nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
Chú Lại Văn Đạo – nguyên Đại tá, trưởng ban nghiên cứu – Cục kỹ thuật Binh chủng Pháo binh

Trong môi trường quân đội, được học hành bài bản và rèn luyện không ngừng, nhưng chú có một nỗi lo khó giải, đó là dù sống trong môi trường tốt với kỷ luật cao như vậy nhưng bệnh tật luôn theo đuổi. Cuộc sống của chú có lẽ mãi là chuỗi ngày lo sợ vì bệnh tật nếu như không có một sự việc xảy đến trước khi chú nghỉ hưu 3 năm…

Công danh thăng tiến
cùng… bệnh tật

Công danh thăng tiến cùng… bệnh tật

Từ 30, 40 tuổi, tôi đã phải vào viện, mổ những bệnh như bệnh trĩ, bệnh đau đốt sống lưng, phải vào viện hàng tháng trời để điều trị. Tôi luôn tự hỏi không hiểu tại sao mình còn trẻ khỏe mới có 30 tuổi mà đã lắm bệnh tật thế, lúc ấy bản thân rất lo vì bệnh tật không biết phải làm sao, cứ phải đi tìm các loại rượu ngon hay đồ ăn ngon để ăn uống cho nó khỏe, lo cho sức khỏe.

Sau đó, khi tôi về trên cơ quan binh chủng cũng vậy, càng phát triển thăng tiến bao nhiêu thì lại đi kèm với bệnh tật càng nhiều. Tôi rất lo lắng không biết làm sao bệnh tật cứ sinh ra như thế, nên đi tìm đủ cách ăn uống bồi bổ cho khỏe. Thậm chí trong thời gian đang công tác, tôi còn đi kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng để mua những sản phẩm đó uống cho rẻ. Nhưng càng uống càng mất tiền mà bệnh tình không khỏi được. Tôi thấy hoang mang thật sự không hiểu vì sao.

Lo lắng về bệnh tật khiến tôi bị mất ngủ nặng, có những đợt mất ngủ kéo dài cả tháng trời. Lúc đó tôi cứ nghĩ bệnh mất ngủ là do di truyền từ bố mẹ vì bà cũng bị mất ngủ, ai cũng bảo trong nhà tôi có gen mất ngủ…

Rồi giấc ngủ đến
theo cách không ngờ

Bệnh tật nhiều như thế nên sáng nào tôi cũng ra công viên tập thể dục. Nhưng có một lần tình cờ vì đi tập sớm, tôi tình cờ thấy một chị trải thảm để chuẩn bị tập gì đó, tôi liền hỏi: “Chị ơi chị làm gì vậy”. Chị ấy nói là chị luyện Pháp Luân Công, “tốt lắm em có muốn vào tập thử không?”

Lúc đó còn sớm nên tôi vào tập thử. Hôm đó tôi tập đến 4 bài thôi, bài cuối tôi không tập. Thế rồi, về nhà, hôm đó tôi ngủ được ngay, sau mấy tháng trời mất ngủ triền miên như vậy. Tôi vô cùng ngạc nhiên, nghĩ bụng: “Môn này tốt thật”.

nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen

Ảnh chú Đạo luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Thế là từ đó, ngày nào tôi cũng ra công viên tập 5 bài công pháp của môn tu luyện Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Sau một tuần thì tôi thuộc hết 5 bài, và thấy cải biến về sức khỏe rất là tốt. Bao nhiêu năm lo lắng về bệnh tật, tôi không ngờ lại tìm thấy một con đường cái biến sức khỏe tốt và dễ dàng như thế này mà bao nhiêu lâu nay mình không biết.

Ngoài tập các bài công pháp nhẹ nhàng cũng như tập thể dục, thì tôi còn đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công). Tôi cố gắng đọc hết 3 lần cuốn Chuyển Pháp Luân và đọc hết 3 lần xong thì tôi cảm thấy chấn động, có lúc thấy hay quá đọc hết cả hai bài giảng” (khoảng 4 giờ đọc liên tục).

Được thăng chức
nhờ… tu luyện

Từ đó tôi chuyên tâm tu luyện. Con đường đó không chỉ cải biến sức khoẻ tôi một cách bất ngờ, mà còn đưa tôi từ một người trước đây cực kỳ nóng tính trở nên điềm đạm, bình tĩnh, làm gì cũng nghĩ trước sau cho người khác. Trước đây ai hơi nói động đến tôi là tôi ‘cãi’ liền, cãi để lý giải, ra ngoài xã hội cũng vậy, bất kể vấn đề gì mà nó không vừa theo ý của mình là mình tranh luận rồi đấu tranh.

