Kính thưa quý vị, hôm nay xin tiếp tục giới thiệu phần 2 của cuốn sách “Hạt giống vàng”, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động, hy vọng lưu lại cho khán giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.
Trong phần trước, hai vợ chồng ông Trịnh Văn Hoàng và vợ là bà Hà Lai Cầm, những người Đài Loan đầu tiên tham gia lớp học Pháp Luân Đại Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí tại Tế Nam và Quảng Châu, đã đích thân trải nghiệm thân thể được tịnh hóa khỏi những căn bệnh kinh niên trầm trọng, cũng tận mắt chứng kiến nhiều Thần tích xảy ra trong thời gian tham dự lớp học. Sau khi trở về, họ đã làm thế nào để bước vào tu luyện và chia sẻ với mọi người?
Thành lập điểm luyện công đầu tiên ở Đài Loan
Sau khi trở về Đài Loan, Trịnh Văn Hoàng đến bệnh viện tái khám, phát hiện tất cả những viên sỏi nguyên lai nằm trong túi mật đã biến mất một cách kỳ diệu. “Tại sao lại không thấy những viên sỏi đó nữa?” Bác sĩ sửng sốt nhìn phim chụp X-quang mà không tin nổi. Trịnh Văn Hoàng rất vui khi kể với bác sĩ về chuyến đi đến Trung Quốc vừa rồi của mình. Bác sĩ không thể lý giải điều gì đã xảy ra, chỉ có thể nói với ông: “Nếu bác cảm thấy không khỏe, nhớ trở lại bệnh viện kiểm tra.”
Đối với Trịnh Văn Hoàng, những biến hóa cực đại mà thân thể ông vừa trải qua trong chuyến đi tới Quảng Châu vẫn còn ít hơn nhiều so với sự cảm kích trong tâm linh của ông.
Trịnh Văn Hoàng sinh ra ở Trung Quốc đại lục năm 1923, gia nhập Quân đội Quốc gia khi còn trẻ để đi theo Chính phủ Quốc dân Đảng, trải qua cuộc kháng chiến chống Nhật, rồi đến nội chiến Quốc – Cộng, chiến dịch Cổ Ninh Đầu. Sau khi Quốc Dân Đảng đến Đài Loan năm 1949, ông sớm giải ngũ và chuyển sang ngành sửa chữa, chống thấm và tu bổ công trình. Trịnh Văn Hoàng vốn tính tình nóng nảy, không thay đổi tác phong quân nhân của mình trong việc giáo dục con, khiến chúng tránh xa cha, nhưng ông chẳng để tâm.
Trong thời gian ở Quảng Châu, có một học viên đại lục vỗ vai Trịnh Văn Hoàng và nói: “Đại ca ơi, anh đã không tu tâm tính rồi!” Ông đột nhiên tỉnh ngộ, mình không tu bỏ tính khí xấu, rất hay tức giận, sau đó mắng chửi vợ con, thực là không nên! Ông nói: “Nếu tâm tính không đề cao, công không tăng trưởng, thân thể không cách nào được tịnh hóa, đương nhiên sẽ sinh bệnh.”
Sau khi trở về Đài Loan, Trịnh Văn Hoàng bắt đầu chú trọng đến việc tu luyện tâm tính, sự thay đổi của ông được vợ ông cảm thụ sâu sắc nhất: “Trước đây toàn là tôi phục vụ ông ấy. Khi ông ấy về nhà, tôi cần giúp ông ấy cởi tất và rót trà. Sau khi trở về từ Quảng Châu, thái độ của ông ấy đã khác hẳn, thay vào đó, ông ấy pha trà cho tôi uống, hoàn toàn tương phản!”
Con gái ông, Trịnh Huệ Văn, kể lại, sau khi trở về từ Quảng Châu, cha cô bắt đầu mỉm cười, khuôn mặt lạnh lùng của ông biến mất. Cô nói: “Bố tôi từng rất khó gần, khi chúng tôi còn nhỏ, chúng tôi phải tránh xa ông. Mối quan hệ phụ tử bị xa cách, sau này phát hiện cha không còn dữ dằn như xưa, trong gia đình trở nên dung hợp.”
