Bagatelle là một bản nhạc ngắn, thường dành cho piano và có giai điệu nhẹ nhàng, thư giãn. Dù bagatelle thường được viết cho piano độc tấu, nhưng nó cũng được viết cho các nhạc cụ như đàn piano bốn tay, phong cầm, thụ cầm, organ, ghi ta cổ điển, Vibraphone, violin… Các nhạc phẩm Bagatelle nổi tiếng nhất có lẽ là thuộc về Ludwig van Beethoven với bản Für Elise nổi tiếng. Ở đây chúng ta cùng thưởng thức 11 bản Bagatelles thuộc Op. 119 nhẹ nhàng cho piano của ông.
Op. 119 – 11 Bagatelles for Piano được viết bởi Ludwig van Beethoven giữa những năm 1790 và đầu những năm 1820. Đến cuối năm 1803, ông đã phác thảo bagatelles Nos từ 1 đến 5 cùng với một số tác phẩm ngắn khác cho piano mà ông chưa bao giờ xuất bản. Năm 1820, ông sáng tác năm bagatelles cuối cùng của Op. 119, và xuất bản chúng thành một bộ năm vào năm 1821. Năm sau, ông sửa đổi bản phác thảo bagatelle cũ của mình để xây dựng một bộ sưu tập mới để xuất bản, thêm một bagatelle cuối cùng, số 6, sáng tác vào cuối năm 1822. Sau đó, ông đã gửi đi bộ sáu đến Anh để xuất bản vào năm 1823, cùng với số 7 đến 11, chưa được xuất bản ở Anh.
Nhà xuất bản tiếng Anh đã in tất cả mười một bagatelles với nhau thành một bộ sưu tập, và không rõ việc in này thể hiện ý định của nhà soạn nhạc ở mức độ nào. Một số học giả đã lập luận rằng hai nửa của Op. 119 – Số 1 đến 6 và Số 7 đến 11 – được coi là bộ sưu tập riêng biệt. Tuy nhiên, cũng có thể khi Beethoven sáng tác số 6 vào cuối năm 1822, ông đã lên kế hoạch gửi tất cả mười một bản tới Anh. Trong trường hợp đó, Số 6 sẽ không có nghĩa là một kết luận cho 5 bản đầu tiên, mà là một cách để kết nối chúng với 5 bản sau. Mối quan hệ chính và sự tương đồng theo chủ đề giữa Số 6 và Số 7 ủng hộ giả thuyết này, cũng như thực tế là trong các thư từ tiếp theo, Beethoven chỉ bày tỏ sự hài lòng với cách thức bagatelles được xuất bản ở Anh.
Clip là trọn vẹn 11 bản biểu diễn bởi nghệ sỹ Afanassiev:
Bản No. 1 chơi trên nhịp nhanh Allegretto ở cung nhạc Si giáng trưởng và mang đậm hương vị ngọt ngào vô tận của cổ điển. Với sự trong sáng, cao thượng mà nó mang lại là bất hủ, là chất thiêng liêng lãng mạn tuyệt vời của tình yêu.
Bản No. 2 trên cung nhạc Đô trưởng và nhịp nhanh Andante con moto rất lôi cuốn sinh động, bởi bè trầm và bè cao như đối thoại với nhau một cách lạc quan hết mức, trong khi nhạc dạo giữa vẫn trôi đi lững lờ lãng mạn.
Bản No. 3 là sự kết hợp những kỹ thuật rất cơ bản của piano, được viết trên giọng Rê trưởng vô cùng hồn nhiên khỏe khoắn. Chỉ là kỹ thuật liền tiếng và nảy âm, nhưng dưới bàn tay soạn nhạc tinh tế của Beethoven, bản nhạc sống động và tràn ngập sự lạc quan tâm hồn.
Bản No. 4 vang lên trên cung nhạc La trưởng thật giản dị trong sáng, gợi lên chất làng quê phóng khoáng mộc mạc đầy yêu thương.
Bản No. 5 chơi trên cung Đô thứ với nhịp 6/8 nhanh gợi lên chất dân ca, chất love songs rất đậm. Vì vậy, chất liệu giọng thứ đáng lẽ mang chiều hướng buồn, huyền bí thì vẫn bùng lên sự hóm hỉnh lạc quan của tác giả.
Bản No. 6 vang trên cung Sol trưởng với nhịp nhanh rất thơ mộng, và cấu trúc âm nhạc bắt đầu phức tạp thấy rõ. Điều này cũng dễ hiểu, vì bản No. 6 được viết vào thời kỳ cuối của tác giả.
Bản No. 7 trên cung Đô trưởng mở đầu bằng kỹ thuật láy tạo cảm giác lấp lánh, bồng bềnh, bay bổng thoát tục, và kỹ thuật ấy đi qua toàn bộ bản No. 7 với sự tương phản hoàn hảo giữa bè trầm và bè cao, giữa tay phải và tay trái, bộc lộ những cấu trúc phức điệu, sự từng trải thâm trầm trong tâm hồn tác giả.
Bản No. 8 trên cung Đô trưởng được viết thơ mộng và lãng mạn tuyệt vời, trở thành một sự nối tiếp hoàn hảo với bản No. 7, mà đâu đó trong không gian âm nhạc, phảng phất những nỗi buồn thật hiền dịu.
Bản No. 9 được viết trên cung La thứ với tiết tấu Valse nhanh làm đậm thêm chất liệu huyền bí của tác phẩm.
Bản No. 10 trên cung La trưởng với nhịp nhanh Allegramente và chỉ ngắn vỏn vẹn hai dòng nhạc. Thời lượng chơi No. 10 là từ 13 đến 17 giây.
Bản No. 11 quay về cung nhạc Si giáng trưởng giống với bản No. 1, và chất liệu vô cùng đơn giản, mượt mà lãng mạn. Sự lung linh ngọt ngào của No. 11 là dấu kết hoàn hảo cho 11 bản Bagatelle.