Tính tranh đấu nặng đến như vậy mà sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân xong, tất cả các thứ đó thay đổi, sự thay đổi mà tôi cảm nhận trong nội tâm. Tôi không tranh đấu hơn thua với mọi người nữa; ở cơ quan thì tôi cũng biết sống nghĩ cho bạn bè đồng đội hơn. Trước đây, nếu thủ trưởng phân công nhiệm vụ gì thì cũng tìm cớ để nói, để cãi, để đùn đẩy trách nhiệm sang cho người khác; thủ trưởng giao việc gì cũng phải tìm cớ để nói việc này khó lắm, rồi bảo việc này không phải của tôi, đùn đẩy cho người khác…

nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
Ảnh chú Đạo chụp ở Bảo Tàng Pháo Binh (Ảnh nhân vật cung cấp)

Sau khi đọc sách, tu luyện thì thủ trưởng giao việc gì tôi cũng làm một cách chu đáo hết các công việc được giao, hoàn thành rất tốt mà không kêu ca bất kể điều gì. Tâm thái tôi thay đổi hoàn toàn, thủ trưởng giao nhiệm vụ gì dù khó, thì tôi cũng coi đó là cơ hội tốt để mình cố gắng.

nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
Ảnh chú Đạo đang đọc sách Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công. (Ảnh nhân vật cung cấp)
nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
Ảnh chú Đạo đang đọc sách Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Sau đó thủ trưởng đề bạt tôi lên vị trí Trưởng ban. Chức vụ này trước đây tôi không bao giờ nghĩ mình ‘lên’ được, phải có ‘quan hệ’ này khác mới được. Ngẫm lại, tôi nghĩ chắc do mình đã thay đổi tâm tính, làm việc tốt thì thủ trưởng mới giao chức vụ đó, nếu mình vẫn tính cách như trước, giao nhiệm vụ cứ đùn đẩy, làm thì cứ hời hợt, làm việc không thật, không chân, giả dối thì làm sao có thể được đề bạt.

Theo giáo lý được giảng trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công là môn tu luyện giữa đời thường, không phải vào chùa, hay núi sâu rừng già. Mỗi người trong hoàn cảnh xã hội bình thường mà đề cao tâm tính bản thân theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn – 3 nguyên tắc đạo đức cốt lõi của pháp môn này. Vì tu luyện trong hoàn cảnh xã hội bình thường nên ai cũng vẫn làm các công việc của mình, chỉ khác là… làm tốt hơn. Theo các bài giảng trong sách, người tu luyện không mất đi bất kể lợi ích gì.

Nhìn lại, tôi thấy rằng, chính vì tu luyện nên tôi mới được nhận một vị trí cao nhất trong cơ quan mà trước đây tôi nghĩ mình chẳng bao giờ có cơ hội lên những vị trí cao cấp như thế. Thế mà tự nhiên khi tôi tu luyện thì lại được tất cả những thứ đó.

Gia đình thay đổi
khi chính mình thay đổi

Trước đây khi chưa biết đến tu luyện Đại Pháp thì về nhà vợ con nấu nướng hay có gì chưa phù hợp với ý mình, tôi hay kêu ca phàn nàn, dẫn đến mâu thuẫn gia đình rất căng thẳng. Trong quan hệ bố con thì tôi cứ lấy uy làm bố để yêu cầu làm theo ý của bố, quát tháo con cái.

Nhưng từ ngày tu luyện thì tôi đã thay đổi tâm tính hoàn toàn, dạy con bằng cái lý trí, phân tích cho con cái đúng cái sai để con hiểu rõ. Từ đó con cũng thay đổi rất nhiều, từ một đứa bé không chú ý đến học hành, học lực chỉ được trung bình thế mà năm vừa rồi con được học sinh giỏi.

Kể đến đây, chú Đạo xúc động gạt nước mắt. Chú cũng không ngờ con đường tu luyện đã thay đổi cuộc đời của tôi theo một cách cảm động đến vậy.

Tôi biết kiên nhẫn và điềm tĩnh để quan sát con thay vì can thiệp bằng uy lực. Để cho con có sự chủ động và có trách nhiệm tự lo cho mình.

nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
Ảnh chú Đạo và con gái. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Tôi nhận ra chính sự thay đổi lớn của bản thân đã ảnh hưởng tích cực đến hoàn cảnh xung quanh, con cái đã thay đổi rất nhiều. Khi con cái nhìn thấy mình thay đổi thì con cũng chủ động tất cả các công việc, từ học hành, ăn uống, sinh hoạt cũng như tất cả mọi thứ. Trước đây tôi cứ ca thán kêu ca nhưng con không thay đổi, bây giờ tự con chủ động, tự thay đổi, tự làm việc khiến bố không phải lo nữa.

