Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, có một hiện tượng văn hóa đặc biệt được gọi là “vở kịch kiểu mẫu”. Những tác phẩm hoang đường này đã rót vào dân chúng những tư tưởng bạo lực kích động “đấu tranh giai cấp”, đóng góp thúc đẩy Cách mạng Văn hóa, và chúng là những ký ức không thể nào quên của người Trung Quốc khi nhìn lại. Tuy nhiên, có một số “vở kịch kiểu mẫu” sau khi kinh qua kỹ thuật dàn dựng được tinh xảo hóa, thậm chí vẫn còn được diễn tại cả trong và ngoài nước, phục vụ như một công cụ tẩy não cho ĐCSTQ. “Hồng sắc nương tử quân” là một trong số những vở kịch đó.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“! Hôm nay, chúng ta hãy tiếp cận cái gọi là “tác phẩm kinh điển đỏ” mang tên “Hồng sắc nương tử quân”, khôi phục lại diện mạo chân thực của một nhân vật phản diện, đồng thời cũng hé lộ nhân sinh bi thảm của biệt đội nữ “Hồng sắc nương tử quân” ít được biết đến.

Theo mô tả của lịch sử ĐCSTQ, vào tháng 8 năm 1930, Sư đoàn độc lập công nông hồng quân Quỳnh Nhai, tiền thân của Tổng đội Quỳnh Nhai, chính thức được thành lập trên đảo Hải Nam. Chín tháng sau, Liên đội đặc vụ nương tử quân của Trung đoàn 3 Sư đoàn Độc lập cũng được kiến lập. Những nữ chiến binh hồng quân này “cầm súng và chiến đấu sát cánh cùng nam tử”; được huấn luyện quân sự đầy đủ; tùy theo hình thế chiến đấu thay đổi, họ sẽ lao vào trận chiến….

Sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, đội nữ binh này đã được tuyên truyền rầm rộ dưới hình thức văn học và nghệ thuật, lần đầu tiên được dựng thành bộ phim điện ảnh “Hồng sắc nương tử quân” vào năm 1960, và sau đó được cải biên thành vở ba lê vào năm 1964. Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, nó đã trở thành một trong tám “vở kịch kiểu mẫu” đầu tiên, có thể nói đây là một trong những tác phẩm tẩy não có ảnh hưởng nhất của ĐCSTQ, đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người Trung Quốc.

Câu chuyện phỏng theo diễn biến như sau: Vào những năm 1930 tại ngôi làng Da Lâm Trại gần Vạn Tuyền Hà, đảo Hải Nam, “địa chủ ác bá” Nam Phách Thiên đã lợi dụng gia tài của Vạn Quán để tổ chức và chi viện lực lượng vũ trang phản động, là kẻ thù của đội du kích đảo Hải Nam. Thường ngày “địa chủ ác bá” vẫn tác uy tác phúc, khiến nha hoàn Ngô Quỳnh Hoa chịu không nổi sự áp bức, sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng nha hoàn trốn thoát thành công.

Đương thời, ĐCSTQ chiêu mộ hơn 100 phụ nữ nông thôn từ các ngôi làng nhỏ miền núi ở tỉnh Hải Nam và thành lập một đội đặc vụ vũ trang nữ. Ngô Quỳnh Hoa tham gia đội “Hồng sắc nương tử quân” dưới sự hướng dẫn của “Thương nhân Hoa kiều Nam Dương” Hồng Thường Thanh. Trên thực tế, Hồng Thường Thanh này hoàn toàn không phải là một thương nhân Hoa kiều gì cả, mà là một nữ quân nhân của ĐCSTQ.

Trong một trận chiến đấu, Hồng Thường Thanh bị Nam Phách Thiên bắt và thiêu chết dưới gốc cây đa. Sau đó, Ngô Quỳnh Hoa cầm đầu đội nữ dân quân, chỉ đường cho bộ đội chủ lực của ĐCSTQ tấn công Da Lâm Trại và tiêu diệt lực lượng vũ trang của Nam Phách Thiên, Nam Phách Thiên bị bắn chết. Do thành tích “anh hùng” của mình, Ngô Quỳnh Hoa đã gia nhập ĐCSTQ và trở thành liên đội trưởng mới của liên đội nữ dân quân.

Cái kết của câu chuyện này đã từng khiến nhiều người vỗ tay tán thưởng: kẻ ác bá cuối cùng cũng bị tiêu diệt, và nương tử quân không để mày râu bắt nạt! Nhưng câu chuyện có phản ánh chân thực lịch sử không?

Theo một báo cáo từ trang web cổng thông tin tích hợp lớn của Hải Nam “Hainan Window”, nguyên mẫu của Nam Phách Thiên là một địa chủ tên là Trương Hồng Du ở huyện Lăng Thủy, Hải Nam. Cháu trai của Trương Hồng Du, Trương Quốc Mai, nói rằng nhiều nội dung của “Hồng sắc nương tử quân” là hư cấu. 4 năm sau khi ông nội anh qua đời, đội “nương tử quân” mới được thành lập.

Trương Quốc Cường, cháu trai của Trương Hồng Đức, anh họ của Trương Hồng Du, là người duy nhất còn sống từng nhìn thấy Trương Hồng Du. Ông nói, Trương Hồng Du khi còn sống là người thiện lương, không hề áp bức lão bách tính, không có kẻ hầu người hạ, cũng không hề có vũ khí, đao, thương trong nhà. Có một vị nhân viên công tác tại Ban Lịch sử huyện Lăng Thủy cũng xác nhận gia đình Trương Hồng Du bao đời nay chỉ dạy sách, không có nợ máu với ai.

Ngoài ra, Vương Thời Hương, chỉ đạo viên của Liên đội đặc vụ nương tử quân, kể lại rằng Bàng Quỳnh Hoa, nguyên mẫu của nữ chính Ngô Quỳnh Hoa, không phải là nha hoàn của nhà Nam Phách Thiên. Hóa ra những kịch tình “cừu hận” và “đấu tranh” trong “Hồng sắc nương tử quân” là hoàn toàn bịa đặt dựa trên nhu cầu chính trị của ĐCSTQ. Vậy, ngoài sự khoa trương và hư cấu trong văn học nghệ thuật, thì những ghi chép lịch sử ĐCSTQ liệu có là sự thật không?

Nhà viết kịch bản Dương Ninh đã chỉ ra chân tướng trong bài báo “Hồng sắc nương tử quân” và “Nam Phách Thiên” rằng đội nữ dân quân này “hoàn toàn không được huấn luyện quân sự hóa” và “sát cánh chiến đấu cùng nam giới” như lịch sử đảng đã nói. Họ thực sự là một nhóm phụ nữ nông thôn bị lừa gạt, bị ĐCSTQ cổ vũ, mê hoặc mà giết người phóng hỏa, điều gì cũng dám làm. Hơn nữa, hầu hết cuộc sống chân thực của họ đại đa phần đều vô cùng bi thảm.

Năm 1932, lữ đoàn cảnh vệ Quốc Dân đảng bao vây và trấn áp căn cứ Quỳnh Nhai của ĐCSTQ. Sau khi chịu thương vong nặng nề, “Hồng sắc nương tử quân” tuyên bố giải tán. Đội nữ dân quân này trước sau kiên trì được hơn 500 ngày, 8 thủ lĩnh của họ lần lượt bị bắt sau cuộc binh biến Tây An của Trương Học Lương và Dương Hồ Thành; sau đó họ được Tưởng Giới Thạch đại xá mà được ra tù.

Theo tập tục ở nông thôn Quỳnh Hải, các bé gái sẽ được gửi đến nhà người khác làm dâu khi còn rất nhỏ và thường sẽ có con trước 15 tuổi; nếu họ không kết hôn trước tuổi 25, họ sẽ bị xóa danh tính khỏi gia phả. Khi những “nương tử quân” này được Quốc Dân đảng thả ra tù, người trẻ nhất là Phùng Tăng Mẫn đã 25 tuổi, cùng với thân phận và lý lịch đặc biệt của họ, rất ít người nguyện ý kết hôn với họ.

Ngoài ra, tin đồn “đàn bà lên núi làm mẹ làm vợ đảng cộng sản” cũng khiến họ xấu hổ. Do đó, sau lần hợp tác thứ hai giữa Quốc Dân đảng và đảng Cộng Sản, việc kết hôn với một nhân sĩ Quốc Dân đảng hoặc một người cùng làng đã trở thành một lựa chọn cho những thành viên của “nương tử quân”. Ví dụ, Bàng Quỳnh Hoa, người từng đảm nhiệm liên trưởng liên đội đặc vụ, đã kết hôn với một người cùng làng sau khi ra tù. Chồng bà Hoa bị quân đội Nhật giết vì cự tuyệt giữ chức trưởng hội duy trì, và Bàng Quỳnh Hoa sau đó cũng bị giết vì cự tuyệt đi theo sĩ quan quân đội Nhật.

Sau khi Vương Thời Hương, một cựu thủ lĩnh khác được ra tù, mẹ bà sợ rằng lý lịch của con gái sẽ hệ lụy cả gia đình, đã gả bà làm vợ lẽ của một vị đội trưởng Quốc Dân đảng ở làng làm vợ lẽ, bất kể ông ta bị tàn tật và hơn bà 15 tuổi. Sau khi ĐCSTQ chấp chính, Vương Thời Hương không thoát khỏi những cuộc vận động hết lần này đến lần khác. Khi tuyệt vọng, bà đã tìm cách tự sát, nhưng được con trai lớn phát hiện và cứu kịp thời.

Bàng Học Liên, người là chiến hữu và cũng bị đi tù với Vương Thời Hương, thời Cách mạng Văn hóa cũng bị giải ra diễu phố, lý do vô cùng hoang đường: Quốc Dân đảng vì sao lại phóng thích họ khỏi tù? Vương Thời Hương kết hôn với Quốc Dân đảng, Bàng Học Liên vì lẽ gì mà không bêu riếu, vạch trần bà ta?

Sự tình tương tự cũng xảy ra với Hoàng Đông Anh, một thành viên của “Hồng nữ nương tử quân”. Sau khi trở về quê hương, Hoàng Đông Anh trở thành vợ lẽ cho Lý Xương Quyết, khu trưởng Quốc Dân đảng. Trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1951, Lý Xương Quyết đã bị ĐCSTQ giết hại. Kể từ đó, Hoàng Đông Anh bị chụp mũ “vợ địa chủ” và “kẻ phản bội”, trở thành một điển hình chịu phê bình đấu tranh trong các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ. Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, Hoàng Đông Anh bị diễu phố và tra tấn đánh đập, chịu đựng mỗi ngày như một năm, và những đứa con của bà cũng bị kỳ thị và liên đới.

Những gì mà các “nương tử quân” này gặp phải khiến người ta oán trách, nhưng đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Hầu hết mọi người đều không biết rằng, sau khi Liên đội đặc vụ nương tử quân bị Quốc Dân đảng giải tán, hoạt động của Tổng đội Quỳnh Nhai trên đảo Hải Nam vẫn chưa bị ĐCSTQ giải tán cho đến năm 1952, và có hơn 3.000 nữ binh trong tổng đội.

Năm 1996, Lý Anh Mẫn, cựu Bộ trưởng Tuyên truyền của đảng ủy Hải Nam, nói về vấn đề phục viên của Tổng đội Quỳnh Nhai, tin rằng có ít nhất hai vấn đề đã không được xử lý đúng trong những năm đó. Một trong số đó là nhiều nữ binh không có nhà để về, đã ba lần thỉnh cầu phân phối về các đơn vị xí nghiệp địa phương, nhưng đều không được phê chuẩn. Đa số họ chưa bao giờ đọc sách, quen sống trong quân ngũ, không có kỹ năng kiếm sống, sau khi phải rời quân ngũ, họ lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: một số lưu lạc vất vưởng trên phố, một số hành khất qua ngày, có người vì miếng ăn mà phải bán thân làm gái; một số đơn giản là gieo mình xuống sông mà chết.

Tuy nhiên, đối với ĐCSTQ mà nói, tố pháp tá ma sát lư (tháo cối giết lừa) này không phải là hiếm, đây được gọi là “chính sách” của họ. Phó Quốc Dũng, một tác gia tự do nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc, trong bài báo “Tìm kiếm sự thật lịch sử là một quá trình”, đã tiết lộ  rằng sau năm 1949, Mao Trạch Đông có phương châm mười sáu chữ đối với thế lực ngầm của ĐCSTQ và lực lượng vũ trang địa phương thời kỳ đầu, đó là “Sắp xếp giáng cấp, Khống chế sử dụng, Tiêu hủy tại chỗ, Từng bước đào thải.”

Đội nương tử quân đã bị ĐCSTQ vứt bỏ, và cái gọi là “những sự tích cách mạng quang vinh” về họ vẫn đang được dàn dựng náo nhiệt trên mặt đất. Tuy nhiên, ngay cả dàn diễn viên và ê-kíp tham gia dàn dựng và diễn vở kịch “Hồng sắc nương tử quân” cũng mệnh đồ đa suyễn, bất hạnh và ốm yếu.

Bạch Thục Sương, diễn viên sớm nhất đóng vai nữ chính Ngô Quỳnh Hoa trong vở vũ kịch ba lê này, bị định tính là nhân vật điển hình bước sang “bạch chuyên lộ tuyến” (kẻ theo phái trí thức) vào năm 1965, và bị đình chỉ biểu diễn. Khi Cách mạng Văn hóa nổ ra vào năm thứ hai, bà lại bị lôi ra đấu tranh phê bình. Bắt đầu từ năm 1969, bà bị gửi đến Trường Cán bộ Tiểu Thang Sơn Bắc Kinh để cải tạo lao động. Mãi đến năm 1974, Bạch Thục Sương đã 34 tuổi, mới được gọi về đoàn.

Nam diễn viên chính Hồng Thường Thanh trong vai Lưu Khánh Đường, bị cách ly thẩm tra trong Cách mạng Văn hóa, và sau đó bị kết án 17 năm tù; trong thời gian bị giam giữ, vợ ông đã ly hôn với ông. Lý Thừa Tường, nguyên trưởng Đoàn Ba-lê Trung ương và đạo diễn vở kịch, bị gán cho là “kẻ lót đường cho phái tư bản” và bị tống vào chuồng bò. Sau đó, ĐCSTQ cho rằng ông vẫn cần phải đóng vai phản diện “Nam Phách Thiên” trong vở kịch, mới có thể khôi phục lại công việc của mình.

Trong hơn nửa thế kỷ, vở kịch đẫm huyết lệ này đã nhiều lần bị ĐCSTQ lôi ra để tuyên truyền tẩy não người Hoa trong và ngoài nước, đã khiến nhiều khán giả bị đầu độc. Chưa dừng lại ở đó, cách đây vài năm, truyền thông chính thống của ĐCSTQ bất ngờ phát hiện ra một lão nhân trăm tuổi Vương Vận Mai, làm ra một cốt truyện mới cho vở kịch “hồng sắc nương tử quân”.

Vương Vận Mai, sinh năm 1910, sống tại một ngôi làng miền núi nhỏ ở thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam, và là thành viên của “Hồng sắc nương tử quân”. Năm 2012, ở tuổi 102, cụ được coi là “đảng viên đỏ điển hình”, bị tuyên truyền cao điệu, chế tác quá trình cụ chính thức gia nhập đảng, tham gia cách mạng…; Sao đó người khác hỏi cụ đã bao giờ nộp đảng phí chưa, mới biết bản thân cụ chưa gia nhập đảng.

Vì vậy, vào tháng 6 năm 2010, Vương Vận Mai đã nộp đơn xin gia nhập đảng và trở thành đảng viên dự bị vào năm 2012. Báo cáo cũng cường điệu rằng, Vương Vận Mai “vĩnh viễn đi theo đảng cho đến hơi thở cuối cùng”. Sự thật quả như họ nói, vào tháng 9 năm 2013, Vương Vận Mai đã chết trong thôn. Vào thời điểm đó, tin tức này đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng. Một số người cho rằng việc lôi một cụ già trên trăm tuổi ra để làm tuyên truyền chính trị là không phù hợp với đạo lý; cũng có người kêu gọi: “Hãy để đảng ‘nhất khởi tẩu’, ra đi cùng với cụ!”

Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng

Theo Epoch Times, Mộc Lan biên dịch