nhất trong số này là kính thiên văn Hubble. Hubble thực sự không phải là một kính thiên văn theo nghĩa truyền thống, mà giống một vệ tinh hơn. Nó là một kính viễn vọng không gian có khả năng nhìn trong dải ánh sáng khả kiến, vận hành theo quỹ đạo quay quanh Địa cầu. Trong 31 năm phục vụ, nó đã cung cấp cho con người vô số chân tướng vũ trụ nằm trong dải ánh sáng khả kiến, với tầm nhìn về không gian sâu Hubble, không gian siêu sâu Hubble cho tới không gian cực siêu sâu Hubble; hết lần này đến lần khác, nó đã làm mới lại nhận thức của nhân loại. Trong khoảng không âm u tối tăm mà mắt người không nhìn thấy được, có vô số bất tận thiên thể và vũ trụ, nói cho con người hiểu thế nào thiên ngoại hữu thiên, và mắt người là không đáng tin cậy, không thể nhìn thấy được!
Nếu có 100 tỷ thiên hà trong không gian, thì có khoảng 10 mũ 25 hành tinh trong các thiên hà này. Nếu bạn muốn xem có bao nhiêu số không thì đó sẽ là 10.000.000.000.000.000.000.000.000.000. Cần lưu ý rằng đây vẫn là số lượng hành tinh mà con người có thể ước tính được trong phạm vi ánh sáng khả kiến – nhưng trong vũ trụ bao la, dải ánh sáng bất khả kiến mới là bộ phận thần bí nhất. Vì vậy, từ quan điểm thống kê học, sinh mệnh ngoại tinh và văn hóa ngoại tinh nhất định tồn tại, chỉ là năng lực của con người là hữu hạn, và mắt chúng ta đã hạn định con người ở trong phạm vị không gian này.
Ngoài vật chất thông thường xuất hiện trong dải ánh sáng khả kiến, vũ trụ còn chứa một lượng lớn vật chất ánh sáng bất khả kiến (không nhìn thấy được), chẳng hạn như vật chất tối và năng lượng tối, do đó, để đối phó với các dải ánh sáng bất khả kiến, các kính viễn vọng khác nhau cũng được sinh ra… Ví dụ, Đài quan sát tia X Chandra để tìm tia X, Đài quan sát tia gamma Compton để tìm kiếm các vật thể phát tia gamma, và Kính viễn vọng không gian Spitzer để tìm kiếm các vật thể phát tia hồng ngoại. Các kính thiên văn này đều là kính thiên văn được đưa lên bầu trời, nói một cách trực quan hơn thì chúng đều là vệ tinh quay quanh Trái Đất, nhưng được dùng để tham khám không gian vũ trụ.
Ngoại trừ những kính thiên văn đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất, những kính thiên văn sớm nhất đều được đặt trên mặt đất, chẳng hạn như các loại đài thiên văn. Ngoài kính thiên văn truyền thống với vật kính viễn vọng truyền thống, các đài thiên văn này hiện nay còn có thêm kính viễn vọng xạ điện, nói thẳng ra – chúng là một tổ hợp hoặc đa tổ hợp ăng-ten và máy thu, dùng để tiếp thu sóng vô tuyến điện từ nguồn xạ điện thiên văn từ thiên không.
Trong những năm gần đây, Đài thiên văn Neutrino, nơi chủ yếu quan sát các hạt Neutrino (Trung vi tử), đã trở nên phổ biến trong giới học thuật. Neutrino được tạo ra với số lượng lớn trong các phản ứng hạt nhân và vụ nổ siêu tân tinh bên trong các ngôi sao. Chúng là lepton (hạt hạ nguyên tử) và không tham gia vào tương tác điện từ. Tương tác giữa neutrino và các vật chất khác rất yếu, cho phép chúng xuyên thấu vào Địa cầu và thân thể chúng ta, cho đến mọi thứ xung quanh chúng ta mà hầu như không có trở ngại. Nếu các electron (điện tử) năng lượng cao bắn vào một miếng kim loại dày vài cm, các electron sẽ va chạm với các hạt khác trong nguyên tử kim loại và mất đi đại bộ phận năng lượng. Nhưng để chặn các hạt neutrino có cùng năng lượng, tôi e rằng cần một miếng kim loại nặng có chiều dày tới một năm ánh sáng. ~~ Trong mắt con người mà nói, neutrino chỉ là hạt vi tiểu trong vi mô, dường như không đáng nói đến – nhưng nó chính là chúa tể bàng đại trong hoành quan, không nơi nào không có. Không biết câu giảng “kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội” (cực đại không thấy tới biên, cực tiểu không thấy tới cùng) mà đương thời đức Phật Thích Ca tham ngộ dưới cội bồ đề, có uẩn hàm kỳ ý gì không.
