Có chuyện kể rằng, khi bản tứ tấu Op.59 của Beethoven vừa mới ra đời đã bị nghệ sĩ violin người Ý Felix Radicati phàn nàn và chỉ trích rằng đó “không phải âm nhạc”. Thế nhưng, Beethoven đã đáp trả như một lời tiên tri: “Ồ, chúng chẳng dành cho anh đâu mà dành cho đời sau”. 

Ba bộ tứ tấu đàn dây mang tên “Razumovsky” (hay Rasumovsky), opus 59, là bộ tứ tấu mà Beethoven đã viết vào năm 1806, là kết quả của một giao lưu với ủy ban  Đại sứ Nga tại Vienna, Bá tước Andreas Razumovsky, gồm 3 bản:

String Quartet No. 7 in F major, Op. 59, No. 1
String Quartet No. 8 in E minor, Op. 59, No. 1
String Quartet No. 9 in C major, Op. 59, No. 3

Beethoven sử dụng một chủ đề đặc trưng của Nga trong hai bộ tứ đầu tiên để vinh danh hoàng tử, người đã trao cho ông hoa hồng.

Quartet for 2 Violins, Viola, and Cello No. 9 in C major, Op. 59 No. 3 gồm 4 chương:

Chương 1: Andante con moto – Allegro vivace
Chương 2: Andante con moto quasi allegretto
Chương 3: Minuetto. Grazioso
Chương 4: Allegro molto

Clip là trọn vẹn tác phẩm được biểu diễn trực tiếp bởi nhóm tứ tấu Jasper String Quartet:

Chương 1 mở màn với những câu nhạc chủ đề trên nhịp chậm gợi lên những phẩm chất tâm hồn linh thiêng, quyến rũ với những nét huyền bí của cổ điển. Sau đó bằng một câu chuyển rất vui tươi lạc quan của violon thì chương nhạc từ từ dâng lên sức lãng mạn vô tư của tình yêu mà qua đó một chút phong cách hóm hỉnh của Beethoven đã trở thành sự quyến rũ tuyệt vời. Đặc biệt hơn khi chương nhạc đột biến vào nhịp nhanh Allegro vivace.

Chương 2 nổi bật lên chất liệu dân ca Nga và đã được Beethoven cách điệu cực kỳ sâu sắc, đem tới một sự lôi cuốn vô cùng mạnh mẽ đối với thính giả. Đặc biệt chương nhạc này để Cello thả vào những đường nét trầm, rất đậm, rất gợi cảm hứng và không gian cho tác phẩm, trong khi violon lột tả sự say mê đầy mê hoặc. Và tất cả là sự bay bổng lãng mạn tuyệt vời của tâm hồn nghệ thuật.

Chương 3 được viết theo hình thức Minuetto, là hình thức thường được sử dụng lột tả những nét nhạc mang niềm lạc quan, vui tươi lãng mạn. Điểm vô cùng đặc trưng trong những chương nhạc mà Beethoven lưu lại trong tác phẩm này là, khởi đầu của mỗi chương được viết trên nhịp chậm, sau đó bùng nổ trên nhịp rất nhanh. Ngay trong chương 3 này, sự bùng nổ còn mang tính rất đột ngột, tạo nên một nét nghệ thuật tương phản vô cùng duyên dáng và lôi cuốn.

Chương 4 vô cùng khỏe khoắn và sinh động trong tất những đường nét âm nhạc của nó. Tạo nên những vũ điệu tinh thần lãng mạn, chất đầy sự hồi hộp lôi cuốn. Những biến tấu thì hiển nhiên mang cốt cách của trí tuệ thiên tài đỉnh cao, hào hoa, phóng khoáng rực rỡ, đem tới sự tỉnh táo đầy hy vọng cho thính giả.