Sasaki bày tỏ “rất lấy làm tiếc” về tổn hại to lớn do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Mao Trạch Đông trả lời: “Đừng áy náy gì cả. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã mang lại lợi ích to lớn cho Trung Quốc, giúp người dân Trung Quốc giành chính quyền. Nếu không có quân đội đế quốc của các bạn, chúng tôi đã không thể đoạt chính quyền.”

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!

Từ 1939 đến 1945, Đại Thế Chiến II diễn ra trong 6 năm; nhưng từ 1931 đến 1945, Trung Quốc bị Nhật Bản xâm lược trong 14 năm trường. Trung Quốc là nước chịu tổn thất thảm trọng nhất trong thời kỳ chiến tranh thế giới chống phát xít.

Theo Lý Trung Kiệt, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ giới thiệu, trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, hơn 35 triệu quân nhân và dân thường Trung Quốc thương vong; dựa trên tỷ giá năm 1937, tổn thất tài sản và tiêu hao chiến tranh lên tới hơn 100 tỷ đô la Mỹ, tổn thất kinh tế gián tiếp lên tới 500 tỷ đô la Mỹ.

Cuốn sách “Tác chiến trực diện trong kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc” ghi lại, rằng trong kháng chiến chống Nhật, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã tổ chức tổng cộng 22 hội chiến quy mô lớn, 1117 trận đánh quy mô lớn và 38.931 trận đánh quy mô nhỏ. 321 vạn sĩ quan và binh lính của quân đội quốc gia đã hy sinh anh dũng, 206 tướng lĩnh của quân đội quốc gia đã xả thân vì tổ quốc, 4321 phi công đã đổ máu trên bầu trời, 2468 máy bay chiến đấu bị bắn rơi, toàn bộ quân đội và hải quân quốc gia bị xóa sổ, tất cả 104 tàu chiến bị xóa sổ.

Tiến sĩ Biện Tu Dược từ Viện Lịch sử Hiện đại thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Tân Hoa Xã, rằng quân đội Nhật Bản không chỉ gây thương vong lớn cho các sĩ quan và binh lính Trung Quốc trong kháng chiến, mà còn đã biến vô số thường dân Trung Quốc vô tội thành oan hồn. Từ Hắc Long Giang ở phía bắc, đến đảo Hải Nam ở phía nam, từ bờ biển ở phía đông, đến Trùng Khánh ở phía tây, vó ngựa sắt của quân đội Nhật Bản đến đâu, thì sinh linh bị tàn sát tới đó.

Trong 8 năm từ 1937 đến 1945, quân đội Nhật Bản đã thực hiện hàng chục nghìn vụ sát hại đẫm máu thường dân Trung Quốc, trong đó có không dưới 4 ngàn vụ giết người quy mô lớn, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu đồng bào Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của Biện Tu Dược, quân đội Nhật Bản có tới 250 thủ đoạn tàn sát người Trung Quốc, hầu hết đều nằm ngoài sức tưởng tượng của lý trí con người. “Điều thậm chí còn ghê tởm hơn là đại đa số những thủ đoạn tàn sát này đều được dùng cho phụ nữ và trẻ em Trung Quốc.”

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã đối đãi như thế nào với đội quân xâm lược gây ra đại họa cho Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa? Những sự thật chúng tôi sắp kể tiếp theo đây, hẳn sẽ làm đảo lộn nhận thức của nhiều người Trung Quốc.

Mao Trạch Đông đã nhiều lần cảm ơn quân đội Nhật Bản xâm lược Trung Hoa

Theo “Tập 19 Các tài liệu quan trọng được chọn lọc kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và các tài liệu khác, sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền ở Trung Quốc đại lục vào năm 1949, khi Mao Trạch Đông hội kiến người Nhật, đã ít nhất bảy lần nói lời cảm tạ những kẻ xâm lược Nhật Bản. Ví dụ, vào ngày 9/7/1964, Mao Trạch Đông đã nói trong một cuộc trò chuyện với các đại biểu của Hội nghị chuyên đề kinh tế châu Á lần thứ hai:

