Những công cụ đơn giản bằng đá mới được tìm thấy tại Trung Quốc cho thấy tổ tiên của người hiện đại đã ở châu Á từ 2,1 triệu năm trước.
Trước đây, bằng chứng lâu đời nhất cho người da đen ở châu Á dưới dạng các mảnh xương và đồ tạo tác xương hóa thạch có niên đại từ 1,77 triệu đến 1,85 triệu năm trước.
Lần này các nhà khoa học phát hiện 96 công cụ bằng đá khai quật từ 17 lớp trầm tích ở cao nguyên Loess, miền Nam Trung Quốc.
Dennell và một nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khoa học Cổ địa từ (palaeomagnetism) để giám định niên đại các lớp trầm tích. Họ đã đo tính chất từ của các khoáng vật trong các lớp đất để xác định thời điểm khi chúng được lắng đọng.
Kết quả các công cụ này được xác định có niên đại 2.1 triệu năm trước, một con số không tưởng đối với các những người theo đuổi thuyết tiến hóa.
Kỳ thực, từ lâu nay, nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra không ít các sơ hở lớn của thuyết tiến hóa. Có điều, khi người ta đã hình thành quan niệm của tư duy thì không muốn tiếp thu và bài xích những cái mới. Dưới đây là một số ví dụ:
Vào tháng Sáu năm 1968, nhà sưu tập William J. Meister ở Antelope Spring, Utah, Mỹ tìm thấy một tảng đá dày năm centimet trên đó có hóa thạch của một dấu giày của con người kèm theo một dấu vết khác vô cùng đặc biệt: hóa thạch một chú bọ ba thùy bị giày dẫm xuống. Điều này khiến cho các nhà khoa học vô cùng bối rối, bởi bọ ba thùy là loài sinh vật đã biến mất vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 250 triệu năm. Làm sao con người có thể dẫm lên một sinh linh đã biến mất cách đây hàng trăm triệu năm? Lại đặc biệt là người đi giày, một dấu hiệu rõ ràng của nền văn minh. Hóa thạch của dấu giày có niên đại hàng trăm triệu năm? Làm sao tất cả những điều này lại là sự thật?
Theo kiến thức phổ thông, Galileo Galilei là người đã phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609 tại Italia nhưng một hòn đá với niên đại 30.000 năm tìm thấy ở Peru được chạm khắc hình người với trang phục hiện đại, trên tay cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, hành tinh và sao chổi. Một số hòn đá còn miêu tả những cảnh tượng như truyền máu, cấy ghép nội tạng và mổ đẻ ngày nay…điều này nếu chiểu theo thuyết tiến hóa thì quả thực không thể lý giải được.
Trong một ví dụ ấn tượng khác, năm 1972, một nhà máy của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Cộng hòa Gabon, ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của họ, các kỹ sư đã phát hiện uranium đã được sử dụng và đã tới hiện trường khảo sát. Kết quả khám phá ra rằng địa điểm của mẫu quặng là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn, tồn tại từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động gần 500.000 năm. Cấu trúc của lò hiện đại và được bố cục hợp lý đến mức con người thời nay chưa thể tạo dựng.
Còn rất nhiều các tích cổ khó giải thích như trên nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhà khoa học dũng cảm đã thừa nhận rằng có những nền văn minh thời tiền sử khác nhau đã từng tồn tại và biến mất nhiều lần trong lịch sử dài đằng đẵng. Cuối cùng, sự thật về nguồn gốc của chúng ta có vẻ hoàn toàn khác xa với những điều được giải thích thông thường qua các bộ sách giáo khoa, rằng chúng ta là loài người văn minh hiện đại duy nhất từ trước tới nay trên địa cầu này và chúng ta vốn tiến hóa từ người vượn. Chỉ những ai dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu khảo cổ mới có thể nhận thức được những điều thực sự chân chính.
Nhật Quang