Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tự nguyện hiến tặng voọc quý hiếm cho ban kiểm lâm để thả về rừng tự nhiên.

Ngày 4/9, thông tin từ Hạt kiểm lâm huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) cho hay, đơn vị này vừa nhận được một các thể voọc chà vá chân đen do chị Nguyễn Ngọc Giàu (sinh năm 1989, trú thôn Sơn Lập, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng) mang đến để thả về rừng tự nhiên vào ngày 30/8 vừa qua.

Cá thể voọc này được chị Giàu nuôi nhốt làm cảnh đã 2 năm. Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể voọc chà vá chân đen có trọng lượng khoảng 2kg.  Đây là loài động vật rừng nguy cấp, thuộc nhóm IB, theo báo Lao Động.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Trưởng – Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn, phát triển sinh vật (Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho hay, vào tháng 12/2017, một người dân cũng đã giao nộp một cá thể voọc chà vá chân đen khác.

Đó là chị Ngô Thị Loan (sinh năm 1961, ngụ xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp). Khoảng 10 năm trước, tình cờ thấy một người dân tộc thiểu số bẫy ở rừng về một con voọc con khoảng 2 tuần tuổi, nặng khoảng 200g, chị Loan đã mua lại con voọc với giá 500.000 đồng, theo Dân Việt.

Chị Loan và con vọoc chà vá chân đen đã nuôi 10 năm. (Ảnh: V.T)

Sau khi mua, chị Loan mang voọc về nhà chăm sóc rất cẩn thận. Chị Loan kể, ban đầu chăm sóc voọc con khá vất vả, trung bình mỗi tháng chi hơn 300 ngàn đồng tiền mua sữa. Sau 3 năm, con voọc lớn dần, mới ăn được lá cây, rau, củ, quả… Và, nhà tôi ăn gì, voọc ăn thứ đó… Nay, nó đã sống với gia đình chị Loan hơn 10 năm.

Đến nay, voọc đã lớn, trọng lượng khoảng 7-8kg và thân quen với mọi người. Có người đề nghị chị Loan bán lại con voọc với giá 50 triệu đồng. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn vì ngoài quán nước nhỏ, vợ chồng không có nguồn thu nhập nào khác, song gia đình chị Loan vẫn không bán voọc.

Cũng theo ông Trưởng, trong năm 2017, Trung tâm đã tiếp nhận trên 28 trường hợp động vật hoang dã do người dân và cơ quan chức năng bàn giao.

Ngoài chị Loan, Vườn quốc gia Bù Gia Mập từng tiếp nhận 2 cá thể voọc chà vá chân đen khác để thả về rừng tự nhiên. Một con do ông Lê Anh Tuấn (sinh năm 1985, trú tại thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) nuôi nhốt, nặng khoảng 1,5kg.

Con vượn má vàng sau khi được giao nộp tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. (Ảnh: T.V.T)

Một cá thể vượn đen má vàng do chị Phạm Thị Ngà (sinh năm 1981, trú thôn Đăk Lim, xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập) nuôi nhốt.

Chăm sóc động vật hoang dã do người dân giao nộp để thả về rừng, tại Trung tâm cứu hộ – Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. (Ảnh: V.T)

Theo lời kể của chị Ngà, một lần vào năm 2015 chị đi lên nương thì phát hiện cá thể giống con khỉ với sức khỏe rất yếu nên đem về nuôi. 

Tổng Hợp