“Trên thế gian này có quá nhiều người giống như tôi đang bị bệnh tật hành hạ…” Hà Lai Cầm nghĩ; bà theo dõi những thay đổi trong gia đình mình; cùng với những lá thư thường xuyên của các học viên ở Bắc Kinh tới động viên họ: “Các bạn nhất định phải bước ra truyền Pháp.” Cặp đôi quyết định hành động để từ đó nhiều người có thể được thụ ích.
Nhưng phải làm thế nào? Họ bắt chước cách làm của các học viên đại lục: thành lập các “điểm luyện công”. Vì vậy, hai vợ chồng đã tìm kiếm một địa điểm thích hợp gần nhà.
Sau khi tìm kiếm, họ đến công viên Dương Minh Sơn Đài Bắc gần Hoa Chung, cảm thấy nơi đây môi trường tốt, không khí trong lành, có tầm nhìn bao quát toàn bộ thành phố Đài Bắc.
Vào lúc 6 giờ 30 phút sáng ngày 27 tháng 4 năm 1995, Hà Lai Cầm và chồng treo biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” do con gái họ viết tay, bật máy ghi âm để phát nhạc bài công pháp, bắt đầu luyện công. Đây là cách “điểm luyện công” Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên của Đài Loan được thành lập.
Ở một nơi vắng vẻ gần Hoa Chung trong công viên Dương Minh Sơn, những động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển của vợ chồng Hà Lai Cầm cùng với tiếng nhạc tập du dương đã thu hút rất nhiều du khách dừng chân hỏi thăm vào sáng sớm. Họ tuân thủ theo yêu cầu của Sư phụ Lý: “Không thể thu tiền, không thể nhận quà, hoàn toàn vì nghĩa vụ mà dạy công.”
Trong một thời gian ngắn, đã có hàng chục người lục tục gia nhập đội luyện công, một số từ khu vực Thiên Mẫu gần đó, và những người khác là dân từ khu vực lớn hơn của Đài Bắc như Tùng San và Tân Điếm. Hà Lai Cầm nhớ lại: “Mọi người đến học cũng cảm thấy thật kỳ diệu. Họ hiếm khi đến Dương Minh Sơn, nhưng tự dưng họ cảm thấy muốn đến đây.” Một vị bị tiếng nhạc luyện công du dương lôi cuốn, khi bước vào điểm luyện công, động tác trong bài công pháp đầu tiên của Pháp Luân Công, “Di Lặc duỗi lưng”, thì đôi tay không cách nào duỗi thẳng của vị khách đột nhiên lại duỗi thẳng được. Điều này khiến người vợ bên cạnh vô cùng sửng sốt, vì người này sau khi bị phẫu thuật phổi, bình thường lúc mặc quần áo đều phải có vợ giúp, vậy mà giờ đây ông ấy vừa luyện công vừa nói: “Luyện công thực là dễ chịu!”
Cũng giống như những biến hóa thần kỳ mà Hà Lai Cầm và chồng bà đã trải qua trong thân thể của họ, những trường hợp như vậy rất thường xuất hiện tại điểm luyện công.
Hoàng Xuân Mai, hiện là Phó hội trưởng Học Hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan, cũng vô tình gia nhập đội luyện công ở công viên Dương Minh Sơn.
Về Hoàng Xuân Mai, kể từ khi kết hôn, cô theo chồng từ Đài Nam đến Đài Bắc lập nghiệp. Cuộc sống của một bà nội trợ toàn thời gian gần hai thập kỷ khiến Hoàng Xuân Mai đặc biệt mong chờ các kỳ nghỉ. Vào dịp quốc khánh năm 1995, thật không dễ đợi đến kỳ nghỉ của người chồng bận rộn, không ngờ ông vẫn phải tiếp khách hàng đi chơi gôn, vì vậy, Hoàng Xuân Mai không vừa lòng, đã một mình đi bộ đến công viên Dương Minh Sơn gần Thiên Mẫu trụ.
Khi đang rảo bước, Hoàng Xuân Mai nhìn thấy ba hoặc bốn người phụ nữ đang luyện công. Cô kể: “Tôi đặt ô xuống, và theo dõi động tác của họ.” Trong tâm, cô cảm thấy các bài công pháp thật đẹp mắt. Cô muốn học hỏi ngay lúc đó, nhưng sự nhút nhát đã ngăn cản cô.
