Sau khi chết đi con người không biết sẽ xảy ra chuyện gì? Liệu linh hồn có thật hay không, nó tồn tại dưới hình thức nào? Dưới đây là câu chuyện của Joey Verway, một cô bé có khả năng nhớ được những câu chuyện trong 10 kiếp của mình. Chúng ta hãy cùng lắng nghe cô bé ấy trò chuyện.
Cô bé nhớ được 10 kiếp: Người nguyên thủy và những công cụ làm bằng đá và xương
Hiện nay có không ít sách vở đã ghi chép lại một cách chính xác những câu chuyện luân hồi chuyển thế. Một số ít những đứa trẻ sau khi sinh ra đã có thể nói vanh vách về những chuyện đời trước. Dưới đây là câu chuyện của một bé gái có thể nhớ được 10 kiếp của mình. Chúng ta hãy cùng lắng nghe cô bé trò chuyện.
Cô bé có tên là Joey Verway. Lúc 3 tuổi cô gái nhỏ đã miêu tả những trải nghiệm không thể xảy ra với một cô gái bé bỏng. Đó là đủ mọi trải nghiệm trong nhiều kiếp trước mà không ai biết. Điều này đã khiến người nhà em lúc đó vô cùng sợ hãi.
Khi cô bé lên 5 tuổi, người nhà đã dẫn em tìm đến với rất nhiều giáo sư tâm lý và đạo sư tâm linh về luân hồi, các nhà thôi miên và những phóng viên điều tra. Mọi người muốn hiểu rõ xem rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra với cô bé này. Không ngờ tất cả mọi người sau khi lắng nghe câu chuyện của em thì đều bị thuyết phục và đều tin rằng em không nói dối. Những lần “chuyển sinh” của em là hoàn toàn có thực!
Cô bé nhớ lại đời đầu tiên trong kiếp trước của mình là vào 200 triệu năm trước. Khi ấy em còn là người nguyên thủy, sống trong một hang động và từng bị khủng long rượt đuổi. Em nói rằng lúc đó em còn cất giữ đồ đá và công cụ được làm từ xương trong cái hang đó. Nghe cô bé miêu tả xong, nhân viên nghiên cứu lúc đó vô cùng hoài nghi. Nhưng sau khi cô bé dẫn họ tới một hang động tại Nam Phi mà em chưa từng đặt chân đến nơi này thì ai nấy đều sửng sốt, không dám tin vào mắt mình!
Bởi lẽ hang động này là nơi mà Robert Bloom, thành viên của nhà khảo cổ học thuộc học hội hoàng gia đã tìm thấy xương của người nguyên thủy!
Từ nô lệ Ai Cập đến tín đồ Cơ Đốc và bà mẹ của 10 đứa trẻ tại Nam Phi
Cô bé còn nhớ đời thứ 2 trong kiếp trước mình, em là một nô lệ Ai Cập. Em miêu tả chi tiết tình trạng thực tế trên con tàu nô lệ. Thậm chí em còn giải thích rất tỉ mỉ về những kỹ xảo cổ xưa dùng đá trải đường như thế nào. Điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong lịch sử!
Tuy nhiên không phải đời nào em cũng nhớ được rõ ràng. Có một đời ký ức của em khá mờ nhạt. Em không xác định được mình đang ở thời đại nào. Nhưng em nhớ là mình đội một chiếc mạng che mặt rất dày và nhìn thấy chú voi to trước mặt đang chở một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp.
Cô bé còn nhớ một kiếp em là tín đồ Cơ Đốc đã từng bị bức hại dưới sự thống trị kinh hoàng của hoàng đế Nero. Em còn nhớ rằng mình đã gặp Thánh Phê rô!
Trong kiếp cuối cùng cô bé đầu thai vào đầu thế kỷ 20 tại Nam Phi. Lúc ấy em là cháu gái của tổng thống Paul Kruger. Sau khi trưởng thành cô bé lần lượt lấy 2 đời chồng và có tổng cộng 10 người con. Nhân viên nghiên cứu dựa vào lời miêu tả của em mà điều tra tình hình về con cháu của tổng thống. Kết quả điều tra hiển thị điều này hoàn toàn là sự thực!
Trong 10 đứa trẻ mà cô bé đã sinh ra trong đời trước, thậm chí vẫn còn một người hiện giờ vẫn còn sống. Bà cụ đã hơn 90 tuổi. Nhân viên nghiên cứu đã sắp xếp cho cô bé gặp bà cụ. Không ngờ phản ứng đầu tiên của bà cụ khi gặp cô bé là sự ngỡ ngàng và thân thuộc. Bà đã thốt lên rằng đây chính là mẹ đẻ của mình. Hai người trò chuyện những điều mà mọi người xung quanh không ai biết, chỉ hai mẹ con mới hiểu.
Thần quên lãng và bát canh Mạnh Bà
Mã Trung Nguyên, một tác gia nổi tiếng của Đài Loan đã kể lại trải nghiệm về đời trước của mình. Ông nói đời trước mình là cô gái lầu xanh, sau này tự tử mà chết. Ông còn nhớ những trải nghiệm tại thế gian trong đời trước. Ông đặc biệt nhắc tới việc trước khi đầu thai lại, ông đã từng uống một bát canh màu trắng vừa thơm vừa đặc sánh. Mặc dù lúc đó ông vừa đói vừa mệt, nhưng ông không uống bát canh đó. Kết quả là ông vẫn mang theo ký ức của đời trước tới nhân gian. Bát canh này chính là canh Mạnh Bà trong truyền thuyết. Tương truyền trước khi đầu thai con người phải đi qua cầu Nại Hà và uống một bát canh Mạnh Bà mới được chuyển sinh làm người.
Kỳ thực thời cổ đại đích thị là có một người tên là Mạnh Bà. Bà họ Mạnh, nên mọi người gọi là “Mạnh Bà”. Khi còn sống bà không nhớ về đời trước, cũng chẳng nghĩ tới tương lai. Bà chỉ một lòng một dạ khuyên con người hành thiện. Sau này Mạnh Bà vào núi tu hành, cuối cùng đắc đạo thành tiên.
Bởi lẽ con người thời đó biết được nhân quả đời này kiếp trước nên thường tiết lộ thiên cơ. Cho nên Trời lệnh cho Mạnh Bà làm vị Thần lãng quên. Chức trách của bà là xác nhận rằng tất cả những quỷ hồn đi đầu thai đều không nhớ về mọi chuyện của mình trong đời trước và nơi địa phủ.
Có lẽ dụng ý của trời xanh là hy vọng con người quên đi những ân oán tình thù của mình trong quá khứ. Sau khi chuyển sinh họ có thể đối đãi thật tốt với những người đã kết thúc ân oán đời trước với mình.
Vậy vì sao con người lại phải chuyển sinh?
Từ những nghiên cứu và ghi chép trong lịch sử thì số người còn nhớ về những trải nghiệm luân hồi chuyển thế của mình vẫn còn khá nhiều. Vậy vì sao con người lại phải chuyển sinh?
Dick Sutphen là một nhà tâm lý học. Ông đã tiến hành quan sát nhóm người có ký ức về luân hồi. Ông ghi lại kết luận của mình trong cuốn “Tình yêu định mệnh” (Predestined Love) và “Liệu pháp hồi ức từ đời trước” (Past-life Therapy in Action). Ông cho rằng sự sản sinh của nghiệp lực là nguyên nhân dẫn đến luân hồi. Mỗi lần luân hồi chuyển kiếp là để cân bằng giữa đức và nghiệp.
“Nghiệp” không phải là một khái niệm mơ hồ, huyền hoặc, mà là chỉ “hành vi”, “việc làm” của con người. Con người trải qua nhiều kiếp luân hồi, đã làm biết bao việc tốt và việc xấu. Làm việc tốt được gọi là “Thiện nghiệp”, làm việc xấu được gọi là “Ác nghiệp”. Dẫu là việc tốt hay việc xấu thì con người cũng đều phải chịu trách nhiệm về việc mình đã làm. Vậy nên mới có sự ứng nghiệm và báo đáp, mà chúng ta gọi là “Thiện báo” và “Ác báo”. Trời xanh luôn giữ lẽ công bằng với tất cả sinh mệnh dưới gầm trời của mình. Vậy nên ông Trời sẽ căn cứ vào “Thiện nghiệp” và “Ác nghiệp” của bản thân mỗi người mà an bài những mối nhân duyên dành cho họ.
Dick Sutphen chia nghiệp lực thành 5 loại:
1. Nghiệp cân bằng
Đây là một hình thức đơn giản nhất, là mối quan hệ nhân quả một cách cơ học.
Ví như một người đời trước rất tàn nhẫn với người khác thì kiếp này ông sẽ phải sống trong sự cô độc. Ông sẽ rất khó tìm được một người bạn tâm giao giúp mình vui vẻ. Một người khác đời nàycó tài nhưng lại chẳng có đất dụng võ, có thể là vì đời trước ông đã phá hoại cơ hội thăng tiến của người khác. Hay một phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu rất nghiêm trọng có thể do đời trước cô ấy mang lòng đố kỵ mà thêu dệt công kích người khác. Cũng có người sinh ra đôi mắt đã bị mù là vì đời trước ông là binh lính La Mã và đã làm mù đôi mắt của một tù nhân Cơ Đốc.
Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà những lời truyền dạy “Ở hiền gặp lành”, “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo” đã được truyền tụng qua ngàn đời tới nay vẫn còn nguyên giá trị.
2. Nghiệp tự thân
Chúng ta thường nghe tới khái niệm “lục đạo luân hồi”. “Luân” nghĩa là bánh xe, “hồi” là xoay tròn. Lục đạo là 6 nẻo chuyển sinh của sinh mệnh, gồm “địa ngục”, “súc sinh”, ‘ngạ quỷ”, “Atula”, “cõi người” và “cõi trời”. Thuận theo “Đức” và “Nghiệp” mà mình mang theo, sinh mệnh sẽ không ngừng chuyển sinh trong 6 nẻo, mãi ngụp lặn trong vòng quay của bánh xe sinh tử chờ đợi một điều thiêng liêng nào đó.
Nghiệp tự thân là kết quả do bản thân sinh mệnh quá lạm dụng thân thể của mình đời trước gây ra. Việc hoàn trả nghiệp lực đa phần sẽ thể hiện ở các bộ phận tương ứng của thân thể. Nghiệp lực tự thân đa phần là do sinh mệnh chuyển sinh quá nhanh, khiến họ khi chuyển sinh vẫn mang theo dấu ấn từ đời trước. Một đứa trẻ mắc bệnh phổi bẩm sinh có thể là vì đời trước cậu có tiền sử hút thuốc quá độ dẫn đến căn bệnh ung thư. Một số người khi sinh ra đã mang theo vết chàm hay vết bớt. Điều nàycó thể là kết quả của việc bị bỏng nghiêm trọng từ đời trước nay còn lưu lại.
Vậy nên con người không chỉ cần thiện đãi với người khác, mà trước tiên cần biết thiện đãi và trân quý thân thể của chính mình.
3. Nghiệp sợ hãi hoang tưởng
Nghiệp sợ hãi hoang tưởng đến từ sự tổn thương trong kiếp trước, nhưng lại không có liên quan nhiều đến cuộc sống kiếp này.
Ví như có một người nghiện công việc nhớ lại trải nghiệm anh đã không thể nuôi sống gia đình trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Anh ấy nhớ lại cảnh phải tự tay chôn cất đứa con trai yêu quý bị chết vì đói của mình. Kết quả là đời này anh ấy bị thôi thúc phải làm việc đêm ngày, gắng sức không để chuyện này tái diễn một lần nữa một cách vô thức. Trong khi cái cớ bề ngoài vẫn là để đảm bảo cuộc sống gia đình no đủ và không phải lo lắng về tài chính.
Nghiệp hoảng sợ hoang tưởng và những tội nghiệp không có thực khác được nhắc đến ở đây đều có thể giải quyết thông qua việc tu dưỡng tâm tính, học cách buông bỏ quá khứ và tĩnh lặng trước hiện tại và tương lai.
4. Nghiệp tội lỗi một cách hoang tưởng
Nghiệp tội lỗi hoang tưởng cũng bắt nguồn từ câu chuyện hoặc sự tổn thương trong cuộc sống đời trước.
Một người mắc bệnh tê bì từ nhỏ khiến sau này đôi chân anh bị liệt. Anh ấy cảm thấy rằng do đời trước anh ấy đã từng làm lái xe và đâm vào một đứa trẻ khiến cháu bé bị què chân. Dẫu đó không phải do anh ấy cố tình, nhưng anh ấy vẫn luôn oán trách bản thân.
Sống trong cảm giác dằn vặt, tội lỗi ấy tâm hồn con người sẽ khá thống khổ, giống như sự trừng phạt về tâm hồn vậy. Cảm giác thống khổ này giống như sự bù đắp lại cho nỗi đau của cậu bé tật nguyền do anh ấy vô tình gây nên. Nên đương nhiên là anh ấy sẽ được tiêu nghiệp trong khi chịu khổ. Khi ân oán đã được bù trừ thì bản thân anh ấy mới được giải thoát và tìm thấy sự thanh thản, bình yên trong cõi lòng.
Nên trong sinh mệnh mỗi người vẫn luôn có những điều mà mắt người không thể nhìn thấy, nhưng vẫn vô hình nắm giữ vận mệnh của họ. Dẫu muốn hay không thì ân oán cũng đều được hoàn trả theo cách này hay cách khác.
5. Nghiệp tích lũy năng lực của bản thân
Chúng ta thường nghiêng mình ngưỡng mộ trước những tài năng lớn hay những danh nhân, những bậc kỳ tài kiệt xuất. Đôi khi ta còn thường thầm ghen tị ông Trời quá hậu đãi họ, mà quên mất bản thân mình. Kỳ thực năng lực và tri thức của sinh mệnh thường được tích lũy qua nhiều đời, nhiều kiếp mà thành.
Ví như một người rất hứng thú với âm nhạc, anh dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, miệt mài ngày đêm với các nốt nhạc. Trong 6 lần chuyển sinh anh ấy vẫn không ngừng vun đắp khả năng âm nhạc của mình. Mỗi đời anh lại tiến bộ một chút, cuối cùng trong đời này anh đã trở thành một nhà soạn nhạc tài năng.
Có không ít người có một dung nhan xinh đẹp, gia đình đầm ấm hạnh phúc, tiền tài như nước, con cái hiếu thuận xinh xắn, giỏi giang. Biết bao người phải thầm ngưỡng mộ và có chút ghen tỵ với họ mà lẩm nhẩm “Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”. Dường như ông Trời quá ưu ái cho họ.
Kỳ thực điều này là do cô ấy luôn coi trọng việc tu dưỡng tâm tính của bản thân và hết lòng, hết dạ yêu thương, lo nghĩ cho người khác trong nhiều đời trước.
Thành công và hạnh phúc của họ là thông qua nỗ lực và gian khó biết bao đời tích lũy mà nên. Họ đã có thể tiêu nghiệp và tích đức khi nỗ lực và trong sự gian nan của mình, từ đó đời này thần may mắn mới ban cho họ một cuộc sống viên mãn, đủ đầy như vậy.
Đức là do làm việc tốt mà đạt được, sinh mệnh ấy sẽ được khen thưởng trong các kiếp luân hồi, ví như họ có sức khỏe tốt, sự nghiệp rạng rỡ, tình yêu mỹ mãn và một gia đình đầm ấm…
Dẫu trong khi luân hồi sinh mệnh được thiện báo bởi những việc làm tốt của mình từ đời trước thì sinh mệnh ấy cần phải không ngừng tu dưỡng tâm tính và nỗ lực học tập. Ví như bạn có dùng cơ hội của mình để giúp đỡ người khác hay không. Bạn đối đãi như thế nào với tiền tài của mình, chỉ hưởng thụ cho thỏa thích hay biết nghĩ tới những người kém may mắn xung quanh.
Thái độ bạn đối đãi với danh và lợi của người khác sẽ quyết định liệu bạn có được phép tiếp tục hưởng thụ những gì mình đang có hay không và vận mệnh đời sau của bạn tốt hay xấu.
Ví như khi nhìn thấy dung mạo xinh đẹp, hào hoa, tuấn tú của người khác bạn thấy ghen ghét hay mừng thay cho họ? Khi nhìn thấy người khác hạnh phúc đắm mình trong sự thành công và tình yêu nồng nàn bạn khó chịu hay thầm chúc phúc cho họ? Khi thấy người khác khổ đau bạn có mừng thầm vì mình không phải chịu cảnh trái ngang như vậy không? Từng suy nghĩ ấy dẫu nhỏ nhưng cũng sẽ quyết định vận mệnh của bạn sau này. Vậy nên đối xử tốt với người khác hóa ra lại là thiện đãi bản thân mình.
Nghiệp lực (hay còn gọi là ác nghiệp) là do bạn làm việc không tốt mà thành. Cách trả nghiệp nhanh nhất là hãy trực tiếp trải nghiệm những hậu quả do các hành vi ác ý của mình.
Ví như đời này bạn nghèo rớt mồng tơi, đa phần là vì đời trước bạn có hành vi lạm dụng tiền bạc. Nếu bạn đối đãi với cuộc sống có vẻ như bất công ấy bằng một tâm thái bình thản và vui vẻ, trước sau vẫn giữ một cái tâm thiện lành thì nghiệp lực của bạn từ đời trước sẽ được hoàn trả. Không chỉ vậy, tâm thái này cũng là những hạt mầm gieo xuống vận mệnh tốt đẹp trong tương lai hay những kiếp về sau.
Trong khi chuyển sinh đời đời kiếp kiếp, sinh mệnh không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Nếu trong quá trình này sinh mệnh không ngừng trả nghiệp và tích đức, thì sinh mệnh sẽ trở nên ngày càng trưởng thành, thuần khiết và mỹ lệ hơn.
Có một vị đại sự từng nói Chân – Thiện – Nhẫn là đặc tính của vũ trụ. Cuối cùng khi sinh mệnh đồng hóa với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ thì sinh mệnh sẽ được thăng hoa, trở về với bản nguyên thuần khiết của mình.
Ông Trời luôn có đức hiếu sinh, luôn từ bi với tất cả sinh mệnh trên thế gian. Sinh mệnh ngụp lặn trong 6 nẻo luân hồi sẽ không ngừng được tẩy tịnh, quy chính và hoàn thiện bản thân. Đợi đến giây phút huy hoàng của vũ trụ, những sinh mệnh thuần khiết ấy sẽ được quay trở về mái nhà thuở ban sơ của mình và vui hưởng cuộc sống vô cùng mỹ hảo.