Trước đây mâu thuẫn vợ chồng tôi thường rất căng thẳng, đặc biệt là trong chuyện dạy con, có những lúc gia đình tưởng như tan vỡ. Trong chuyện ăn uống, mình rất hay khó chịu vì vợ nấu món này mặn món kia nhạt, cái gì mình cũng cứ phải kêu ca phàn nàn mới được, coi vợ không ra gì cả, hay nói những lời khó nghe với vợ.

nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
Ảnh chú Đạo và vợ.
(Ảnh nhân vật cung cấp)

Nhưng khi tu luyện, tôi biết Nhẫn, không kêu ca, tranh cãi, cũng không chấp vào những chuyện nhỏ nhặt, gia đình đã thay đổi từ hoàn cảnh xấu thành tốt, không có căng thẳng, và đến giờ thì vợ chồng không khi nào xảy ra mâu thuẫn nữa.

Điều quan trọng nhất từ khi tu luyện, tôi nhận ra rằng, khi mình thay đổi bản thân trước thì hoàn cảnh và mọi người xung quanh cũng thay đổi. Chỉ có học Đại Pháp mới biết nghĩ cho người khác, và khi mình biết nghĩ cho người khác thì hoàn cảnh tự nó thay đổi. Tự nhiên mối quan hệ trở nên rất khác, không còn lời qua tiếng lại to nhỏ, mệt mỏi như trước nữa.

Bây giờ sức khỏe và tinh thần tôi vô cùng thoải mái. Tôi nghĩ nếu mình không biết đến Đại Pháp, nghỉ hưu rồi vẫn còn cái tính cũ, mải chơi, không quan tâm đến gia đình, không quan tâm đến mọi người thì bệnh tình của tôi chắc sẽ nặng hơn rất nhiều và tính cách sẽ rất trì trệ. Rất may là hàng ngày tôi luyện công học Pháp thì đến giờ tôi đã có một cuộc sống rất hạnh phúc, vui vẻ.

Vì đã được hưởng rất nhiều lợi ích như vậy nên tôi muốn chia sẻ cho mọi người biết một con đường tu luyện Chân Thiện Nhẫn thật sự rất tốt, là con đường phản bổn quy chân. Tôi đã có rất nhiều tính xấu hình thành mà giờ mình đã thay đổi được những tính cách xấu đấy thì đó là một điều tuyệt vời.

nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen
Giấy khen và thư khen của chú Đạo. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Pháp Luân Công
không phải tà giáo

Pháp Luân Công là môn khí công tu luyện sức khỏe và tinh thần theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Tuy nhiên Đảng cộng sản Trung Quốc luôn tuyên truyền Pháp Luân Công là tà giáo. Khi được hỏi về vấn đề này, chú nói:

Là người đại tá quân đội, tôi có thể khẳng định Pháp Luân Công không làm chính trị. Thầy Lý Hồng Chí đã nói rõ trong kinh sách là Pháp Luân Công không phải là chính trị. Ai mà làm chính trị thì không phải là đệ tử Pháp Luân Công.”

Từ năm 1992-1999 ở Trung Quốc có rất nhiều người tu luyện khoảng gần 80 triệu người. Nhiều người trong số đó là thành viên có người nhà trong ban chấp hành trung ương ĐCS Trung Quốc cũng tu luyện, đài báo tuyên truyền rất nhiều nói tốt về Pháp Luân Công và thầy Lý Hồng Chí cũng được hiệp Hội khí công Trung Quốc tặng nhiều giải thưởng như giải “Minh Tinh Công Phái” năm 1993.

Nhưng do đố kỵ vì lúc này số Đảng viên của ĐCSTQ chỉ khoảng 60 triệu ít hơn nhiều so với người tu luyện PLC. Giang Trạch Dân lúc này là bí thư ĐCSTQ, lo sợ bị mất uy tín và quyền lực, đã dùng mọi biện pháp để bôi nhọ Pháp Luân Công, và vào ngày 20/7/1999, ông ta đã dùng lực lượng có trong tay Công an và cảnh sát để đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công và tuyên bố chỉ trong 3 tháng là tiêu diệt Pháp Luân Công. Nhưng bởi vì Pháp Luân Công là chính Pháp người truyền người, tâm truyền tâm nên từ đó đến nay, không những ĐCSTQ không thể tiêu diệt được môn tu luyện chân chính này, hơn thế Pháp Luân Công còn được truyền ra tại 114 quốc gia trên toàn thế giới. Còn có ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới (13/5).”

nguyen-dai-ta-binh-chung-phao-binh-duoc-thang-chuc-cao-nhat-nho-tu-luyen

Ảnh về môn tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: falundafa.org)

Câu chuyện của nguyên đại tá Lại Văn Đạo là một trong những câu chuyện của gần 100 triệu người trên thế giới đang theo tập môn khí công tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm tại Website: phapluan.org

logo

Nội dung: Lam Thư
Thiết kế: Mona