“Có một nhà tư bản Nhật Bản tên là Nango Saburo đã từng nói chuyện với tôi. Anh ấy nói: ‘Rất xin lỗi các bạn, quân Nhật Bản đã xâm lược nước bạn.’ Tôi nói: ‘Đừng [xin lỗi], nếu không có chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản phát động cuộc xâm lược quy mô lớn, bá chiếm hơn nửa Trung Quốc, thì nhân dân toàn Trung Quốc không có khả năng đoàn kết lại phản đối chủ nghĩa đế quốc, ĐCSTQ cũng không có khả năng thắng lợi.’ Trên thực tế, chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản đã là người giáo viên tốt của chúng tôi. Thứ nhất, nó làm suy yếu Tưởng Giới Thạch; Thứ hai, chúng tôi [nhờ đó] đã phát triển căn cứ địa và quân đội do đảng Cộng sản lãnh đạo. Trước kháng chiến, quân đội của chúng tôi đã đạt tới 30 vạn người, nhưng do những sai lầm mà bản thân chúng tôi phạm phải, nó đã giảm xuống chỉ còn hơn 2 vạn. Trong tám năm kháng chiến, quân đội của chúng tôi đã tăng lên 120 vạn người. Bạn thấy đấy, Nhật Bản chẳng phải đã giúp cho chúng tôi rất nhiều?”

Một ví dụ khác, vào ngày 10/7/1964, Mao Trạch Đông đã tiếp Sasaki, một đảng viên của đảng Xã hội Nhật Bản đang ở thăm Trung Quốc. Sasaki bày tỏ “rất lấy làm tiếc” về tổn hại to lớn do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Mao Trạch Đông trả lời: 

“Đừng áy náy gì cả. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã mang lại lợi ích to lớn cho Trung Quốc, giúp người dân Trung Quốc giành chính quyền. Nếu không có quân đội đế quốc của các bạn, chúng tôi đã không thể đoạt chính quyền.”

Tại sao Mao Trạch Đông nhiều lần cảm ơn quân đội Nhật Bản đã xâm lược Trung Quốc? Lý do chính là: quân đội phát-xít Nhật xác thực đã cứu mạng ĐCSTQ.

Từ năm 1930 đến năm 1934, dưới sự thao khống của đảng Cộng sản Liên Xô, vì nhằm mục đích lật đổ chính phủ hợp pháp Trung Hoa Dân Quốc bằng vũ trang, ĐCSTQ đã thành lập nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa, một “quốc gia trong quốc gia”, và kích động các dân tộc thiểu số tách khỏi Trung Hoa Dân Quốc. Do đó, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã năm lần bao vây đàn áp ĐCSTQ.

Sau thất bại của chiến dịch phản vây lần thứ năm, vào tháng 10/1934, hồng quân của ĐCSTQ buộc phải rút khỏi Giang Tây và bắt đầu cái gọi là cuộc “trường chinh”, trên thực tế là một cuộc tháo chạy quy mô lớn.

Trước khi Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện chống lại Trung Quốc vào năm 1937, tổng số hồng quân của ĐCSTQ, theo cách nói của Mao Trạch Đông, chỉ có hơn 2 vạn người. Nếu không có cuộc xâm lược toàn diện của Nhật Bản vào Trung Quốc, ĐCSTQ chắc chắn đã bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc xóa sổ.

Vậy chính xác thì ĐCSTQ đã làm gì trong cuộc Kháng chiến chống Nhật kéo dài 14 năm? Từ đầu đến cuối, một niệm không quên, chính là bốn chữ: cướp đoạt chính quyền.

Sau khi bùng nổ cuộc Kháng chiến toàn diện vào năm 1937, tố pháp thực tế của ĐCSTQ là: một phần kháng chiến—tất nhiên, chỉ để trưng bày; 20 phần tuyên truyền— tuyên truyền cao điệu về kháng Nhật; sau đó thì ĐCSTQ tập trung trăm phần trăm vào phát triển tự thân – về vấn đề này, những nỗ lực lớn nhất đã được thực hiện, thậm chí không ngại câu kết với quân xâm lược Nhật Bản để chuẩn bị cho “chiếm đoạt chính quyền” sau chiến thắng trong Kháng chiến chống Nhật.

Ngay sau khi Kháng chiến chống Nhật kết thúc, ĐCSTQ đã ngay lập tức kích động một cuộc nội chiến, nhắm vào những tướng sĩ của Trung Hoa Dân Quốc, những người đang mang trên mình vết thương sau những trận huyết chiến suốt 14 năm kháng Nhật.

Thái độ của ĐCSTQ đối với bồi thường chiến tranh của Nhật Bản

Là quốc gia chiến thắng chịu sự xâm lược của Nhật Bản trong thời gian dài nhất, chịu thương vong nhiều nhất và mất mát nhiều nhất, Trung Quốc xứng đáng nhận được khoản bồi thường khổng lồ từ Nhật Bản, quốc gia bại trận.

Trong những ngày đầu sau chiến tranh, Trung Hoa Dân Quốc đã minh xác yêu cầu bồi thường, yêu cầu Nhật Bản trả một phần khoản bồi thường. Tuy nhiên, khi ĐCSTQ khuấy động nội chiến, chiếm cứ Trung Quốc đại lục, Hoa Kỳ nhận thấy sự xuất hiện của một quốc gia cộng sản lớn khác ở Viễn Đông nên đã thay đổi chính sách, bắt đầu hỗ trợ Nhật Bản đối kháng với ĐCSTQ, đặt ra giới hạn cho vấn đề bồi thường của Nhật Bản. Vào thời điểm đó, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã rút về Đài Loan, đang ở trong tình thế quốc tế khó khăn, không thể không với Hoa Kỳ, nhiều lần nhượng bộ về vấn đề bồi thường và cuối cùng phải từ bỏ việc đòi bồi thường. 

ĐCSTQ, lực lượng đã chiếm đoạt chính quyền ở Trung Quốc đại lục, đã giải quyết vấn đề đòi bồi thường từ Nhật Bản như thế nào?

Từ năm 1953 đến 1977, Nhật Bản và hơn 20 quốc gia đã ký kết 54 thỏa thuận liên quan đến trách nhiệm chiến tranh, với tổng số tiền bồi thường khoảng 500 tỷ yên.

Khoản bồi thường mà các quốc gia khác nhận được như sau:

Myanmar, một quốc gia tham chiến ở châu Á, đã nhận được 140 triệu đô la Mỹ; Philippines, 550 triệu đô la Mỹ; Indonesia, 223 triệu đô la Mỹ; Campuchia: 1,5 tỷ yên; Lào, 1 tỷ yên; Việt Nam yêu cầu bồi thường hai lần: Nam Việt Nam trước khi thống nhất đã yêu cầu 39 triệu đô la Mỹ, và sau khi Bắc Việt thống nhất Nam Việt, đã yêu cầu thêm 8,5 tỷ yên.

Singapore độc ​​lập khỏi Malaysia năm 1965, không đủ điều kiện để yêu cầu bồi thường từ Nhật Bản, tuy nhiên, chính phủ Singapore đã lấy việc quân đội Nhật Bản tàn sát người Hoa ở Singapore làm cái cớ để kiên trì yêu cầu bồi thường, và cuối cùng nhận được khoản trợ cấp 25 triệu Singapore đô la từ Nhật Bản.

Malaysia, nước không tham chiến, cũng nhận được 25 triệu đô la Singapore nhờ ánh quang của Singapore. Ngoài ra, Hàn Quốc yêu cầu 300 triệu đô la Mỹ, Thụy Sĩ trung lập yêu cầu 1,1 tỷ yên, Tây Ban Nha yêu cầu 2 tỷ yên, Thụy Điển yêu cầu 500 triệu yên và Đan Mạch yêu cầu 700 triệu yên. Ngoài ra, Mông Cổ vốn thuộc Trung Quốc sau này giành độc lập cũng nhận được 5 tỷ yên tiền bồi thường.

Ngược lại, lý do của Trung Quốc để đòi bồi thường chiến tranh từ Nhật Bản lớn hơn so với các quốc gia này.

Đến năm 1968, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vào thời điểm Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972, Nhật Bản đã có khả năng trả khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ cho Trung Quốc, và chính phủ Nhật Bản cũng sẵn sàng bồi thường.

Vào thời điểm đó, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka đã giao cho Yoshikatsu Takeiri, Chủ tịch đảng Komeito của Nhật Bản, làm sứ giả để kiểm tra ý đồ của chính quyền ĐCSTQ.

Theo cuốn sách “Trung Quốc và Nhật Bản: 1500 năm lịch sử giao lưu”, vào ngày 25/7/1972, Takeiri Yoshikatsu đã đến thăm Trung Quốc và hội đàm với Chu Ân Lai hơn mười giờ trong ba ngày từ ngày 27 đến ngày 29. Takeiri Yoshikatsu được thông báo rằng ĐCSTQ sẽ từ bỏ yêu cầu Nhật Bản bồi thường chiến tranh. Đó là, không đòi bồi thường một xu.

Nhà văn Kim Hâm đã viết trong bài viết “18 bí ẩn về việc Mao từ chối quyền bồi thường của Nhật Bản gây chấn động thế giới”, rằng: “Đối với quốc sự trọng đại như vậy, vì sao Mao Trạch Đông một người độc đoán chuyên hành?” “Một người làm chủ, lão bách tính Trung Quốc bị bắt nạt, là ai đã bán đứng lợi ích quốc dân? Bán nước hưng đảng, Thiên lý bất dung!” 

ĐCSTQ đối xử ưu đãi, ân xá cho tội phạm chiến tranh Nhật Bản

Sau khi thành lập ĐCSTQ, một nhóm tội phạm chiến tranh Nhật Bản đã bị bắt và dẫn độ từ Liên Xô.

Theo bài báo “Ân xá cho tội phạm chiến tranh Nhật Bản” do “Dương Thành Vãn Báo” đăng ngày 1/10/2012, vào cuối năm 1955, khi Thủ tướng ĐCSTQ Chu Ân Lai nghe báo cáo về công tác điều tra của Viện kiểm sát tối cao, ông ta chỉ thị rõ ràng: 

“Việc xử lý đối với tội phạm chiến tranh của Nhật Bản, sẽ không bị kết án tử hình, cũng không kết án chung thân, và một thiểu số cực nhỏ sẽ bị kết án tù có thời hạn… Tội phạm chiến tranh phạm tội thông thường sẽ không bị truy tố.”

Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1956, Tòa án Quân sự Đặc biệt của Pháp viện Tối cao ĐCSTQ đã xét xử 45 tội phạm chiến tranh Nhật Bản lần lượt phạm tội nghiêm trọng ở Thẩm Dương và Thái Nguyên. 45 người bị kết án tù có thời hạn từ 11 đến 20 năm. Tuy nhiên, ngoại trừ một người chết vì bệnh tật trong tù, 44 tội phạm chiến tranh còn lại đều được trả tự do và trở về nước trước tháng 3/1964.

Vào ngày 3/7/2014, Cục Lưu trữ của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã công bố lời thú nhận có chữ ký của Trung tướng Keihisa Suzuki, người đứng đầu Sư đoàn 117 của Quân đội phát xít Nhật. Bản tự thú viết: 

“Chỉ theo ký ức cá nhân của tôi, đã sát hại 5.470 người dân Trung Quốc, đốt cháy 18.229 ngôi nhà của người dân Trung Quốc. Con số thực tế (có thể) còn nhiều hơn thế.”

Keihisa Suzuki, lẽ ra phải bị kết án tử hình, nhưng chỉ bị kết án 20 năm tù và được trả tự do vào đầu tháng 6/1963.

Năm 1956, theo chỉ thị của Chu Ân Lai, Viện kiểm sát tối cao đã công bố ba đợt rằng 1.017 tội phạm chiến tranh Nhật Bản phạm tội nhẹ và tỏ ra ăn năn hối cải sẽ được miễn truy tố và thả về nước.

Vào ngày 6/3/1964, ba tội phạm chiến tranh Nhật Bản cuối cùng bị giam cầm ở Phủ Thuận đã được trả tự do. Cho đến nay, tất cả các tù nhân chiến tranh Nhật Bản ở Trung Quốc đã được trả tự do và trở về nhà.

Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với sự ưu đãi và ân xá cho tội phạm chiến tranh Nhật Bản, sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch trấn áp “phản cách mạng” nhằm trấn áp lực lượng Quốc dân đảng còn sót lại trên Hoa lục. Theo một bài báo trên mạng Hoa Hạ Văn Trích (華夏文摘網) vào năm 2015, trong thời kỳ nội chiến Quốc – Cộng, các tướng lĩnh cấp cao của quân đội quốc gia từng đầu hàng ĐCSTQ, bị bắt hoặc giải ngũ về quê sinh sống, đại bộ phận bị ĐCSTQ tàn sát và tống giam.

Những tướng lĩnh cao cấp của quân đội quốc gia bị tàn sát và cầm tù hầu hết đều tham gia kháng Nhật, nhiều người trong số họ là những danh tướng và anh hùng dân tộc kháng Nhật. Trong số 242 tướng lĩnh cấp cao của quân đội quốc gia bị tàn sát, thượng tướng và nguyên lão cách mạng có 4 người , trung tướng 78 người, và thiếu tướng 159 người.

Vào ngày 14/10/2000, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đang ở thăm Nhật Bản đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Công ty Quảng bá Đông Kinh (Tokyo Broadcasting Corporation): “Trong tất cả các văn kiện chính thức của Nhật Bản, chưa bao giờ có lời xin lỗi nào đối với người dân Trung Quốc.”

Tuy nhiên, vì ĐCSTQ đã nhiều lần cảm ơn Nhật Bản vì đã xâm lược Trung Quốc, từ chối không lấy một xu tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, đối xử ưu đãi với tội phạm chiến tranh Nhật Bản đã phạm tội nghiêm trọng ở Trung Quốc, và ân xá cho hàng nghìn tội phạm chiến tranh Nhật Bản, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các chính phủ kế tiếp của Nhật Bản đã không xin lỗi trong tất cả các văn kiện chính thức.

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch