Khách thương gia có thể yên tâm ngủ ngoài đồng nội; kẻ trộm và cường đạo không xuất hiện, nhà ngục bỏ không, ngựa trâu đâu đâu cũng có, ban đêm không cần khóa cửa. Cảnh tượng thái bình thịnh thế khiến người thời nay không thể tưởng tượng, khó có thể tin.

Giáo dục hoàng tử

Thái Tông vô cùng chú trọng tới việc bồi dưỡng các hoàng tử, thường xuyên khuyên bảo đời sau nên tuân thủ quy phạm đạo đức, tăng cường tu dưỡng đạo đức, nắm vững đạo trị quốc. Trong gia huấn lịch sử các triều đại, gia huấn của đế vương chiếm vị trí đặc thù. Một trong số đó có “Giới hoàng chúc” của Thái Tông. Trong “Giới hoàng chúc”, Thái Tông đã khuyên bảo con cháu trong hoàng thất như sau:

“Trẫm lên ngôi đã được 13 năm, tuyệt đối không xem hát tuồng ngoài cung, cũng khước từ xem những trò vui tiêu khiển ca múa và sắc đẹp trong cung. Các ngươi sinh ra trong phú quý, trường kỳ ở thâm cung. Nói về con cái vua chúa và thân vương, trước cần tu dưỡng đạo đức và khắc chế chính mình. Mỗi khi được may một bộ y phục, cần biết ơn người nông dân trồng dâu nuôi tằm, khi thưởng thức một món ăn thì cần nhớ đến sự vất vả của người nông dân canh tác. Khi lắng nghe và đưa ra quyết định thì không được để hỉ nộ của bản thân chi phối. Mỗi khi thực hiện việc chính hay việc phụ đều không lo sợ vất vả. Các ngươi chớ vì nhìn thấy khuyết điểm của người khác mà cho rằng mình giỏi. Cần dùng vinh hoa vĩnh cửu mà kiên trì bảo vệ cái tốt. Bậc Thánh hiền đời trước có dạy: “Người nghịch ta chính là thầy của ta, người thuận ta sẽ bị coi là tặc”. 

Thái Tông không chỉ dùng lời dạy bảo con cháu trong hoàng thất mà còn tự mình làm gương, cần cù xử lý chính sự. Ông khuyên bảo hoàng tử “sinh ra trong phú quý, trường kỳ ở chốn thâm cung” cần biết khắc chế chính mình, quý trọng tài vật, không được sống xa xỉ, khi mặc lên người bộ y phục hay ăn bữa cơm đều không nên quên sự cần cù vất vả của người trồng dâu nuôi tằm và người nông dân canh tác. Lúc nghe và quyết định sự việc, đừng cho rằng mình là chủ mà tùy tiện hỉ nộ, cần khiêm tốn, nghe những ý kiến trái với mong muốn của mình. Đừng vì thấy người khác có khuyết điểm mà khinh thường họ, cũng đừng thấy mình có ưu điểm mà kiêu ngạo, cần có can đảm coi người phản đối mình như thầy giáo của mình, coi kẻ xu nịnh như là tặc tử. Có như vậy thì mới có thể đạt được phú quý vĩnh cửu, duy trì nền chính trị ngay chính cát tường. 

Tự so mình với Nghiêu Thuấn 

Năm 18 tuổi, Thái Tông khích lệ cha khởi binh, ông rong ruổi trên các chiến trường hơn 10 năm, năm 29 tuổi ngồi lên ngôi vị hoàng đế, chăm lo phát triển văn hóa giáo dục, đặc biệt quan tâm tới đạo trị quốc và cuộc sống của dân chúng. “Tân đường thư” có ghi:

