Nhà Thanh, với tư cách là vương triều Trung Hoa truyền thống cuối cùng, về phương diện văn học đã tổng kết một cách hoàn mỹ về văn học cổ đại. Vào thời thịnh vượng nhất của triều đại Khang Hy, thực lực quốc gia hùng mạnh, kinh tế phồn vinh, giúp cho nền văn hóa phát triển huy hoàng. Hoàng đế Khang Hy vô cùng yêu thích Nho học cùng thơ văn, giống như một người đi khai thác mà mở ra cục diện văn đàn đầu triều Thanh, đặt nền móng cho sự phồn thịnh của văn học triều đại nhà Thanh. 

Cũng giống như Chu Thiên Tử muốn quan sát phong tục và tình hình đời sống của người dân mà lưu lại hơn 300 bài thơ truyền lại cho hậu thế; Hán Vũ Đế muốn chăm chút cho nghiệp lớn mà giúp cho thơ phú phát triển thịnh vượng; Ngụy Vũ Đế khẳng khái thơ ca mà giúp cho văn học phát triển rầm rộ; Đường Thái Tông tao nhã thơ hay văn tốt đã giúp kiến tạo thơ Đường thành một thế hệ văn học, sự ngưỡng mộ và yêu thích văn hóa Hán của Hoàng đế Khang Hy không chỉ ảnh hưởng tích cực đến các quan đại thần xung quanh mà còn người dân trên cả nước. Ông cũng tạo ra môi trường sinh động rộng mở cho giới văn học vào đầu thời nhà Thanh bằng cách thực hiện các chính sách, dùng lễ đối đãi với bậc hiền tài và chăm chỉ sáng tác… 

Bác học hồng từ

“Từ xa xưa, khi các triều đại ở vào lúc hưng thịnh, chắc chắn sẽ có nhà Nho lớn bác học thấy nhiều biết rộng, coi trọng chấn hưng vận thế văn học, cùng hợp sức nghiên cứu phát dương kinh sử điển tịch, viết ra những áng văn chương rực rỡ, làm cố vấn, nhân tài dự bị học sĩ”, Hoàng đế Khang Hy nói.

Trong những năm đầu của triều đại nhà Thanh, nhiều nhà Nho lớn với kiến ​​thức uyên thâm, dựa vào thân phận di dân của triều Minh kiên định giữ vứng khí tiết dân tộc, từ quan quy ẩn nhân gian. Bộ phận “cảnh tượng người ngồi đọc sách tại Lưu Tùng niên sơn quán” trong “Tuyển tập nhân vật nổi tiếng” của Vi Tống. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Trong những năm đầu của triều đại nhà Thanh, nhiều nhà Nho lớn với kiến ​​thức uyên thâm, dựa vào thân phận di dân của triều Minh kiên định giữ vững khí tiết dân tộc, từ quan quy ẩn nhân gian. Xưa nay, Hoàng đế Khang Hy ngưỡng mộ văn hóa Hoa Hạ, từ khi đích thân chấp chính, ông bắt đầu nỗ lực thu nạp bậc hiền nhân ẩn cư trong thiên hạ, điều này cho thấy đối với giới văn nhân Hán, ông vô cùng kính trọng và đối đãi có lễ tiết với người hiền tài, đồng thời cũng tạo điều kiện tốt cho sự phát triển thịnh vượng của văn hóa triều Thanh.

Vào năm Khang Hy thứ 9 (1670), Hoàng đế Khang Hy ban chiếu thiên hạ, lệnh cho các quan đi tìm kiếm những văn nhân có tài học vẹn toàn, tiến cử bậc sĩ ẩn cư nơi núi rừng, dùng lễ đón người hiền, mời họ lên kinh thành để phục vụ đất nước. 

Năm Khang Hy thứ 17 (1678), bình loạn Tam phiên xong, đất nước được ổn định. Vì muốn chiêu nạp thêm bậc hiền tài, Khang Hy Đế lại ban hành một chiếu thư, biểu đạt tâm nguyện khát khao cầu hiền, mệnh cho quan viên từ hàng Tam phẩm cùng với Đốc phủ địa phương tìm kiếm khắp nơi những bậc nhân tài ‘Bác học văn từ trác tuyệt’, cho dù người này chưa từng làm quan cũng cần tiến cử lên triều đình để hoàng đế đích thân kiểm tra, thuê giúp việc cho triều đình. Đây chính là việc Hoàng đế Khang Hy khai mở khoa ‘Bác học hồng từ’, trở thành sự kiện trọng đại cho giới văn học vào đầu thời nhà Thanh. 

‘Bác học hồng từ’ được bắt nguồn từ thời Khai Nguyên của Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường và tiếp tục trong hai triều đại nhà Tống, tập trung vào việc tuyển chọn những người có tài năng văn học xuất chúng ra làm quan. Khi Hoàng đế Khang Hy mở lại chính sách này, các quan viên không ngừng tiến cử danh sĩ văn nhân vào kinh thành. Lúc đó đúng vào thời điểm mùa đông giá rét, Hoàng đế Khang Hy cũng vô cùng ưu ái đối xử với giới tinh hoa văn học. Ông cho rằng, ban ngày mùa đông không thuận lợi cho việc giải bài thi nên đã hạ lệnh kéo dài thời gian sang mùa xuân năm sau mới thực hiện thi cử. Đồng thời ông còn mệnh cho quan viên Bộ lễ chăm sóc ăn ngủ cho mọi người, đưa tiền và lương thực, bố trí thỏa đáng cho cuộc sống của họ tại kinh thành. 

Mùng 1 tháng 3 năm Khang Hy thứ 18 (1679), trong thời tiết gió xuân ấm áp tại Tử Cấm Thành, lễ nhạc du dương, một kỳ thi tuyển nhân tài quy mô lớn sắp bắt đầu. 143 nhà Nho lớn đã tập trung tại điện Thái Hòa, sau một loạt các nghi thức, mỗi người tiến đến bàn thi để thực hiện 2 đề thi “Tuyền ky ngọc hành phú’ và ‘Tỉnh canh thi ngũ ngôn bài luật 12 vận’. Trước khi chính thức thi tuyển, Hoàng đế Khang Hy còn phá lệ ban thưởng yến tiệc để thể hiện sự coi trọng và quan tâm thật lớn đến họ.

Sau hơn mười ngày xem xét, Hoàng đế Khang Hy đã tuyển chọn được 50 người, trong đó có 20 người xếp thứ nhất, 30 người đứng thứ 2, họ lần lượt được bố trí vào làm chức quan học sĩ trong viện Hàn Lâm, biên tu, kiểm nghiệm…Trong đó nổi bật nhất trong các danh sĩ thời đầu nhà Thanh có Trần Duy Tung, Chu Di Tôn, Thang Bân, Uông Uyển, Thi Nhuận Chương … 

Ngoài việc tổ chức các kỳ thi, Hoàng đế Khang Hy cũng rất chú trọng đến việc tìm kiếm danh nhân trong khi vi hành đến các nơi trên khắp đất nước. Đối với một số ít Nho sĩ không chịu ra làm quan như Tôn Kỳ Phùng, Lý Ngung, Hoàng Tông Hy, ông cảm thông với chí nguyện của họ mà thở dài, sai người sao chép lại tác phẩm của họ rồi đem lưu giữ trong kinh thành. 

Tuy nhiên, dưới sự truyền cảm hứng của Hoàng đế Khang Hy, ngày càng có nhiều bậc hiền sĩ biểu thị thừa nhận triều đại mới, nguyện ý vì thiên tử mà phục vụ. Họ không chỉ có thể vào triều làm quan mà còn tham dự vào công việc biên soạn sách quy mô lớn, như ‘Khang Hy từ điển’, ‘Bội văn vận phủ’, ‘Toàn Đường thi’, ‘Cổ kim đồ thư tập hành’ và những sách khác. Những tác phẩm này đều là bảo vật quan trọng trong kho báu văn minh 5000 năm Trung Hoa. 

Trong số tất cả các sách văn hóa, nổi tiếng nhất là biên soạn cuốn ‘Minh sử’ (Lịch sử của nhà Minh). Hoàng đế Khang Hy cho mở thư viện ‘Minh sử’ và mời các học giả tuyển chọn thông qua khoa ‘bác học hồng từ’ tới biên tu sử sách trước đây. Trong quá trình biên tu sách sử, những học giả người Hán này cũng đưa sự nhớ nhung cố quốc cùng sự trung nghĩa của mình vào từng câu chữ. Do đó ‘Minh sử’ trong 24 bộ chính sử đã đạt chất lượng cao nhất, có thể nói là bộ sử sách tốt nhất trong mấy đời sử sách về sau. Học giả nhà Thanh, Triệu Dực Bình nói: “Bộ sách sử cận đại, ngoài bộ ‘Lịch sử Ngũ đại’ của Âu Dương Công và ‘Liêu sử’ giản lược, ‘Tống sử’ phức tạp, ‘Nguyên sử’ sơ sài, có ‘Kim sử’ trang nhã, gọn gàng, tường thuật súc tích, khá ấn tượng, nhưng không đầy đủ bằng ‘Minh sử’. 

Khởi xướng thơ văn

“Nhìn các đại thần xung quanh, đều là thân ở địa vị ngôi cao đại thần, gánh vác trọng trách việc triều chính, thượng sơ thẳng thắn, chịu trách nhiệm quản lý điển tịch. Các khanh cùng nhau làm thơ, truyền thừa sự thanh cao và kế thừa thơ ca truyền thống” – Trích “Thăng bình gia yến thi tự” của Hoàng đế Khang Hy. 

Nhiều lần sách sử có ghi chép, khi quân thần ở cùng nhau, Hoàng đế Khang Hy và quan đại thần đã cùng nhau làm thơ cổ vũ cho các sự kiện. “Ảnh ban yến tiệc tại Tử Quang các” của họa sĩ Diêu Văn Hãn thời nhà Thanh.(Ảnh: Phạm vi công cộng)

Thân ở ngôi cao thiên tử, chính sách đối đãi với văn hóa thường sẽ dẫn hướng cho văn học của triều đại. Hoàng đế Khang Hy tôn trọng văn hóa Hán, ưu ái và chính sách của hoàng đế đối với văn hóa thường dẫn đầu xu hướng văn học của một triều đại. Hoàng đế Khang Hy ủng hộ văn hóa Hán, ưu ái cất nhắc đến người giỏi văn thơ, đã tiếp lực lớn cho phong trào sáng tác thơ phú. Ông từng nói với học sĩ viện Hàn Lâm rằng, quản lý đạo coi trọng nho nhã, hôm nay bốn phương yên ổn, đúng là thời cơ tốt để chấn chỉnh văn hóa giáo dục mới. Mà quan viên trong Hàn Lâm viện, những người giỏi thơ văn và thư pháp lần lượt cần thể hiện tác phẩm của mình.

Hoàng đế Khang Hy không chỉ sử dụng thơ ca và văn xuôi để tuyển chọn các học giả ‘Bác học hồng từ’, mà ông còn sử dụng thơ ca và văn xuôi trong các chính sách khác. Chẳng hạn, ông yêu cầu sinh viên Quốc tử giám, ngoài học tập ‘Tứ thư’ còn cần làm thơ viết văn, hàng năm còn muốn tổ chức cuộc thi thơ ca trên toàn quốc. Trong chuyến đi tuần phương Nam lần thứ 5 vào năm Khang Hy thứ 44 (1705), ông yêu cầu quan viên địa phương mời thư sinh địa phương tiến hành cuộc thi thơ văn, giúp người ưu tú ghi danh, được nhận thưởng và chuẩn bị ra làm quan phục vụ triều đình. 

Trong mối quan hệ giữa quân vương và đại thần, sử sách cũng nhiều lần ghi lại sự kiện Hoàng đế Khang Hy và các đại thần cùng sáng tác thơ ca. Vào ngày Tết Nguyên Tiêu năm Khang Hy thứ 21 (1682), vì để chúc mừng việc bình định Tam phiên thành công, ông đã mở bữa yến tiệc lớn tại cửa cung Càn Thanh với gần 100 vị quần thần tham dự, trong đó có cả quan viên văn học của viện Hàn Lâm. Trong bữa tiệc, quân vương và quan đại thần thoải mái uống rượu, trò chuyện vui vẻ. Ngày hôm sau, Hoàng đế Khang Hy làm bài thơ “Thăng bình gia yến thi tự”, cũng dẫn đầu hát bài “Lệ nhật hòa phong vị vạn phương”, quần thần tập trung ở điện Thái Hòa, cũng noi gương cùng nhau làm bài thơ theo “thể bách lương”, mỗi người viết một câu rồi ghép lại thành bài thơ. Quân thần thời Hán Vũ Đế từng dùng Bách lương đài liên cú làm thơ, gieo vần mỗi câu 7 chữ, gọi là làm thơ theo thể Bách Lương. 