Nhưng sau khi trở về nhà, Hoàng Xuân Mai cảm thấy hối tiếc. Ngày hôm sau, cùng thời gian đó, cô quay trở lại chỗ cũ, nhưng không thấy ai luyện công. Cô nghi hoặc nghĩ: “Có phải mình nhớ nhầm giờ không?” Vì vậy, cô quyết định quay lại kiểm tra vào một thời điểm khác. Sau khi tìm kiếm trong vài ngày, cuối cùng cô ấy đã tìm thấy một học viên khác. Lần này cô lấy hết can đảm để nói chuyện với người phụ nữ đang luyện công. Người phụ nữ nói với cô về địa điểm luyện công của bà Hà Lai Cầm và chồng.
Chủ nhật hôm đó, Trương Thanh Hỏa chở vợ đến Dương Minh Sơn để tham gia tập buổi sáng, khi đến nơi thì không thấy có người luyện công, anh lo lắng bị trễ giờ. Hoàng Xuân Mai nhìn thấy một người bán rau bên cạnh, cô tiến đến và hỏi, “Tôi nghe nói có người luyện Pháp Luân Công ở đây. Họ ở đâu?”. Người bán rau chỉ tay lên, nói trên đỉnh núi. Khi đó, Trịnh Văn Hoàng đang nói chuyện với các học viên: “Công pháp này không chỉ cần luyện công, mà còn cần học Pháp, tu tâm tính.” Hoàng Xuân Mai đã không đến muộn, có thể cùng mọi người luyện công.
Từ lâu, vợ chồng họ đã hứng thú đả tọa thiền định, họ cũng đến chùa để học, nhưng chưa có duyên nhập môn. Bằng cách này, Hoàng Xuân Mai và chồng đã gia nhập đội luyện công, đến điểm luyện công ở Dương Minh Sơn để luyện công cùng nhau vào mỗi buổi sáng vào ngày nghỉ.
Khi luyện công theo nhóm, mọi người đều làm theo hướng dẫn của Sư phụ Lý trong phần nhạc luyện công, lúc đó đài phát nhạc tập vừa to vừa nặng, pin phải được thay thế hàng tuần. Vợ chồng Hoàng Xuân Mai thấy Trịnh Văn Hoàng vác một chiếc đài nặng và dạy miễn phí cho mọi người các bài công pháp, rất cảm kích. “Chúng tôi nói với Trịnh Văn Hoàng, chúng tôi mua cái máy thu âm, sau này để chúng tôi mang đài.”
Ngay sau đó, vợ chồng Hoàng Xuân Mai đề nghị lập một điểm luyện công ở Công viên Thiên Mẫu. Bằng cách này, vào cuối năm 1995, điểm luyện công thứ hai ở Đài Bắc được thành lập trong Công viên Thiên Mẫu. Sau đó, Trịnh Văn Hoàng trực luân phiên cả hai điểm, lúc luyện công ở Dương Minh Sơn, lúc lại ở công viên Thiên Mẫu. Khi những người mới đến học các bài công pháp, Trịnh Văn Hoàng nhờ Hoàng Xuân Mai hướng dẫn. Từ đó, Hoàng Xuân Mai dần dần đảm nhận trách nhiệm phụ đạo viên cho các học viên mới, sau đó trở thành phụ đạo viên tại điểm luyện công Thiên Mẫu.
Mở Lớp chín ngày học Pháp luyện công
Cuối năm 1995, điểm luyện công nhỏ trên Dương Minh Sơn có hơn 30 người, ngoài ra còn có lượng lớn người đến tìm hiểu và học tập mỗi ngày, những hiện tượng này khiến vợ chồng Trịnh Văn Hoàng rất vui mừng, nhưng họ cũng ý thức được một vấn đề mới. Bởi vì Pháp Luân Công là công pháp “tính mệnh song tu”, nhấn mạnh rằng ngoài việc luyện năm bài công pháp, cũng cần phải “tu tâm tính”. Nhưng làm thế nào để có thể tu tốt bản thân và đề cao tâm tính đây? Chính là phải học Pháp. “Chuyển Pháp Luân” là cuốn sách chủ yếu nhất để hướng dẫn học viên cách tu luyện. Nhưng khi đó họ chỉ có một bản cuốn “Chuyển Pháp Luân”, một bản “Pháp Luân Công”, và một bộ băng ghi âm của Sư phụ Lý giảng Pháp ở Tế Nam. Tốc độ truyền tay nhau đọc sách của các học viên quá chậm. Thấy học viên mới tham gia chưa lý giải được sâu, vợ chồng ông không khỏi lo lắng. Vì vậy, họ đã viết thư cho các học viên đại lục để được giúp đỡ.
