Chú là một cựu giảng viên học viện hậu cần từ năm 1976, từng bôn ba ra làm doanh nghiệp tư nhân, rồi sang tận Trung Quốc kinh doanh, nét từng trải trên khuôn mặt vẫn không che khuất nổi ánh mắt lấp lánh niềm vui và hóm hỉnh. Trải qua những nghi hoặc, dò xét lúc ban đầu, giờ đây chú đã hoàn toàn bị thuyết phục rằng tấm lòng lương thiện vô tư là có thật, và rằng khi người ta có thể buông bỏ những toan tính cá nhân, thì sẽ có thể đắc được điều trân quý nhất.
Chú được sinh ra trong một gia đình nho học, ông nội là thầy thuốc, chủ tịch hội đông y huyện. Còn ông anh của chú là nguyên chuyên viên cao cấp thuộc Bộ khoa học công nghệ, được nhà nước cử đi học theo chương trình trao đổi nhân tài ở Cộng Hoà Séc năm 1976.
Vào đầu thập niên 70, chú được nhà nước chọn đào tạo ở lĩnh vực sinh học phân tử. Đến năm 1976, do chủ trương hiện đại hóa quân đội, chú được điều động vào giảng dạy tại khoa Khoa học cơ bản, Học viện Hậu Cần. Một thời gian sau, chú được chuyển sang dạy ở bộ môn khoa học của khoa Quân nhu. Đến năm 1990, Nhà nước có chủ trương giảm biên chế, chú tình nguyện chuyển ra ngoài thành lập doanh nghiệp, và trở thành doanh nhân từ đó. Sau này, bên Trung Quốc mời sang liên doanh sản xuất, chú mới học tiếng Trung để nói chuyện với họ. Dù trình độ tiếng Trung lúc bấy giờ không được tốt, chú vẫn kiên trì làm việc ở Trung Quốc, kinh doanh xong xuôi mới trở về Việt Nam.
Buổi đầu…nghi hoặc
Lần đầu tiên ra công viên tập cùng mọi người, thấy mọi người bảo rằng Pháp Luân Công có 5 động tác thì chú nghĩ Pháp Luân Công cũng giống với Suối nguồn tươi trẻ, cũng có 5 động tác. Khi ấy, chú chỉ nghĩ rằng mình tập cái gì đó cho vui, cho có sức khoẻ, và rằng Pháp Luân Công có lẽ cũng mất tiền như kiểu Thái Cực Quyền mất 50.000 đồng/ tháng, Yoga cười 100.000 đồng/ tháng…
Chính vì nghĩ như vậy nên chú cho rằng mình “chưa tập được gì mà mất tiền cũng phí, thôi đứng ra một góc một xó riêng” tách biệt với vài chục học viên khác. Chú nhìn mọi người rồi cũng giơ tay bắt chước làm theo chứ chưa hiểu đầu đuôi thế nào. Ấy thế mà kỳ diệu thay, cái bệnh viêm mũi dị ứng của chú vốn phải uống một viên thuốc của Anh 20,000 đồng mỗi tối thì mới ngủ yên được, hôm ấy về nhà không hiểu sao lại hết thuốc mà chú vẫn ngủ ngon!
Thế là chú tiếp tục ra điểm luyện công vào sáng hôm sau, các bạn trẻ ở đó mời chú ngồi cùng “cho có trường năng lượng”. Chú nghĩ bụng: “Năng lượng gì mà năng lượng, thôi ngồi đây cho nó vui chứ không ở ngoài lạc lõng, giờ có nộp tiền thì cũng đáng, chả việc gì”. Nhưng rốt cuộc là sau bao nhiêu buổi tập cùng mọi người, chưa bao giờ có ai yêu cầu chú đóng tiền cả. Thì ra, tập Pháp Luân Công là hoàn toàn miễn phí.
Sau khi vào tập cùng với các học viên ở điểm luyện công, chú thấy sức khoẻ ngày một tốt lên, “thế là cứ thích đi, tập say sưa lắm, cứ như có ai đẩy lên”. Thế nhưng, chú vẫn còn chưa yên tâm, còn muốn dò hỏi người này người nọ xem họ tập Pháp Luân Công thì kết quả thế nào.
Một lúc sau, chú thấy một ông đi qua ngó nghiêng mọi người tập (sau này chú biết ông ấy là giảng viên Toán Đại học Bách Khoa), bèn hỏi ông ấy muốn tập phải không? Ông trả lời rằng đúng, rằng “nhà tôi các cháu bảo tập tốt lắm”. Thế là chú nhiệt tình hướng dẫn động tác cho ông ấy, mặc dù bản thân lúc đó mới tập được hai ngày.
Ngày hôm sau, ông giảng viên ra khoe là tập cái này tốt lắm, tôi hôm qua không phải uống thuốc vì mất ngủ nữa. Số là ông ấy có vợ bị ung thư, bố vợ và bố đẻ đều mất nên ông rơi vào tâm trạng hoảng loạn, không ngủ được, mỗi đêm đều phải uống thuốc. Sau trải nghiệm này, ông giảng viên biết chắc chắn tập Pháp Luân Công là tốt cho sức khỏe.
Hôm sau nữa, ông giảng viên Toán dẫn ông bạn cũng là giảng viên đại học ra điểm luyện công cùng, nhờ chú chỉ dẫn giúp ông bạn các bài tập. Chú bảo hai ông đứng ra phía sau còn chú đứng phía trước, các ông ấy tập và thấy hiệu nghiệm ngay. Lúc đó, các chú chỉ biết là tập khí công thôi.
Cũng vì nhận thức còn hạn chế như vậy nên ngày ấy, cứ đến bài công pháp số 5 là chú đi về, vì nghĩ bài 5 “chả có cái gì”, “ngồi thiền chứ có gì đâu mà”. Chú còn nói dối là về nhà tối tập nhưng thực ra là lại đi ra hàng bia ngồi.
Sau đó, mọi người ngày nào cũng tập và cảm thấy rất tốt, đều như có ai đẩy lên. Ông bạn kiến trúc sư học bên Cuba về chia sẻ là: “Em tập cái này cứ như kiểu thuốc tiên, trước ăn phở toàn bị toát mồ hôi đến mức xấu hổ không dám ăn, nhưng bây giờ không toát mồ hôi nữa, đi cứ như có ai đẩy”. Đến tận lúc ấy, chú mới khẳng định là Pháp Luân Công tốt thật và quyết định theo tập.
Hoá ra khí công không chỉ là tập thể thao…
Về sau chú mới biết, Pháp Luân Công là phương pháp tu luyện cả thân lẫn tâm, nên không chỉ cần luyện công mà còn phải tu tâm tính chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Vì thế nên các học viên bảo chú phải đọc sách để biết tu tâm tính thế nào. Khi ấy chú vẫn còn một chút tâm lý dò la, nghi ngờ, nên nghĩ: “Thôi mua 1 cuốn, vì người ta đã mang đài cho mình nghe thì mình mua cho họ cuốn sách ủng hộ”; chú đưa 100 nghìn xong bảo “biếu chúng mày luôn”. Nhưng các bạn nói: “Không, chúng cháu chỉ được phép lấy như thế”, xong chú cứ nghĩ tại sao các cháu lại tốt đến như vậy?
Chú đã bị làm cho cảm động bởi tấm lòng lương thiện vô tư của các học viên Pháp Luân Công như thế đó.
Sau này, chú mới hiểu ra là vì mọi người đều thu được lợi ích to lớn từ Pháp Luân Công nên tình nguyện phó xuất, để những người xung quanh cùng được hưởng lợi.
Về nhà, chú mở sách ra đọc, nhưng “đọc không nổi, cuốn sách cực khó đọc, đọc đi đọc lại” mà vẫn chưa thông. Các bạn đồng tu cứ hỏi chú đọc được bao nhiêu lần rồi, chú cũng xấu hổ vì “có cuốn sách mà đọc mãi không xong, đọc gì mà lâu thế”.
Các bạn chia sẻ rằng đọc sách, đọc sách tập thể thì rất tốt, nên chú cũng tham gia học cùng mọi người. Ban đầu, chú đọc “như con vẹt thế thôi”, nhưng về sau chú mượn được quyển sách “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Trung và tập chép, chép từng chữ từng chữ kết hợp nghe băng thâu âm giảng Pháp của Sư phụ, bỏ rất nhiều nỗ lực. Thật công phu mới học được một chữ, nhưng dù chưa hiểu hết chú vẫn cứ chép, rồi đi tìm từ điển để học, dần dà về sau chú hiểu được nội hàm sâu sắc của những lời giảng khiến chú xúc động vô cùng, những bài học làm người mà đến gần cuối đời chú mới lần đầu được biết.
Buổi hoàng hôn rực rỡ của đời người
Chú tâm sự, chỉ khi mình hiểu được Pháp lý thì mình mới biết thế nào là tu luyện. Không cố chấp vào danh lợi tình không phải là vứt bỏ hết công việc, gia đình, bạn bè… như một số người nhầm tưởng, mà là không bị những truy cầu dục vọng về danh lợi tình dẫn động đến mất cả kiểm soát và lý trí nữa. Nên người tu luyện có thể luôn hành xử theo Pháp lý, có tiêu chuẩn đạo đức cao, làm một người tốt và tốt hơn nữa. Chú bảo: “Tu luyện chỉ cho mình cách bỏ đi những tính xấu mà không lấy của mình một xu nào. Tiền trước đây ăn uống lãng phí, thiếu lành mạnh thì giờ dành để đi chơi khắp nơi trên thế giới, mở mang đầu óc, làm điều tốt đẹp”.
Chú chia sẻ: Mặc dù vẫn chưa hiểu được hết nội hàm nhưng tư tưởng, nhận thức của chú đã đề cao rất nhiều sau khi tu luyện.
Chính vì may mắn khi vào lúc xế chiều của cuộc sống chú lại bắt đầu một cuộc sống mới, một cuộc đời nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn cả trước đây, không còn ưu tư lo lắng, phiền não, vì thế mà 3 anh em chú đều đã bước vào tu tập.
Một hôm, người anh của chú đến nhà hỏi chú tập cái gì đấy, thế là chú mới nói rằng tập Pháp Luân Công thân thể khoẻ mạnh, lâu nay chú không phải đi viện một lần nào nữa, cũng không cần phải đo huyết áp nữa. Anh chú bèn hỏi mượn cái máy đo huyết áp của chú, chú đáp là: “Tôi biếu anh luôn, anh mang về mà dùng”. Sau lần gặp này, anh của chú về cũng tập Pháp Luân Công, mọi bệnh tật đều tiêu tan cả. Thế là ông ấy cũng đi giới thiệu Pháp Luân Công với mọi người. Giờ đây, trong nhà chú là ba anh em đều đắc Pháp.
Niềm vui ánh lên từ đáy mắt, chú tâm sự rằng đắc được Pháp Luân Đại Pháp là cơ duyên trân quý vô ngần, được đồng tại với Sư phụ Lý Hồng Chí là hạnh phúc phi thường của cuộc đời chú.
(Nhân vật trong bài viết: Phan Thạch Ấn – Từ năm 1976 đến 1990 giảng dạy ở Khoa quân nhu – Học viện hậu cần. Sau đó về làm chủ doanh nghiệp Thiên Tân).
Ghi chú của người biên tập: Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn hiện được đón nhận tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Để biết thêm thông tin về môn tu luyện, mời các bạn truy cập vi.falundafa.org. Tất cả sách, nhạc luyện công, tài liệu hướng dẫn đều được cung cấp miễn phí.