Trong lịch sử dài đằng đẵng của nhân loại, học thuyết vô Thần chỉ mới xuất hiện từ khoảng thế kỷ 14. So với những tín ngưỡng cổ xưa và các học thuyết về Thần học đã có mặt từ thời kỳ hồng hoang của văn minh nhân loại, thuyết vô Thần chỉ như đứa trẻ, nhưng lại có ảnh hưởng rất nhanh và lan rộng trên toàn thế giới. Nhưng ít có ai biết rằng, học thuyết vô Thần lại có nguồn gốc hữu Thần.
Nguồn gốc hữu Thần của học thuyết vô Thần
Vào thế kỷ 14, phái hữu Thần đã xuất hiện một quan niệm rằng các thuộc tính của Chúa là đồng phẩm với các thuộc tính của con người, song Chúa sở hữu chúng với một cấp độ cao hơn. Nghĩa là có thể hiểu rằng Chúa cũng là một sinh mệnh trong vũ trụ bao la này nhưng ở một tầng thứ cao hơn, không có những tính xấu của con người, và vì thế có những năng lực siêu phàm hơn con người. Sự thiêng liêng, độc tôn và Thần thánh của Chúa vì thế đã bị giảm bớt đi và manh nha cho sự ra đời của học thuyết vô Thần sau này.
Những thập kỷ gần đây, đã có những khám phá của khoa học có thể cho thấy một chút mối liên hệ, khi lý thuyết về không gian đa chiều (có nhiều hơn 3 chiều không gian trong vũ trụ) đang ngày càng được quan tâm hơn. Thậm chí nhà vật lý đương thời nổi tiếng nhất, Stephen Hawking còn khẳng định vũ trụ được hình thành từ 11 chiều, nhưng chỉ có 4 chiều (3 không gian và 1 thời gian) là đã được con người nhận thức.
Sự tồn tại của chiều không gian khác ngoài không gian 3 chiều là điều không có gì quá khó hiểu hay huyền hoặc. Ví như huyệt vị và kinh lạc trong cơ thể người theo quan điểm của y học Trung Hoa cổ đại chính là chứng thực sự tồn tại không gian khác. Người ta châm cứu, bấm huyệt và thấy được sự hiệu quả của phương pháp chữa bệnh đó. Sự tồn tại của kinh lạc đã được các nhà khoa học hiện đại chứng thực rồi. Nhưng huyệt vị và kinh lạc rốt cuộc là do vật chất gì cấu thành? Nó hình thành và phát triển như thế nào? Tuần hoàn vật chất trong kinh lạc, năng lượng lưu động ra sao? Vẫn còn là một điều chưa thể lý giải của con người.
Có thể hiểu rằng, huyệt vị và kinh lạc vốn không có trực tiếp tồn tại trong không gian vật chất này của chúng ta, mà là tồn tại trong không gian vật chất khác. Và sự tồn tại của huyệt vị và kinh lạc đã chứng minh sự tồn tại của không gian khác. “Vật chất tối”, “hố đen vũ trụ”, “điện tử”… cũng là những khái niệm đã được nhận thức nhưng chưa thể chứng minh bằng biểu hiện về vật chất ở không gian này của chúng ta.
Và từ sự hiện hữu của các không gian khác mà con người chưa thể tiếp xúc tới được, đã có nhiều khoa học gia đưa ra giả thuyết rằng, tại các chiều không gian khác, có những sinh mệnh cao cấp đang tồn tại.
Viện sỹ, Tiến sỹ y khoa, Giáo sư và là Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt, tạo hình Liên Bang Nga, Ernst Muldashev với hơn 56 bằng sáng chế, đã viết 5 cuốn sách về cuộc hành trình tìm kiếm nguồn gốc loài người. Bằng tất cả những phương pháp nghiên cứu tiến bộ nhất, cùng với trực cảm tuyệt vời, ông đã xác định được rằng có thể con người bắt nguồn từ những sinh mệnh ánh sáng có trình độ tâm linh rất cao và “trong sạch” hơn chúng ta rất nhiều lần. Mỗi lần hủy diệt, loài người mới lại hình thành và bắt đầu với sự giới hạn thấp hơn của tâm linh cũng như “năng lực” tác động được tới các không gian khác và “sự liên thông với trường trí tuệ toàn thể”.
Nghĩa là có thể tồn tại những sinh mệnh có trình độ tâm linh cao hơn con người, họ tồn tại ở các không gian khác. Vì thế, quan điểm Chúa có cùng thuộc tính như con người nhưng ở mức độ cao hơn có thể phù hợp với quan điểm về sinh mệnh cao tầng ở không gian khác.
Thế nhưng từ những “hoài nghi” ban đầu về sự “đồng phẩm” với con người của Đức Chúa, lại có những nhánh tư tưởng đi theo những chiều hướng cực đoan hơn là phủ nhận sự tồn tại của Chúa, và một trong số đó là tiền đề cho tư tưởng vô Thần hiện đại sau này.
Tuy nhiên, một nhánh khác của quan niệm đó cho thấy sự thuyết phục và có ích hơn cho xã hội loài người khi vẫn đảm bảo được việc neo giữ đạo đức nhân loại không bị buông lỏng và trượt dốc.
Một nhận thức khác từ sự hoài nghi ban đầu – Giác Giả độ nhân chính là sinh mệnh từ không gian khác
Nhiều học giả đã cho rằng có tồn tại một “Sự Thật” khách quan về vụ trụ và rộng lớn hơn tất cả những điều được giảng trong các tôn giáo. Vậy nên:
Thượng đế gởi những bậc thầy xuống ở mỗi thời đại,
Tới mỗi vùng đất và mỗi giống dân,
Tiết lộ những điều thích hợp với trình độ của họ
Cái trí không đưa ra lĩnh vực của chân lý
Vào trong qui tắc ích kỷ của một giống dân duy nhất.
James Russell Lowell (1819 – 1891)
Nghĩa là mỗi thời đại, ở các vùng lãnh thổ khác nhau trên Trái Đất, sẽ có các bậc Giác Giả (bậc đã giác ngộ, hay đơn giản là những vị biết được nhiều về Sự Thật hơn chúng ta) hạ thế truyền dạy con người những bài học giáo huấn về làm người tốt, tu tâm dưỡng tính. Họ đều dùng thân phận con người, thậm chí còn là những người thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội để truyền giảng tâm Pháp.
Quan điểm này cũng có cùng nguồn gốc hoài nghi về Thần, nhưng thay vì phủ nhận sự tồn tại, quan điểm này cho rằng thật ra Thần linh có thể là những sinh mệnh cao tầng, tới từ những tầng thứ có trình độ tâm linh cao hơn, hay có thể là ở những chiều không gian cao hơn đi xuống nơi không gian ba chiều này để giáo huấn con người và truyền dạy một phần của “Sự Thật” mà họ được thấy rõ hơn chúng ta.
Từ Phật ở trong tiếng Phạn cổ là Buddha, cũng có nghĩa là Đấng Giác Ngộ hay Người đã thức tỉnh, “Pháp” có nghĩa là Sự Thật, Phật Pháp không phải là tôn giáo, không phải là Phật giáo, đó là Sự Thật hoặc một phần nào đó của Sự Thật đã được những vị đã thức tỉnh, lĩnh hội và lưu lại cho nhân loại.
Đức Khổng Tử cũng đã nói, “Tôi chỉ là người truyền đạt, chứ tôi không lập ra điều gì mới cả”.
Các bậc Giác Giả truyền giảng những giáo lý, hay một phần rất nhỏ của Sự Thật khách quan về vũ trụ, về những quy luật có thể ước chế con người, về những gì sẽ chờ đợi con người sau cái chết, để họ có ước thúc về đạo đức mà hành xử theo chuẩn mực, gìn giữ sự ổn định cho xã hội nhân loại.
Và những khái niệm sơ khai về tu luyện đã được các bậc Giác Giả đưa ra từ thời xa xưa. Sau khi họ dời đi, thế nhân tôn sùng họ và lập ra tôn giáo. Thế nhưng các bậc Giác Giả lúc đương thời đều không bảo con người phải lập tôn giáo hay thờ cùng, lễ lạt mà chỉ truyền dậy phương pháp tu luyện làm người tốt, để có thể về với Nước Trời, Cõi Niết Bàn, Thiên Quốc… Nghĩa là tu luyện thật ra chính là loại bỏ những đặc tính xấu, nâng dần trình độ tâm linh để đủ tiêu chuẩn tiến vào các tầng thứ cao hơn.
Vậy thì sự “đồng phẩm” của các bậc Thần Thánh và con người chính là giải thích cho việc con người hoàn toàn có thể thăng thượng lên các tầng thứ cao hơn thông qua tu luyện. Nó không làm cho sự Thần Thánh của Đức Chúa, Đức Phật bị giảm đi, mà còn đưa ra một con đường cho con người, để chúng ta biết rằng con người hoàn toàn có thể lên được đến các tầng thứ cao của các bậc Giác Giả đó, hay tiến nhập sang các không gian khác trong vũ trụ này.
Có thể nói rằng học thuyết vô Thần là sự cực đoan, lệch lạc của nhận thức ban đầu rằng Thần có thể cũng là sinh mệnh cao cấp hơn ở các không gian khác. Học thuyết vô Thần hiện đại ngày càng thể hiện tác động tiêu cực tới nhân loại, khiến con người không còn lo sợ gì mà thoải mái buông thả dục vọng, suy thoái đạo đức, không tin có Thần nên không nghe theo lời rặn dạy tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh, không tin có Thần nên không việc xấu ác nào không dám làm. Xã hội trượt dài trong sự suy thoái đạo đức mà người ta vẫn không hiểu nguồn cơn là vì sao.
Văn hào Nga Dostoievski đã từng nói: “Nếu không có Chúa người ta dám làm mọi sự”. Và một câu châm ngôn đã nổi tiếng trên toàn thế giới nói rằng: “Khởi sự của đạo đức là biết sợ”.
Một người không biết sợ hãi bất kể điều gì, không tin rằng sẽ bị trừng phạt nếu làm điều xấu, thì sẽ tin rằng mình có khả năng lớn lao không giới hạn và sẵn sàng làm mọi sự kể cả chà đạp lên người khác. Đó chính là vô đạo đức, là bước đầu tiên trong sự hủy hoại của nhân loại.
Chân lý không thể bị phủ nhận
Những người không tin, dùng khoa học để phán bác lại thuyết hữu Thần, nhưng nếu bạn trầm tĩnh nhìn nhận thì sẽ nhận ra sự lợi dụng và đổ tiếng oan cho khoa học của những “khoa học gia” không chân chính. Những nhà khoa học chân chính, càng nghiên cứu sâu thêm vũ trụ và những quy luật, định luận vô hình nhưng hiện hữu sẽ càng nhận ra rằng sự hình thành sự sống và vũ trụ hoàn toàn không thể là một điều ngẫu nhiên.
Nhà bác học Louis Pasteur nói: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”.
Nhà bác học Becquerel nói: “Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin”.
Newton cũng đa nói rằng: “Tôi đã thấy Thượng Đế qua kính viễn vọng”.
Nhà bác học Duclaux nói: “Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do tình cờ, nơi mà mọi vật đều có luật, thì sự xuất hiện tình cờ đó kỳ dị như hòn đá tự nó bò lên sườn núi”.
Còn Eisteins nói “Bất cứ ai cho mình quyền phán xét thế nào là Sự Thật và Tri thức đều trở thành trò hề đối với Chúa trời”.
Von Braun, nhà khoa học hàng không hiện đại đã từng viết: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ra rằng, chắn chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau”.
Tiến sĩ Harriet Chad Zuckerman thuộc trường Đại học Columbia, Hoa Kỳ, đã viết trong tài liệu thống kê “Anh tài khoa học – Những người đoạt giải Nobel nước Mỹ” xuất bản năm 1977 rằng, từ năm 1901 (khi thiết lập giải Nobel) đến thời điểm thống kê, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% là tín đồ Cơ Đốc, 19% là tín đồ Do Thái.
Có câu chuyện được lưu truyền trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại rằng, khi người Việt sang Iraq lao động, người Iraq hỏi bạn theo đạo nào, nghe câu trả lời là “Không”, thế là họ tản ra không muốn quan hệ, vì họ e ngại vô đạo thì cũng chính là vô đạo đức.
Thuyết vô Thần đang ngày càng chứng minh sự khác biệt đến mức kỳ dị so với dòng chảy hàng ngàn năm của nhân loại vốn luôn có đức tin và hướng Thiện. Bản chất của thuyết vô Thần thủa sơ khai chính là sự hoài nghi rằng Thần Thánh cũng là sinh mệnh trong vũ trụ này như con người nhưng ở tầng thứ cao hơn. Thế nhưng nó đã dần lệch xa ra khỏi luồng tư tưởng hữu Thần tồn tại hàng nghìn năm.
Nhận thức của con người chung quy vẫn là nhỏ bé và hữu hạn. Vậy nên, khi lý giải được sự hữu hạn và vô hạn của sự vật, không thể do những điều hữu hạn nhìn thấy được mà phủ định những điều chưa biết vô hạn. Không thể bởi giới hạn của “chân lý tương đối” mà phủ định sự tồn tại của “chân lý tuyệt đối”.
Vì vậy, chúng ta không thể một mực phủ nhận những gì mà khoa học còn chưa phát hiện và chứng minh, càng không thể đố kỵ, bài xích, phủ nhận những tín ngưỡng Thần Phật, mà cội nguồn của nó chính là đưa con người trở về với bản tính thiện lương nguyên của nhân loại, bằng cách đó thăng hoa sinh mệnh tới cảnh giới của các bậc Giác Giả.