Vừa khớp, Nhiếp Thục Văn, nguyên trạm trưởng trạm phụ đạo Thượng Hải, đến Cao Hùng định cư, đã liên lạc với vợ chồng Trịnh Văn Hoàng để thành lập “Lớp chín ngày học Pháp và luyện công”.
Mô hình “Lớp 9 ngày học Pháp và luyện công” là cách hoàn chỉnh nhất để bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp. Trong chín ngày, mỗi ngày được xem một bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí ở Trung Quốc đại lục, tổng cộng có chín bài trong chín ngày. Sau khi xem xong video, các học viên sẽ được hướng dẫn năm bài công pháp. Các bài học mỗi ngày kéo dài khoảng hai đến ba giờ.
Vào tháng 1 năm 1996, mặc dù sách “Chuyển Pháp Luân” đang thiếu hụt ở nhiều tỉnh khác nhau của Trung Quốc đại lục, Pháp Luân Đại Pháp Học Hội Bắc Kinh đã gửi một trăm bản “Chuyển Pháp Luân” đến Đài Loan. Bằng cách này, tất cả mọi người không còn phải truyền tay nhau chờ đến lượt.
Phòng khách của nhà Trịnh Văn Hoàng trở thành địa điểm của lớp học chín ngày. Hai vợ chồng rất ăn ý, họ bắt đầu lớp học bất cứ lúc nào, bất kể số lượng người, vào thời gian thuận tiện của các học viên. Trịnh Văn Hoàng nhớ lại: “Khi đó, nhà tôi giống như một đạo trường, người ra người vào lúc nào cũng chật kín, từ phòng khách đến phòng ăn và đến tận cửa”.
Hà Lai Cầm, người vốn sống nội tâm, nay chào hỏi người lạ, dạy công, giải thích. Trong mắt cô con gái Trịnh Huệ Văn, một người mẹ ít tiếp xúc với xã hội, đã thoát thai từ một người rụt rè khi đối mặt với đại chúng thành một người “tự tin”. Cô tin rằng, sự tự tin của mẹ cô bắt nguồn từ việc “bà ấy đang làm một điều đúng đắn, một điều hữu ích cho mọi người”, Trịnh Huệ Văn giải thích: “Đó chính là một ‘thiện niệm’, bà cảm thấy, ‘bởi vì tự thân tôi đã được thụ ích, tôi muốn truyền lại những điều như vậy cho người khác’”.
Thế còn cha cô, Trịnh Văn Hoàng thì sao? Ngoài sự thay đổi tính khí từ cáu kỉnh sang điềm tĩnh, coi nhẹ vật chất, tiền tài danh vọng. Nếu các khoản nợ trong kinh doanh không được thu hồi, ông liền xé bỏ hết các phiếu nợ đó. Bởi vì Pháp Luân Công nhấn mạnh nghĩa vụ dạy công, các lớp học Pháp và luyện công trong chín ngày cũng đều miễn phí. Nhiều người sau khi luyện công, bệnh tật trên thân thể tiêu biến, vô cùng cảm kích, đưa “tiền tạ ơn” cho ông. Mặc dù điều kiện tài chính của Trịnh Văn Hoàng lúc đó không tốt lắm, nhưng ông nhất quyết từ chối, tuân thủ nghiêm cẩn yêu cầu của Sư phụ Lý.
Nhìn thấy cha mình biến từ hung dữ thành một người cha nhân hậu, người mẹ nằm trên giường bệnh gần như quanh năm, nay trở nên khỏe mạnh hoạt bát, không khí ở nhà rất hòa thuận và tràn ngập tiếng cười, lần lượt anh chị em của Trịnh Minh Huệ từng người một bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Nam Truyền Đào Viên
Trịnh Huệ Văn, lúc đó đang học khóa học ban đêm của trường đại học, thường kể cho người khác nghe về mẹ của mình, hầu như gặp ai cũng kể cho họ nghe, ngoài ra còn có một hồ sơ bỏ túi ngắn gọn giới thiệu về Pháp Luân Công do chính cô thiết kế để giới thiệu cho các bạn đồng khoa, đồng học đại học cho đến các giáo viên, hẹn họ đến nhà mình để học các bài công pháp và tham gia một lớp học Pháp Luân Công chín ngày.
Sau đó, Trịnh Huệ Văn đến làm việc trong một công ty, dĩ nhiên cô vẫn có cơ hội để kể về câu chuyện của mẹ cô. Không ít đồng nghiệp và chủ quản cũng tham gia lớp học 9 ngày, trong đó có một vị tên là Lưu Hoàng Ảnh, một đồng nghiệp mắc bệnh thần kinh tọa nặng.
Năm 1996, Lưu Hoàng Ảnh, 34 tuổi, đã gần như sức cùng lực kiệt, mỗi ngày lê lết cơ thể đau đớn mệt mỏi của mình đi làm việc, đến đêm lại nằm thẳng cẳng trên giường. Bất cứ khi nào trở mình hoặc di chuyển đều dẫn đến xương cốt đau đớn. Khi đó, cứ mười bước đi, anh lại phải ngồi thụp xuống nghỉ ngơi thì mới có thể đi tiếp được.
Khi các triệu chứng mới xuất hiện, Lưu Hoàng Ảnh đến bệnh viện để chụp X-quang và chụp MRI, thì kết quả là bị đau thần kinh tọa, đĩa đệm thắt lưng ở đoạn 5 của cột sống bị thoát vị và xoay chuyển. Bác sĩ đề nghị phẫu thuật, nhưng tỷ lệ thành công chỉ là 50%. Đối mặt với nguy cơ bị liệt suốt đời, Lưu Hoàng Ảnh rất sợ hãi về ca phẫu thuật.
Sau đó, anh trải qua hai năm đi chữa bệnh đến “tán gia bại sản”, Lưu Hoàng Ảnh lúc đó đi khám rất nhiều nơi, nhưng chỉ mang thêm thất vọng. “Anh trai tôi nói rằng Cao Hùng có môn châm cứu rất lợi hại, không chờ nói đến lời thứ hai, anh mua vé máy bay đi luôn” tìm Trung y, thử qua các liệu pháp dân gian, rồi theo lời giới thiệu của người anh liền theo một vị khí công sư học công, “một bộ công pháp, mỗi người cần phải trả một vạn tệ, cộng thêm tiền thuốc mỗi tháng ba vạn tệ”. Học hơn một năm, hiệu quả thu được rất ít.
Ngày 23 tháng 1 năm 1996 là một ngày không thể quên đối với Lưu Hoàng Ảnh, đó là sinh nhật của anh, và cũng là ngày đầu tiên anh tham gia Lớp học 9 ngày. Sau đó, anh còn đến “Lớp học chín ngày” năm lần, anh nói không phải vì không hiểu nội dung giảng Pháp, mà là vì cảm thấy rất trân quý, “Tôi biết rằng đây là một thứ tốt!”
Một ngày nọ, vào lớp học chín ngày lần thứ ba, Lưu Hoàng Ảnh, người phụ trách xây dựng công trình thủy điện, nhận được cuộc gọi từ công trường, anh vội vàng chạy đi giải quyết. Khi lên cầu thang rẽ vào, anh đột nhiên ý thức được: “Ồ, làm sao tôi có thể chạy lên cầu thang?!” Sau khi học công khoảng hai hoặc ba tháng, Lưu Hoàng Ảnh, người đã đi chữa bệnh một thời gian dài mà không khỏi, giờ đây hoàn toàn bình phục.
Kinh nghiệm này cũng thúc đẩy vợ và các anh chị em của Lưu Hoàng Ảnh cùng nhau luyện công.
Vào tháng 3 năm 1996, Lưu Hoàng Anh và gia đình chuyển đến Đào Viên, thành lập điểm luyện công đầu tiên ở Đào Viên, đồng thời mở “Lớp học chín ngày”. Rất nhiều người ở Đào Viên và Tân Trúc đã học và luyện Pháp Luân Công từ anh.
Quý vị muốn tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp, hãy truy cập trang falundafa.org. Để đăng ký lớp học trực tuyến hoàn toàn miễn phí, hãy truy cập trang hocphapluancong.com
Nguồn: Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch