Hà Nội đang trải qua đợt rét sâu và dài nhất từ đầu mùa, nhiệt độ liên tục xuống thấp nhưng liệu có thể xuất hiện tuyết rơi?

Tuyết rơi khi nào?

Theo kiến thức vật lý phổ thông, tuyết hình thành khi nhiệt độ không khí bằng hoặc thấp hơn 0 độ C (32 độ F), và trong không khí phải có độ ẩm. Lý do là bởi bản thân tuyết là nước. Nếu không đạt được một mức ẩm nhất định, tuyết sẽ không thể xuất hiện dù có lạnh đến bao nhiêu đi chăng nữa.

Để có tuyết rơi cần hội đủ một số yếu tố (Ảnh minh họa)

Chẳng hạn tại thung lũng Khô hạn ở Nam Cực – một trong những nơi lạnh nhất thế giới – nhưng tuyệt nhiên không có tuyết trong… hàng triệu năm. Đó là vì độ ẩm tại đây quá thấp, đồng thời gió lạnh làm phân tán những hơi nước ít ỏi trong không khí.

Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là 2 yếu tố cơ bản để hình thành tuyết, để tuyết có thể rơi được lại cần thêm một yếu tố quan trọng khác. Đó là nhiệt độ của không khí không được lớn hơn nhiệt độ của những đám mây hình thành tuyết. Bởi nếu điều này xảy ra, trong quá trình rơi xuống, tuyết sẽ bị làm tan chảy và thay vì mưa tuyết, chúng ta sẽ có một trận mưa thông thường.

Tuyết sẽ rơi khi nhiệt độ trong không khí dưới 0 độ C và không vượt quá nhiệt độ các đám mây (Ảnh minh họa)

Vậy liệu Hà Nội có tuyết không?

Như đã nêu trên, điều kiện cần và đủ để có tuyết rơi bao gồm 02 yếu tố: nhiệt độ và độ ẩm.

Theo các thông tin từ Bộ khí tượng thủy văn,  Hà Nội đang trong giai đoạn rét sâu về đêm và sáng sớm, độ ẩm trong không khí tại nội thành Hà Nội hiện nay rơi vào khoảng 43%, không phải quá thấp để có tuyết nhưng nhiệt độ thấp nhất mới vào khoảng 8-9 độ C. Chưa đủ điều kiện hình thành tuyết.

Tuyết rơi trên mái chùa Một Cột (Ảnh minh họa)

Nhưng cũng còn đó những trường hợp tuyết rơi dù nhiệt độ mặt đất vượt quá 0 độ C. Đó là những trường hợp đặc biệt, khi một lớp không khí tương đối mỏng và ấm được hình thành sát mặt đất.

Lúc này tuyết vẫn rơi, chạm đến mặt đất và tan chảy ra. Quá trình này cũng đồng thời làm giảm nhiệt độ tại mặt đất, và sau đó tuyết vẫn có thể phủ kín mặt đường.

Tuyết rơi bên hiên Nhà hát lớn (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên theo các thống kê, hiện tượng này rất hiếm gặp, và thường tuyết sẽ không hình thành nếu nhiệt độ mặt đất vượt quá 5 độ C.

Hơn nữa, hiện tượng này vẫn yêu cầu nhiệt độ không khí phải bằng hoặc thấp hơn 0 độ C. Chính vì thế, khả năng Hà Nội xuất hiện tuyết vào lúc này là… tương đối khó nếu theo đúng những gì các chuyên gia đã dự báo.

Tuyết phủ trắng cánh đồng ở Sapa năm 2015 (Ảnh vietnamnet)

Mọi việc có thể sẽ dễ dàng hơn với các tỉnh miền núi phía Bắc như tại Sa Pa (Lào Cai) 4 độ C, Trùng Khánh (Cao Bằng) 4,4 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2 độ C.

Mặc dù việc Hà Nội có tuyết rơi ở thời điểm này khá khó nhưng mọi việc có thể sẽ nhanh chóng thay đổi trong 10 năm tới. Hồi cuối năm ngoái, các nhà khoa học của Đại học Anh Northumbria đưa ra dự báo, đến khoảng năm 2030 Trái đất sẽ trải qua thời kỳ “tiểu” kỷ băng hà, khiến mùa đông trở lên lạnh giá hơn, gần như toàn bộ diện tích Trái đất trong đó có Hà Nội sẽ có thể bị phủ một lớp băng tuyết. Chúng ta hãy cùng đợi xem!

Hoài Anh