Năm Khang Hy thứ 42 (1703), nhân dịp sinh nhật thứ 50 của Hoàng đế Khang Hy, các quan đại thần thỉnh cầu tiến cống trân bảo. Tuy nhiên, Hoàng đế Khang Hy lại nói: “Các khanh tặng như vậy, Đốc phủ các nơi sẽ làm theo, cho nên trẫm tuyệt đối không nhận. Trẫm xưa nay yêu thích văn học, chư vị đại thần có thơ văn thì dâng tặng, sẽ được giữ lại để thưởng thức”. Sau đó, các quan đại thần đã lấy một bức bình phong vạn thọ, bên trên có văn tự sao chép thành sách, gửi làm quà mừng thọ dâng lên hoàng đế. Hoàng đế Khang Hy cũng chỉ giữ lại sách và trả lại bình phong. 

Một ví dụ khác là vào năm Hoàng đế Khang Hy mất, tháng Giêng năm thứ 61 (1722), ông ban thưởng yến tiệc cho văn võ bá quan tại trước cung Càn Thanh, mời những quan viên tròn 65 tuổi về nghỉ hưu hoặc thôi làm quan. Đầu tiên ông làm bài thơ nhất thủ 7 chữ, đồng thời yêu cầu mọi người làm thơ để ghi lại sự kiện trọng đại này, cuối cùng biên tập thành sách “Thiên tẩu yến thi”. 

Ngoài ra, khi Hoàng đế Khang Hy đến Nam Uyển để săn bắn, hoặc nhận được cống vật của nước ngoài như sư tử và voi, ông cũng ra lệnh cho các quan đại thần của mình làm thơ bất cứ lúc nào.

Bản thân Hoàng đế Khang Hy cũng có sự hiểu biết sâu rộng về thơ văn, ông thường ban thưởng thơ cho văn võ bá quan, dùng để đặc biệt khen ngợi, đồng thời cũng thông qua hình thức này mà củng cố mối quan hệ quân thần. Trong “Ngự chế văn tập” của Hoàng đế Khang Hy có 60 tác phẩm được đánh dấu rõ ràng là thơ tặng. Ở địa phương, hoạt động thưởng thơ của Hoàng đế Khang Hy diễn ra thường xuyên hơn, chỉ tính riêng ở tỉnh Sơn Tây, theo thống kê của “Sơn Tây Thông chí”, người dân Sơn Tây hoặc các quan chức ở Sơn Tây đã được Hoàng đế Khang Hy tặng tổng cộng 32 bài thơ do ông đích thân sáng tác, trong sách của các bậc hiền nhân ghi lại thì có tới 36 bài thơ Hoàng đế sáng tác thưởng tặng. 

Những hoạt động khởi xướng thơ văn này không chỉ giúp lượng lớn những âm thanh tao nhã của giới văn nhân được truyền ra mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với văn học thời đầu nhà Thanh. Trong các hoạt động mừng lễ lớn hoặc ban thưởng yến tiệc, dường như đều có sự góp mặt của tất cả các tài tử thơ văn. Họ không chỉ là những quan đại thần giúp việc cho nhà vua mà còn là những nhân vật hàng đầu phụ trách giới văn học. Sự sáng tác và địa vị xã hội của họ đóng một vai trò truyền cảm hứng và dẫn hướng cho giới văn nhân trong thiên hạ. Đồng thời, cứ như vậy mà Hoàng đế Khang Hy đã hóa giải những khúc mắc trong lòng văn nhân dân tộc Hán, đạt được cảnh giới lý tưởng quân thần cùng chung chí hướng. Đối với những nhà thơ nhà văn người Hán, sự việc này cũng giúp họ giải được nỗi bi thống trong lòng về cố quốc, bầu không khí của giới văn học cũng thay đổi theo, từ đó có thể cất lên thanh âm thời thịnh thế. 