Do sự tương tác yếu giữa Neutrino và các vật chất khác, các nhà khoa học châu Âu có kế hoạch xây dựng các máy dò khổng lồ dưới đáy biển Địa Trung Hải và sử dụng một lượng lớn nước biển để thu giữ neutrino. Đây là dự án do 40 cơ quan nghiên cứu khoa học ở 10 quốc gia cùng thực hiện, máy thám trắc mới có tên là KM3NeT, được lên kế hoạch chiếm cứ 3 kilomet khối không gian dưới nước. Máy thám trắc bao gồm hàng chục nghìn ống nhân quang điện (multiplier phototubes) được lắp đặt trên các tháp cao dưới nước để tạo thành một trận đồ 3D thường quy. Mỗi trận đồ chứa 31 ống nhân quang điện, phân bố đều nhau dọc theo đường dây mềm neo dưới đáy biển. Khi một hạt neutrino va chạm với hạt nhân nguyên tử, có thể sản sinh ra hạt muon (μ), phát ra bức xạ Cherenkov khi vận động trong nước, và một ống nhân quang điện có thể bắt được một tia sáng như vậy.
Những chiếc kính viễn vọng của các nhà khoa học được đề cập ở trên có thể tóm tắt trong một câu: trông chúng càng ngày càng cao to – nhưng dù ở trên trời, dưới biển hay trên cạn, chúng đều vừa to vừa ngốc, và không có điện không hoạt động được.
Vì vậy, con người đang suy nghĩ về việc làm thế nào để thoát khỏi những chiếc kính này, và làm sao để nhìn trực tiếp vào sâu thẳm của vũ trụ thông qua đôi mắt của chính họ. Trên thực tế, tư duy này đã xuyên suốt toàn bộ nền văn minh cổ đại, qua hàng ngàn năm nhân loại trên toàn thế giới đã tin vào tôn giáo tín ngưỡng, và việc tu hành nhân thể đã tồn tại hàng ngàn năm trong xã hội loài người. Đề cập đến tu luyện, thiên mục và công năng đặc dị của con người thì chính là một chủ đề nóng, bởi vì công năng đặc dị hiện đã được khoa học hiện đại chứng thực, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích tại sao.
Kinh điển Phật giáo “Kinh Kim Cương” từng ghi chép rằng Phật Thích Ca Mâu Ni có đủ Thần thông; cặp mắt Phật Đà đã được trang bị đầy đủ “Nhục nhãn thông”, “Thiên nhãn thông”, “Huệ nhãn thông”, “Pháp nhãn thông”, “Phật nhãn thông”… và các công năng đặc dị cao cấp khác. Giới khí công hiện đại gọi ngũ thông này là “con mắt thứ ba” hay “mở Thiên mục”, chính là “con mắt Thần” trên trán. Con mắt này không giống như cặp mắt thịt có thể tạo ra giả tướng cho con người, Thiên mục có thể cung cấp bản đồ thế giới ba chiều chân thực hơn. Thông qua Thiên mục, một số người có thể nhìn thấy rõ ràng những sự vật phát sinh ở phương xa, và một số người có thể thấu thị không gian vi quan… Vì vậy, Thiên mục luôn được coi là phương án tối ưu nhất để khám phá vũ trụ.
Truyền thuyết kể rằng thân thể của Thần Nông là thân thể ngọc bích tinh xảo, và trong suốt; khi Thần Nông nếm bách thảo, ông ấy có thể nhìn thấy sự vận hành của dược liệu trong bụng và dạ dày của mình, tức là ông có thể nhìn thấy nơi dược liệu đã tiến nhập vào. Cái gọi là “thân thể trong suốt” dùng để chỉ thân thể được nhìn thấy qua Thiên mục trong ngôn ngữ khí công hiện đại.
Có một ghi chép khác trong lịch sử rằng vị danh y cổ đại Biển Thước có thể nhìn thấu lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người; Sư phụ của Biển Thước, Trường Tang Quân, phát hiện ra rằng bản tính thuần thiện của Biển Thước, không giống như người thường, có thể chịu những cái khổ mà người thường không chịu nổi, nên ông đã truyền cấp cho Biển Thước phương pháp y liệu và năng lực thấu thị siêu thường. “Sử ký” ghi chép rằng ông “thị kiến viên nhất phương nhân”, mà theo thuật ngữ khí công hiện đại, thì chính là ông đã khai thiên mục, và sở hữu năng lực thấu thị, có thể nhìn thấy những nơi có bệnh biến trong lục phủ ngũ tạng của nhân thể, tìm ra nguyên nhân thực sự sinh bệnh, hiệu quả rất tốt.
Trong những năm gần đây, Thiên mục và các công năng đặc dị khác và những trải nghiệm cận tử của con người đã trở nên phổ biến trong tâm lý học và y học lâm sàng. Năm 1996, một phụ nữ người Đức tên là Hans bị ô tô đâm và bị mù mắt khi mới 24. Sau đó, cô đã cấy ghép thành công nhãn cầu của một người đàn ông. Kể từ khi hoàn thành thủ thuật cấy ghép, cô Hans thường xuyên nhìn thấy trong mắt mình một bộ phim điện ảnh; cốt truyện của bộ phim là một cảnh sát mập mạp truy đuổi, đạp ngã phạm nhân và còng tay anh ta. Cảnh tượng này thực ra không phải là những gì diễn ra trước mắt cô, mà là “con mắt thứ ba” của cô nhìn thấy. Trong những năm gần đây, với sự gia tăng của các hoạt động cấy ghép nội tạng, nhiều bệnh nhân nhận các cơ quan nội tạng khác nhau cũng có trải nghiệm tương tự.
Mới đây, tờ New York Times đã đăng một bài báo cho rằng Tiến sĩ tâm lý học và kinh tế học Bruce Greyson với 50 năm kinh nghiệm sắp xuất bản cuốn sách mới “After: A Doctor Explores What Near-Death Experiences Reveal about Life and Beyond” (Sau đó: Một bác sĩ khám phá các trải nghiệm cận tử về sinh mệnh và cuộc sống vượt ra ngoài thế nhân), miêu tả chân tướng về thế giới mà mọi người đã nhìn thấy khi họ trải nghiệm cận tử. Cuốn sách liệt kê nhiều các loại các dạng sự kiện khác nhau, trong đó có trải nghiệm tương tự như cô Hans. Những điều này đã được bác sĩ nhận chứng là chân thực, nhưng không có cách nào để giải thích chúng trong khoa học hiện nay.
Trên thực tế, lịch sử năm nghìn năm của Trung Quốc là có kỹ thuật, dù lộ trình phát triển của nó khác với khoa học công nghệ hiện đại, nhưng chúng ta không thể phủ nhận đó chính là một con đường khoa học. Nó nghiêng về nghiên cứu nhắm trực tiếp vào nhân thể và bản chất của sinh mệnh. Cổ nhân ở mọi ngành nghề xã hội đều giảng tịnh tâm, điều tức, trong tịch lặng, tĩnh tâm mà tìm kiếm những bí ẩn của vũ trụ. Vào thời điểm đó, các nhà thiên văn đã sử dụng ngọc khuê, và biểu trắc lương nhật ảnh (biểu đo bóng đổ của mặt trời) để xác định ngày đông chí, hạ chí và hai mươi bốn tiết mặt trời trong năm để định hướng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Đồng thời, đánh giá từ các di tích văn hóa được khai quật cho đến nay, người cổ đại Trung Quốc đã có những ghi chép lâu đời và phong phú về các hiện tượng thiên thể hiếm gặp như mặt trời, mặt trăng, hành tinh, sao chổi, tân sao, các ngôi sao, cũng như nhật thực và nguyệt thực, các vết đen, và mưa sao băng…, quan sát kỹ và ghi chép chính xác, mức độ cao đến mức khiến con người ngày nay kinh ngạc; những ghi chép này vẫn có giá trị khoa học cao cho đến ngày nay. Có rất nhiều ghi chép về các hiện tượng thiên văn trong các bản khắc giáp cốt (chữ khắc trên xương) được khai quật ở An Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Năm 1973, người ta đã tìm thấy một bản đồ tinh xảo về sao chổi trong một ngôi mộ cổ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi, Trường Sa, Hồ Nam; ngoài sao chổi, bản đồ còn thể hiện những đám mây, khí, Nguyệt yểm tinh và Hằng tinh; sau này người ta gọi nó là cuốn “Thiên văn Khí tượng tạp chiêm” – đây là biểu đồ sao chổi lâu đời nhất trên thế giới được phát hiện cho đến nay.
Vì vậy, đừng coi thường khoa học và công nghệ của Trung Quốc thời cổ đại. Vì bị thất truyền, nhiều tinh túy của năm nghìn năm văn hóa đã bị lạc mất. Thiên mục đã được giới khoa học và công nghệ xác nhận là một công năng đặc dị chân thực tồn tại của nhân thể, nhưng công nghệ hiện đại không thể đưa ra đáp án chính xác về nguyên nhân tạo thành Thiên mục, cũng không biết ai và khi nào mới có thể mở ra con mắt thứ ba của mình.
Theo Sound of Hope, Hương Thảo biên dịch