Văn hóa cổ xưa Trung Hoa biểu hiện ở sự huy hoàng của bách gia trăm họ, triều đại nhà Tần, thơ Đường, Tống tự. Tứ đại phát minh: Hoá học, toán học, thiên văn và thuật luyện kim; dệt vải, gốm sứ… Trí huệ khoan dung, nhẫn nhường, hoà hợp, thiện lương, tôn sư trọng đạo, tự cường bất tức, hậu đức tải vật (lấy sự cần cù, kiên định để vươn lên, lấy đức độ của lòng người mà bao dung mọi vật)… đây là những mỹ đức của dân tộc Trung Hoa xưa.

Nhưng tiếc thay, những điều tốt đẹp là mỹ đức, thành tựu kể trên giờ chỉ là… quá khứ. Người Trung Quốc ngày này có gì đáng để tự hào không? Như lời của một vị tướng quân người Đức nói: “Tôi kính phục đức độ người Trung Quốc, nhưng đó là người Trung Quốc cổ xưa.”

Ngày nay, văn hóa Trung Quốc trong xã hội hiện đại đầy rẫy những biến dị, người Trung Quốc đi du lịch khắp nơi thế giới thì thường để lại ấn tượng khiến dân bản địa không thể nào có thiện cảm tốt được, cơn ác mộng Trung Hoa ấy vì đâu mà thành?

trung quoc mong

Nguyên nhân sản sinh của những hiện tượng biến dị trong xã hội, có thể đưa ra nhiều lý do, nhiều phương diện: Thể chế, giám sát, tu dưỡng, giáo dục… Trên thực tế, chúng ta thường bỏ sót một nguyên nhân quan trong nhất, đó chính là sự biến dị của văn hoá tín ngưỡng, người Trung Quốc hiện nay đã mất đi sự tôn kính của mình đối với Thần Phật.

Vào thời Tam Quốc, con trai của Tôn Quyền là Tôn Hòa đã vô tình thấy một tượng Phật nhỏ bằng vàng trong khu vườn sau nhà. Đó là cổ vật của vua Ấn Độ A Yu, từng được đặt trong cung điện để bảo an. Nhưng vì sao bức tượng này lại có mặt ở đây, và vì sao nó lại được chôn dưới đất? Không ai có thể giải thích điều này.

Tôn Hòa vốn không tin Phật giáo, vì thế ông ta đã đem bức tượng bỏ vào một nơi dơ bẩn và đổ những thứ nhơ uế lên đó. Không lâu sau, cơ thể ông ta trở nên sưng tấy và đau đớn, đến độ ông ta đã la khóc kêu than.

a0f3a28f43fe5065ba5ac5a2af389b04
Người tì nữ này rất tin vào giáo lý nhà Phật. (Ảnh minh hoạ: mingxinh)

Có một tì nữ trong cung điện của Tôn Hòa tin vào Phật pháp, cô nói: “Thưa ngài, ngài nên đến bên tượng Phật và cầu nguyện chăng?”

Ông ta hỏi: “Phật là một vị Thần phải không?”

Tì nữ trả lời: “Vâng, đúng như vậy.”

Rồi Tôn Hòa nhận ra những gì mình đã làm và kể cho tì nữ nghe. Tì nữ lập tức mang tượng Phật vào đại sảnh và chùi rửa nhiều lần với nước sạch. Rồi cô đốt hương và khấn nguyện. Tôn Hòa cũng quỳ thú tội và cầu xin được tha thứ. Sau một hồi, ông không còn cảm thấy đau đớn nữa.

Sau đó, Tôn Hòa cho gọi một hòa thượng đến giảng giải Phật Pháp. Lão hòa thượng cũng giải thích Pháp là gì một cách chi tiết với Tôn Hòa, đồng thời đọc các kinh sách cho ông nghe. Sau 10 ngày, Tôn Hòa hoàn toàn bình phục và đã ra lệnh trang hoàng ngôi chùa. Ông ta cũng yêu cầu tất cả mọi người trong cung phải tôn kính Phật Pháp.

163301_242646475865873_1723643187_n

Sự tôn kính của một con người phải được dành cho Thần Phật, thì nay, thay vào đó người ta sùng bái những trào lưu văn hoá biến dị, bại hoại của con người.

Tôn kính Thần Phật, đó là tố chất tối căn bản của một người, cũng là tố chất tốt đẹp nhất của một dân tộc. Không có tín ngưỡng sẽ không có sự tôn kính. Người dân Trung Quốc hiện nay sùng bái học thuyết vô thần luân – ca ngợi sự “vô Thần”, phủ định niềm tin kính ngưỡng vào Thần Phật – vốn là cội nguồn của những giá trị đạo đức tốt đẹp.

Con người không còn sự kính trọng đối với Thần cũng đồng nghĩa không có bất cứ thứ gì chế ước bản thân. Càng ngày càng phóng túng bản thân, đua nhau theo đuổi chủ nghĩa lợi ích vật chất. Hơn nữa, còn không chừa bất cứ thủ đoạn nào để có được thứ mình muốn, chạy theo cái mà họ gọi là “bản năng”, “bản năng” xa rời nhân tính. Tham ô, lừa gạt, hủ bại trở thành trào lưu. Khiêm nhường, lương thiện, khoan dùng, cần liêm, giúp đỡ người khác, kính lão yêu trẻ… thành chuyện hoang đường xa xỉ, quan hệ giữa người với người ngày càng trở lên lãnh đạm thờ ơ.

Đạo đức đối với một số người, cũng giống như một chiếc áo lỗi thời, khi cần thì lấy lên mặc, khi không cần thì vứt vào một góc, không quan tâm tới nữa. Một con người không còn lòng tin vào Thần Phật, sẽ không tin có Nhân Quả sẽ không còn sợ hãi bất cứ điều gì. Khi gặp nguy hại, gặp tổn thất lợi ích cá nhân, họ sẽ buông bỏ đạo đức và lương tâm, vô pháp vô thiên và không việc ác nào không dám làm, vì danh lợi mà không từ một thủ đoạn nào cả.

Chúng ta làm người, cần có sự tôn kính, trước tiên phải biết tôn kính tự nhiên. Cổ xưa, trời đất dung hoà, thiên nhiên ưu đãi đó chính là sự hồi đáp của thiên nhiên đối với lòng tôn kính của con người.

Cũng cần biết tôn trọng sinh mệnh. Mỗi một sinh mệnh sinh ra trên trái đất này đều có ý nghĩa và sứ mệnh của nó, chúng ta không thể cho rằng con người là chủ nhân cư ngụ ở đây, chúng ta có quyền làm mọi thứ, tàn sát thiên nhiên, tàn sát động vật. Là con người thì cần phải hiểu được rằng, khi chúng ta tàn sát thiên nhiên muôn loài, thì đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tự tàn sát chính mình.

Người với người thì lại càng phải tôn kính nhau hơn, không thể vì lợi ích của cá nhân mình mà làm tổn hại người khác, chỉ có yêu thương và tôn kính lẫn nhau đó mới là cách bảo vệ chính mình tốt nhất, đó mới là cách kiến lập một nền tảng xã hội bền vững nhất.

Chỉ có trong sự trở về với niềm kính ngưỡng chân thành sâu sắc với Thần Phật, vào thiên lý, nhân đạo, thì con người mới có thể trở lại với những giá trị thuần thiện, chân chính và tốt đẹp ban sơ. Và thế giới này mới có thể quay về với văn minh huy hoàng của nhân loại.

Minh Vũ – Hồng Liên