Trước tác phong phú

“Phàm nhân thu đức tu nghiệp, mọi việc đều nhờ đọc sách mà đạt được. Đọc sách nhiều thì dục vọng ít đi, dục vọng ít thì sẽ tiết kiệm chi tiêu, tiết kiệm chi tiêu sẽ không đòi hỏi nhiều, không đòi hỏi nhiều thì phẩm hạnh cao” – Hoàng đế Khang Hy.

Hành thư (kiểu viết chữ Hán gần giống chữ thảo) của Khang Hy. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Hoàng đế Khang Hy là một vị hoàng đế nổi danh hiếu học, chăm chỉ học hành đến không biết mệt mỏi. Theo sử sách ghi lại, ông bắt đầu đọc sách khi mới 5 tuổi, thường đọc tới nửa đêm vẫn cảm thấy vui vẻ mà không thấy mệt. Năm 17 hay 18 tuổi, ông đọc sách quá cần mẫn đến nỗi khạc ra máu cũng không muốn nghỉ ngơi; lúc về già tay vẫn không rời quyển sách, khiêm tốn học hỏi. 

Chính vì điều này, Hoàng đế Khang Hy đã đạt được thành tựu huy hoàng về văn hóa giáo dục cùng võ công lưu danh sử sách, về học vấn và lĩnh vực nghệ thuật cũng khiến thế nhân thán phục. Tăng Quốc Phiên từng ca ngợi Hoàng đế Khang Hy như thế này: “Xem xét thiên tượng, địa lý, tính toán lịch, âm nhạc, nghiên cứu lễ nghi, hành sự, hình luật, quản lý nông nghiệp cho tới bắn cung, y dược, kỳ môn độn giáp, Mãn Mông, Tây vực, các mẫu tự trong văn thư tiếng nước ngoài (ở đây chỉ tiếng Hán), không gì không thông”. (Nguyên văn: thượng nhi thiên tượng, địa dư, lịch toán, âm nhạc, khảo lễ, hành sư, hình luật, nông chánh, hạ chí xạ ngự, y dược, kì môn, nhâm độn, mãn, mông, tây vực, ngoại dương chi văn thư tự mẫu, đãi vô nhất nhi bất thông)

Hoàng đế Khang Hy tài nghệ trác tuyệt, ham thích văn chương, những lúc việc chính sự rảnh rỗi, ông cũng nắm bắt thời gian học hỏi kiến thức văn học nghệ thuật, không ngừng viết mà để lại cho đời lượng lớn tác phẩm văn chương. Ông tôn trọng Nho học, kế thừa tinh thần “văn dĩ tải đạo” của Nho gia đưa vào những tác phẩm của mình. Những tư tưởng văn học của ông nằm rải rác trong các ghi chép lịch sử. Trước hết, Hoàng đế Khang Hy chủ trương thống nhất giữa văn chương và đạo. Ông từng nói: “Cho đến hiện tại thì văn chương và đạo đức không phải là hai sự việc khác nhau, người làm văn học cần hiểu rõ đạo lý này, mà người học đạo cũng quý khả năng văn chương”. 

Nho giáo nhấn mạnh, hào hoa phong nhã, rồi mới quân tử, viết văn cũng như thế. Hoàng đế Khang Hy tin rằng trong việc viết bài, nội dung là quan trọng nhất, phản đối văn phong hào nhoáng lời hay mà ý không đẹp, tức là “chủ ý đạo phải sáng, không chuộng dùng từ hào nhoáng”. Điều ông tôn sùng vẫn là nội dung có “chất văn sáng sủa” cùng với tài năng văn chương xuất sắc ở nhiều mặt, khiến cho người đọc “thần giải ý thích” (yêu thích và có thể lý giải được), trong quá trình đọc và cảm ngộ sinh ra cảm giác thoải mái vui vẻ hạnh phúc. 

Về chất lượng tác phẩm, Hoàng đế Khang Hy rất chăm chỉ học hỏi văn hóa Hoa Hạ, ở phương diện văn chương, ông cũng không ngừng nâng cao tay nghề, khiêm tốn hỏi ý kiến ​​các quan văn xung quanh mình. Trong lời tựa của bài thơ “Tĩnh tọa độc thư tự dụ”, ông có đề cập đến, quan văn đọc tác phẩm mà thấy có vần điệu không hợp, bằng trắc bất hòa, điển cố bất ổn, liên cú thiếu lễ… ông liền lập tức sửa lại. 

Trong ‘Tứ khố toàn thư’, ‘Tuyển tập tác phẩm của Thánh Tổ Nhân Hoàng’ gồm có bốn tuyển tập và một trăm bảy mươi sáu quyển, bao gồm các phong cách văn học chính thống như thơ, từ, văn xuôi và phú cùng với bình luận văn nghệ. Trong đó, văn xuôi và thơ ca là dạng thức chủ yếu nhất. Phong cách viết văn xuôi của ông là tự sự giản dị mà sinh động, chất phác tươi mới, rất có phong cách của bậc quý tộc; phần lớn tác phẩm thơ ca đã phản ánh được thành tựu nghệ thuật của ông. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã viết hơn một ngàn bài thơ, số lượng có thể sánh với nhà thơ đời Đường thời thịnh thơ. Điều này cho thấy sự yêu thích thơ ca và tâm huyết mà ông bỏ vào việc khởi xướng thơ văn. 

Nội dung thơ ca vô cùng uyên bác, từ trời đất sông núi và gió mây đến tích truyện về sự tình xử lý loạn cổ kim, đều gặp trong thơ của ông. Hoàng đế Khang Hy tuân theo chí hướng thơ ca mang giá trị truyền thống, dùng địa vị Cửu ngũ chí tôn mà đặt tâm vào chỗ thống trị triều đại, dùng câu từ toát lên lý tưởng an bang trị quốc cùng nỗi nhớ thương dân chúng của ông. 

Đọc hai bài thơ khen thưởng mà Hoàng đế Khang Hy đích thân sáng tác dưới đây để hiểu hơn về việc rèn luyện viết văn hằng ngày cùng thế giới nội tâm trong ông. 

Bài thơ thứ nhất: Cổ Bắc Khẩu

Đoạn sơn du cổ bắc
Thạch bích khai tuấn viễn
Hình thắng cố nan bằng
Tại đức bất tại hiểm

Diễn nghĩa: 

Cửa khẩu Cổ Bắc

Chặt núi vượt Cổ Bắc
Vách đá mở cao dài 
Kiên cố khó dựa vững 
Do đức không do hiểm.

Bài thơ thứ 2: Đăng Đô Thành

Thành cao thiên nhận vệ sơn xuyên
Hổ cứ long bàn vương khí toàn.
Xa mã vãng lai vân vụ lý
Dân sinh hưu thích tại đương tiền.

Diễn nghĩa: 

Trèo lên Đô Thành

Tường thành rất cao bao bọc bảo vệ sông núi. 
Nơi đây có long bàng hổ cứ, khí chất bậc đế vương tròn đầy
Ngựa xe như nước đi lại xuyên qua tầng mây
Vui buồn của dân đang hiện ra trước mặt.

Hoàng đế Khang Hy trèo lên vị trí cao làm thơ, nhìn thấy núi cao chặt đứt, tường thành rất cao và dài ngàn dặm không thể phá vỡ, cho thấy khí thế của thiên hạ thời thịnh thế. Tuy vậy, ông lại có suy nghĩ liên kết vượt ra ngoài hình tượng, việc chống lại sự xâm lăng từ bên ngoài không phải dựa vào cửa ải hiểm trở mà là thi hành nền chính trị nhân đức, giáo hóa bốn phương; một quốc gia hưng thịnh không thể hiện ở sự phồn hoa ngựa xe như nước mà là nhìn vào đời sống sinh hoạt của dân mới thấy được. Ở hai bài thơ này, lối hành văn rộng mở, mang lời răn khiến người tỉnh ngộ, ẩn chứa theo đạo căn bản của an bang trị quốc, đúng là thơ của bậc đế vương. 

Văn học dân tộc Mãn Châu

“Nạp Lan Tính Đức am hiểu làm thơ, thực tế là bởi ông giỏi điền từ. Ông học tập phong cách thơ của Nam Đường, Bắc Tống, bài thơ của ông đặc biệt tinh tế hàm ý thâm sâu” – ‘Thanh sử cảo’.

Chân dung của Nạp Lan Tính Đức, một học giả thời nhà Thanh. (Phạm vi công cộng)

Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc luôn để lại ấn tượng về sự dũng mãnh nhưng lại thiếu văn chương, tuy nhiên khi họ chinh phục được vùng đất Trung Nguyên, lúc thống nhất Hoa Hạ, họ cũng dần dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hán, từ một lực sĩ trên lưng ngựa mà hóa thân thành bậc quân tử văn võ toàn tài. Đặc biệt là đối với Hoàng đế Khang Hy, ông coi Mãn Hán một nhà, vô cùng ngưỡng mộ Nho học thơ văn của dân tộc Hán, và cũng nỗ lực nâng cao chất lượng văn học của con cháu Bát Kỳ. 

Dưới ảnh hưởng của Hoàng đế Khang Hy, nhiều người thuộc tộc Mãn Châu muốn kết bạn với các học giả người Hán, tìm hiểu văn hóa Hán, học các nghi lễ và khoa cử giống như người Hán. Kể từ đó, văn học Mãn Châu dần dần hưng thịnh và một số lượng lớn văn nhân xuất hiện.

Trong đó, nổi tiếng nhất là Nạp Lan Tính Đức, “tài tử hạng nhất Mãn Thanh”. Ông sinh ra trong gia đình dòng dõi thuộc Chính hoàng kỳ dân tộc Mãn Châu, cha là trọng thần nội các Nạp Lan Minh Châu. 17 tuổi, ông được gửi đến trường Thái Học, 18 tuổi thi đỗ Cử nhân, 19 tuổi đỗ thi Hội, 22 tuổi đỗ thi Đình, sau đó đậu Tiến sĩ. Hoàng đế Khang Hy rất yêu mến Nạp Lan Tính Đức, giữ ông lại bên mình làm Ngự tiền thị vệ, do đó quan hệ quân thần càng thêm thân thiết sâu đậm. 

Quý công tử Nạp Lan Tính Đức giỏi cưỡi ngựa bắn cung, văn võ toàn tài. Ông được coi là người siêu phàm thoát tục, tình cảm phong phú và tinh tế, trên phương diện điền từ đạt được thành tựu cao nhất. Thơ của ông hầu hết viết về tình cảm, nơi hiểm yếu thuộc vùng Giang Nam, vịnh vật vịnh sử, từ ngữ tươi mới và thanh nhã, tình cảnh thê lương u buồn, giống với phong cách của Lý Dục và Yến Kỷ Đạo. 

Mặc dù ông chỉ lưu truyền lại cho đời sau hơn 300 bài thơ, tuy nhiên những tác phẩm xuất sắc của ông được biên soạn vào 2 tuyển tập: “Trắc mạo tập” và “Ẩm thủy từ”. Khi tác phẩm của ông được ra mắt, mọi nhà đều tranh nhau hát vang. Nạp Lan Tính Đức cùng với Chu Di Tôn và Trần Duy Tung được mệnh danh là “Thanh từ tam đại gia” (3 nhà thơ lớn thời nhà Thanh), thậm chí ông còn vinh dự trở thành nhà thơ đầu triều Thanh. 

Một nhân vật khác cũng đạt được thành tựu cao về thơ văn là Nhạc Đoan. Ông là con trai của Thân vương Nhạc Nhạc, tinh thông thơ văn hội họa, trong giới hoàng thất khởi xướng thanh danh phong nhã tốt đẹp. “Tây Lĩnh sinh mây đem làm mưa, Gió đông vô lực không tơ bông” là câu thơ hay của ông, lúc bấy giờ ông được gọi là “Cư sĩ gió đông”. Ông vốn là quận vương nhưng lại nhiều lần trở thành người không được trọng dụng. Tác phẩm của ông, ngoài tập thơ “Ngọc trì sinh cảo” còn có hý khúc “Dương Châu mộng truyện kỳ”. Ông cũng là người Mãn đầu tiên sáng tác hý kịch. 

Theo Epoch Times
San San biên dịch