Thái Tông mong mỏi muốn biết nguyên nhân thành bại của bậc đế vương đời trước, nên đã đặc biệt mời Ngụy Trưng, Ngu Thế Nam, Chử Lượng và Đức Ngôn giải thích tập hợp nguyên nhân hưng suy của trăm họ đế vương để từ đó học hỏi kinh nghiệm. Ngụy Trưng cùng Ngu Thế Nam và những người khác đã căn cứ vào chiếu lệnh của Thái Tông, biên soạn lại lịch sử đế nghiệp trị quốc từ thượng cổ thánh quân Nghiêu Thuấn Vũ đến các đế vương thời đại gần nhất ở thời điểm đó, xuất bản thành Lục kinh, Tứ sử, và Tinh yếu của bách gia chư tử, gồm hơn 14 ngàn bộ, trong đó có 89 ngàn cuốn sách cổ, “Thải trích quần thư, tiễn tiệt dâm phóng” (trích lược trong loạt sách, loại bỏ những thứ thừa thãi phóng túng), biên tập thành sách vào năm Trinh Quán thứ 5 (631), tính toán ước khoảng hơn 5000 từ trong 65 bộ và đặt tên cuốn sách là: ‘Quần thư trị yếu’, nội dung chủ yếu là phương pháp chỉ đạo và lý luận quan trọng trong vấn đề trị quốc, tập hợp trí huệ, phương pháp chỉ đạo, hiệu quả và kinh nghiệm trong vấn đề trị quốc của cổ thánh tiên hiền qua hàng trăm ngàn năm. ‘Đế ái kỳ thư bác nhi yếu’ có viết: “Lịch sử khiến ta học theo mà không nghi ngờ việc mà cổ nhân đã làm, công lao quả là quá lớn rồi!” Đây quả là món quà đặc biệt lớn.

“Quần thư trị yếu”, khắc bản bằng đồng vào năm Nguyên Hòa thứ 2 của Nhật Bản, trong bộ sưu tập của Viện Văn hóa Phương Đông, Đại học Tokyo. (Phạm vi công cộng)

Thái Tông tự ví bản thân với Nghiêu Thuấn, đặt chúng sinh ở trong tâm. Mỗi khi gặp thiên tai nhân họa, ông luôn tự trách mình trước, kính Thiên cầu Thần, đại xá thiên hạ, còn tự mình nuốt châu chấu sống để tiêu giảm tội nghiệt, gánh nhận nghiệp của dân chúng, cùng họ vượt qua khó khăn.

Năm Trinh Quán thứ 2, vùng kinh thành Trường An gặp phải hạn lớn, châu chấu hoành hành khắp nơi. Thái Tông đến vườn Thượng Uyển của hoàng cung để quan sát hoa màu, sau khi chứng kiến nạn châu chấu, tay nắm mấy con châu chấu trong tay nói: “Con người dựa vào ngũ cốc để sinh tồn, ngươi lại ăn chúng, là xâm hại dân chúng. Nếu dân từng làm việc gì sai, trách nhiệm thuộc về mình ta, nếu như ngươi có linh, thì đừng hại dân chúng, tới gặm nhấm tim ta”. Nói xong, lập tức nốt châu chấu vào trong bụng. Một số quan đại thần đi cùng thấy vậy thì vội vàng khuyên can nói: “Sợ rằng sẽ thành bệnh, xin hoàng đế đừng làm vậy ạ!” Thái Tông nói: “Ta chính là hy vọng đem tai họa này chuyển đến thân thể của ta, sợ bệnh tật gì chứ? Nói xong ông lập tức nuốt mấy con châu chấu vào bụng. Từ đó về sau, thời Thái Tông trị quốc, nạn châu chấu không còn hoành hành nữa”. (‘Trinh quan chính yếu ‧ vụ nông đệ tam thập’). Thái Tông còn tuyên bố ‘Hạn hoàng đại xá chiếu’ (Chiếu thư hoàng đế đại xá thiên hạ khi hạn hán xảy ra), để giảm bớt gánh nặng cho dân chúng.

“Bức họa mười tám vị học sĩ” của Tống Nhân, vẽ màu trên nền lụa, trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

Quan viên tự giác thanh liêm và cẩn trọng

Thời kỳ Trinh Quán, Thái Tông nắm quyền, quân vương anh minh, quan viên tốt (“Quân minh thần lương”), người dân được an cư lạc nghiệp, từ trên xuống dưới đều thờ Trời trọng Đạo, tu thân dưỡng đức, khiêm cung nhường nhịn, người gặp người cảm giác thân như người một nhà. Vậy cảnh tượng cao nhất mà thời Trinh Quán thịnh thế được thiên thu vạn đại ca ngợi không ngớt là như thế nào? Sách sử có ghi lại như sau: 

“Quan lại đa tự thanh cẩn. Chế ngự vương công, phi chủ chi gia, đại tính hào hoạt chi ngũ, giai úy uy bình tích, vô cảm xâm khi tế nhân. Thương lữ dã thứ, vô phục đạo tặc, linh ngữ thường không, mã ngưu bố dã, ngoại hộ bất bế. Hựu tần trí phong nhẫm, mễ đấu tam tứ tiễn, hành lữ tự kinh sư chí vu lĩnh biểu, tự sơn đông chí vu thương hải, giai bất lương, thủ cấp vu lộ. Nhập sơn đông thôn lạc, hành khách kinh quá giả, tất hậu gia cung đãi, hoặc phát thì hữu tặng di. Thử giai cổ tích vị hữu dã.” (Trinh quán chính yếu ‧ Chính thể đệ nhị).  

