Lời ngỏ:

Văn hoá truyền thống cho chúng ta hiểu rằng: Sinh mệnh vốn từ thiên thượng, do mắc tội nghiệp nên phải đoạ xuống cõi người để tu thân quay trở về. Nhân gian là cõi mê, khiến con người phải trải qua khổ nạn mà tu dưỡng thành một sinh mệnh tốt thật sự, ở trong thùng thuốc nhuộm xã hội mà vẫn giữ được sự thuần thiện tiên thiên. Chỉ khi biết trân quý bản thân mình, phù hợp với tiêu chuẩn của thiên quốc thì sinh mệnh mới tìm được con đường quay trở về. 

Thuở mới xuất hiện văn minh, Thần đã nhiều lần giáng thế để dạy cho nhân loại các tiêu chuẩn cần có để làm người. Thần cũng hiển linh trong các trường hợp đặc thù để con người hiểu được bài học đó, nhớ tới Thần cũng là nhớ về cội nguồn của sinh mệnh. Vì thế bằng nhiều cách khác nhau, Thần đã truyền cấp cho con người văn hoá, những quan niệm đạo đức để con người có được nền tảng tư tưởng đúng đắn, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai.

Truyện cổ tích là một bộ phận không thể thiếu trong Văn hoá Thần truyền. Dù cho xã hội đã phát triển như thế nào đi nữa, dù thuyết vô Thần và các loại học thuyết nguỵ khoa học đã dụ hoặc con người bài xích sự tồn tại của Thần, nhưng những quan niệm về tốt, xấu, đúng, sai vẫn được truyền thừa thông qua truyện cổ tích hay những câu chuyện Thần tiên lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đặc biệt trong văn hoá truyền thống Việt còn lưu lại rất nhiều câu chuyện về tu luyện, để muôn đời hiểu rằng đó mới là mục đích để làm người.

Hãy cùng Đại Kỷ Nguyên sống lại với những bài học từ truyện cổ tích. Chúng tôi lựa chọn những câu chuyện hay, ý nghĩa được lưu truyền trong dân gian và gửi tới bạn đọc những bài học kinh điển rút ra từ những câu chuyện đó.

Trọn bộ: Bài học cổ tích

***

Khi đọc lại câu chuyện cổ Andersen “Bà Chúa Tuyết”, tôi bất chợt nhận ra nhiều người đang bị giam trong lâu đài buốt giá như cậu bé Kai, nhưng vì mang mảnh gương quỷ trong mắt và tim nên đã quên mất đường về nhà.

Câu chuyện bắt đầu bằng một chiếc gương quỷ có khả năng bóp méo hiện thực, nó phớt lờ vẻ tốt đẹp và phóng đại khuyết điểm của con người và sự vật. “Nếu người ta chỉ có một vết tàn nhang thôi thì nhìn vào gương, vết tàn nhang ấy sẽ lan ra khắp mũi và xung quanh miệng”.

Lũ quỷ mang tấm gương đi khắp nơi, thậm chí chúng muốn bay lên tận trời để nhạo báng các thiên Thần và Thượng Đế. Chúng càng bay cao, gương càng nhăn nhó. Tấm gương rúm ró, cong queo đến nỗi tuột khỏi tay lũ quỷ và rơi vỡ tan ra cả triệu mảnh. Các mảnh vỡ của gương bay vào mắt, vào tim của con người, khiến người ta trở nên lạnh lùng, cau có và xấu xa như chính chiếc gương quỷ.

Câu chuyện quay sang hai đứa trẻ là Kai và Gerda, là hàng xóm của nhau và thân nhau như anh em ruột. Gia đình các em trồng hoa hồng bên cửa sổ, nơi lũ trẻ vui thích chơi đùa và học các bài Thánh thi. Cậu bé Kai rất hiền hậu và yêu thương Gerda, cho tới một ngày cậu bị một mảnh gương quỷ bay vào mắt, và găm vào tim. Kai trở nên lạnh lùng và cáu bẳn, cậu thấy tất cả mọi thứ đều đáng ghét, kể cả cô bé Gerda đáng yêu cũng trở nên không vừa mắt cậu. Duy chỉ có những bông tuyết là đẹp đẽ trong mắt Kai.

Sau đó, Bà Chúa Tuyết đã bắt cóc Kai về lâu đài băng giá của mình. Cô bé Gerda vô cùng đau buồn và quyết định lên đường đi tìm Kai. Trên đường đi, cô bé đã lạc vào khu vườn tươi đẹp muôn loài hoa của một bà lão có phép thuật. Bà lão muốn giữ Gerda ở lại nên đã hóa phép cho tất cả hoa hồng chui xuống đất, để không ai có thể nhắc Gerda nhớ về Kai nữa.

Bà Chúa Tuyết đưa Kai về lâu đài băng giá. (Ảnh: nytid.fi)

Tuy nhiên, bà lại quên không bỏ đi bông hồng cài trên mũ mình, thế là Gerda đã nói chuyện được với bông hồng và biết rằng Kai vẫn còn sống. Cô bé tiếp tục hành trình tìm Kai. Dọc đường đi, Gerda gặp rất nhiều khổ nạn, nhưng cô bé luôn được trợ giúp.

Cuối cùng, Gerda cũng đi đến được lâu đài của Bà Chúa Tuyết. Nhưng khi Gerda tìm được Kai, cậu bé lại đẩy cô ra với ánh mắt lạnh lùng… Kai không nhận ra Gerda nữa. Gerda oà lên khóc, những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên ngực và thấm vào tận tim Kai. Nước mắt làm tan nước đá và đánh tan cả mảnh gương quỷ. Kai nhận ra cô bạn gái yêu quý của mình, và thoát khỏi lời nguyền của Bà Chúa Tuyết. Hai đứa trẻ vui sướng, ôm lấy nhau và cùng trở về nhà. Cả hai bỗng nhận ra rằng mình đã lớn, và mùa hè tươi đẹp cuối cùng đã đến.

Con đường về nhà 

Cậu bé Kai hiền hậu bỗng trở nên ranh mãnh và cáu kỉnh khi bị mảnh gương quỷ rơi vào mắt, vào tim. Mảnh gương chôn vùi bản tính lương thiện của cậu, làm tôi liên tưởng tới những ham muốn truy cầu tư lợi nơi thế gian khiến tâm hồn con người vẩn đục. Khi đôi mắt chúng ta chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người khác, khi trái tim chúng ta trở nên thờ ơ lãnh đạm và chỉ biết đến lợi ích của bản thân, chúng ta có thể dễ dàng bị “bắt cóc” và giam hãm trong nhà tù lạnh lẽo mang tên “Vị Tư”.

Ngôi nhà thật sự, ban đầu của Kai rất đẹp, với giàn hoa hồng rực rỡ dưới ánh mặt trời. Tuy nhiên, do phép thuật của Bà Chúa Tuyết phong bế, Kai không còn nhớ đâu là nhà của mình nữa.

Ở nơi đó Kai tím sậm đi vì rét, nhưng em không nhận thấy điều đó vì tim em đã đóng băng rồi và em không nhận biết được thế nào là lạnh nữa”.

Nhưng em không tài nào xếp được hai chữ mà em mong muốn. Đó là hai chữ: Vĩnh cửu. Bà Chúa Tuyết nói: 

– Nếu em xếp được hai chữ ấy, em sẽ tự làm chủ được mình”.

Phật gia giảng: Mang thân người là khổ, cõi người là bể khổ. Không ít người hoặc mải mê trong lạc thú nhân gian, hoặc đắm chìm trong khổ ải triền miên, đã quên mất con đường về nhà. Ngôi nhà nguyên sơ trên thiên thượng, bản nguyên sinh mệnh vĩnh hằng. Chỉ khi buông bỏ hết những truy cầu bất thiện, ta mới có thể tìm lại được bản tính thuần chân lương thiện, ta mới trở về được ngôi nhà vĩnh cửu của chính mình.

Phật gia giảng: Mang thân người là khổ, cõi người là bể khổ. (Ảnh: atlasobscura.com)

Vậy cũng nói, buông bỏ chính là đường về nhà.

Càng buông bỏ, một người càng trở nên thuần khiết như trẻ thơ.

Bà các em ngồi dưới ánh nắng, cất cao giọng đọc trong Kinh Thánh: “Nếu ngươi không trở thành những đứa trẻ, ngươi sẽ không được đi vào giang sơn của Chúa!”.

Sức mạnh của Thiện 

Để tìm được Kai, cô bé Gerda đã trải qua muôn vàn gian khổ. Tuy nhiên, cô bé luôn nhận được sự giúp đỡ vào những giờ phút cam go nhất.

Tôi cảm thấy Bà Chúa Tuyết tượng trưng cho cái bất thiện, những cám dỗ ma quỷ mạnh mẽ nơi thế gian. Muốn cứu được Kai, Gerda phải có sức mạnh cự đại để phá giải phép thuật của Bà Chúa Tuyết và mảnh gương quỷ.

Cụ hãy cho cô bé này uống một thứ thuốc gì để cô ta có sức mạnh bằng mười hai ngàn người, đủ sức vật ngã Bà Chúa Tuyết.

– Ta không thể cho cô ấy quyền lực nào lớn hơn cái quyền lực mà cô ấy đã có sẵn. Nai không thấy cô ta đã làm được những gì ư? Nai không thấy rất nhiều người và nhiều súc vật đã làm theo ý cô ta sao? Chúng ta chẳng cần phải giúp cô ta cái sức mạnh mà cô ta đã có sẵn trong trái tim, trong tấm lòng trung hậu và trong trắng của cô ta. Nếu cô ta không tự mình đến nơi ở của Bà Chúa Tuyết để lấy những mảnh gương quỷ trong mắt và tim của Kai thì chẳng có ai làm được việc ấy”.

Quả thật, những giọt nước mắt nóng hổi của Gerda đã làm tan chảy mảnh gương quỷ và giải cứu Kai. Khi bị Kai cự tuyệt và đẩy ra, Gerda không hề oán hận, mà còn thương xót cho cậu. Tấm lòng lương thiện của cô bé chính là sức mạnh to lớn nhất. Đức Phật có thể cứu độ con người vì Ngài có tâm đại Thiện. Có tâm đại Thiện, Chúa Jesus có thể chịu đựng thống khổ cự đại để chuộc tội cho con người thế gian.

Có tâm đại Thiện, Chúa Jesus có thể chịu đựng thống khổ cự đại để chuộc tội cho con người thế gian. (Ảnh: vatican.va)

Làm thế nào để nuôi dưỡng Thiện tâm và dũng khí? Trong thời khắc nguy nan, cô bé Gerda luôn nhớ tới những lời dạy của Chúa. Khi băng tuyết tấn công em:

Gerda đọc bài kinh cầu nguyện. Rét đến nỗi em trông thấy cả hơi thở ra. Hơi thở bốc lên như đám khói, càng ngày càng dày đặc và biến thành những tiên đồng, trước nhỏ tí hon, sau lớn dần lên rồi đặt chân xuống đất. Tất cả bọn họ đều đội mũ sắt, tay cầm giáo, tay mang mộc. Càng lâu đội ngũ tiên đồng càng đông mãi lên và đến khi Gerda đọc xong bài kinh nguyện thì có tới một đạo quân đứng quanh em. Họ cầm giáo đập vào bông tuyết làm chúng tan ra thành muôn mảnh”.

Trong Tây Du Ký, mỗi khi rơi vào khổ nạn sinh tử, Đường Tăng luôn nhớ đến Phật Tổ và đại nguyện thỉnh chân kinh cứu độ chúng sinh của mình. Người xưa nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Tôi tin rằng Phật và Chúa luôn hiện hữu bên cạnh chúng ta, chỉ cần người tu luyện mang Pháp trong tâm và không quên sứ mệnh của mình thì thời khắc nào cũng cảm nhận được sự từ bi bảo hộ của Thần Phật.

“Cổ tích” chỉ là những câu chuyện cổ xưa? 

Thuở nhỏ, tôi tin những câu chuyện cổ tích bằng trái tim hồn nhiên. Tin rằng phép màu luôn có mặt, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Lớn lên, những theo đuổi vật chất trong thế giới này dần khiến tôi mất đi niềm tin thuần khiết ấy.

Cho tới khi đắc được Phật Pháp, tôi mới hiểu ra niềm tin ấy không hề viển vông. Khoa học bắt đầu kiểm chứng được thiện ác hữu báo là thật và sự tồn tại của thời – không khác. Các kỳ tích y học cũng không ngừng diễn ra quanh tôi. “Cổ tích” có nghĩa là những câu chuyện cổ, chỉ là người hiện đại không còn tin vào chúng nữa nên mới cho rằng là tưởng tượng mà thôi.

Tôi một lần nữa đọc lại những câu chuyện cổ tích thời bé thơ. Thì ra, chúng lại chân thành, bao la, uyên thâm đến vậy. Không tin, bạn hãy thử một lần giở xem…