Đại ý là: quan lại thanh liêm trong triều đã tự nhiên ước chế vương công, hậu duệ quý tộc, hoàng thân quốc thích, đại tộc phú hào, đều biết ơn và phục tùng theo uy nghiêm của bậc quân chủ, không dám coi thường vương pháp quấy nhiễu dân chúng. Khách thương gia có thể yên tâm ngủ ngoài trời vùng đồng nội; kẻ trộm và cường đạo không thấy xuất hiện, nhà ngục thường để trống, trâu ngựa đâu đâu cũng có, cửa nhà không cần khóa. Mấy năm liên tục, ngũ cốc được mùa, một đấu gạo giá chỉ 3 đến 4 đồng. Khách lữ hành từ kinh thành đi tới vùng ngoại ô Ngũ Lĩnh, đi qua Sơn Dĩ Đông tới vùng Đông Hải, không cần mang theo lương khô, trên đường đi đều được cung ứng. Tiến vào thôn Lạc của Sơn Dĩ Đông, những gì mà lữ khách trải nghiệm đều là lễ gặp mặt, khi rời đi còn được tặng quà. Đây quả là cảnh tượng khó tin từ xưa tới nay. Cảnh tượng thái bình thịnh thế khiến người thời nay không thể tưởng tượng, khó có thể tin. Tuy nhiên, đây lại chính là cảnh tượng thời Đại Đường tồn tại cách đây hơn 1300 năm trước. 

Thời nhà Thanh vẽ tranh Đường Thái Tông trên chất vải lụa màu. (Phạm vi công cộng)

“Trực ngôn vô ẩn” (Nói thẳng không cần vòng vo) 

Thái Tông nhiều lần yêu cầu các quan viên cần thẳng thắn, có can đảm phạm thượng, tìm ra những thiếu sót trong quản lý chính sự, lấy sử làm gương, tỉ mỉ trị quốc. Trong ‘Cầu trực ngôn thủ chiếu’ có viết: “Trẫm nghe nói bậc quân vương Nghiêu Thuấn, tự cho mình là ngu mà tăng thêm trí tuệ, còn quân chủ Kiệt, Trụ trí tuệ độc tài mà trở thành kẻ ngốc. Cũng bởi nghe theo hay phản đối lời can gián chân thành mà đạo làm hoàng đế gặt về vinh hay nhục… Cho nên bản thân tự mình cần khiêm tốn học hỏi, thành tâm tự kiểm điểm bản thân. Ngôn từ không có ích trẫm cũng bằng lòng nghe, thấy có ích mà không nói, vậy ai mới đáng trách? Từ nay về sau, tất cả phải thành thật. Nếu thấy vấn đề cần nói thẳng không vòng vo”. 

Thời kỳ Trinh Quán, tại sao xung quanh Thái Tông lại hội tụ nhiều nhân tài kinh thiên vĩ địa? Ngoài việc Thái Tông biết nhìn và hội tụ lòng người, ông còn có khả năng bao dung, giỏi dùng người. Ông không chỉ rộng lòng tha thứ mà còn tuyển chọn người rất thận trọng, quyết không cho phép xuất hiện thật giả lẫn lộn. Dường như tất cả quan viên mà Thái Tông trọng dụng đều là người chính trực, thanh liêm, gia cảnh bần hàn, một lòng phò tá Thái Tông, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi. Chính những hành động của Thái Tông đã giúp cho triều đại nhà Đường đang đối diện với diệt vong được phục hưng trở lại, hơn nữa còn rất nhanh biểu hiện ra nét đặc sắc của ‘Trinh Quán chi trị’, phồn vinh thịnh vượng, thành tựu được vương triều phát triển nhất trên mảnh đất Trung Hoa – Triều đại nhà Đường uy chấn tứ phương.

24 công thần Lăng Yên các. (Bản đồ Đại Kỷ Nguyên)

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch