Mỗi giai đoạn, thực đơn ăn dặm của trẻ sẽ khác đi. Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7–8 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo để đỡ mất nhiều thời gian suy nghĩ nhé.
Kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho bé 7-8 tháng tuổi
– Số lượng bữa: 2 bữa/ngày.
– Thời gian cho bé ăn: 10h sáng và 5h chiều.
– Lượng cháo: 40-80g. Cháo được pha theo tỷ lê 1:7 (10g gạo sẽ pha với 70ml nước).
– Chất đạm: 10-15g. Các thực phẩm mà mẹ có thể tham khảo: Trứng cả quả, 40-50g đậu phụ, 80-100g các sản phẩm từ sữa bò, thịt gà, thịt cá trắng (sau 8 tháng có thể cho bé ăn thịt cá đỏ), gan gà…
– Rau: 25g. Xà lách, dưa chuột…
Trong giai đoạn này, ngoài những thực phẩm mà bé ăn từ giai đoạn tập ăn dặm 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thêm một số loại thực phẩm khác như:
– Tinh bột: Bé có thể ăn thêm khoai sọ, bún, phở, ngũ cốc, yến mạch hay thậm chí là ngô nghiền.
– Chất đạm: Bé có thể ăn thêm đậu đỏ, cá ngừ, gan gà, đậu phụ… Bé 8 tháng tuổi có thể ăn được trứng chim cút, thịt ức gà, các loại thịt cá đỏ…
– Vitamin và chất xơ: Bé có thể ăn được ớt chuông, xà lách, rau dền, măng tây…
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi
10 giờ sáng
– Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
– Súp bí đỏ thịt gà + sữa chua
– Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
– Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua
– Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
– Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
– Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
5 giờ chiều
– Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viên
– Súp khoai tây bí đỏ + nước hầm vỏ tôm
– Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
– Cháo trắng + cá hồi + rau ngót
– Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
– Súp khoai tây cá hồi + susu luộc
– Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: Chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 8 tháng tuổi
10 giờ sáng
– Cháo tôm susu + trứng sốt cà chua
– Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
– Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
– Spagetty + chuối sữa chua + nước cam loãng
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
– Súp khoai lang đậu Hà Lan + sữa chua
– Cháo trắng + cá hồi nấu súp lơ
– Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
5 giờ chiều
– Cháo trắng + canh cua mồng tơi
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
– Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
– Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
– Súp cá + trứng hấp nấm rơm
– Khoai tây trộn gan gà + súp cà chua
– Cháo trắng + cá quả xào hành + bắp cải luộc
– Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
– Cháo bò nấm + canh bí đỏ
Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: Chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.
Trường hợp áp dụng thành công
Sau khi tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm hiện nay, chị Mai Thị Song Ny (24 tuổi, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh) đã quyết định cho bé Thảo Nguyên ăn dặm kiểu Nhật. Đây là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn.
Chị Ny chia sẻ trên báo Phụ nữ sức khoẻ rằng: “Cho con ăn kiểu Nhật, em thấy con rất hợp tác. Với em, mẹ có chọn phương pháp nào đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng việc con có thích thú và hợp tác với mẹ hay không”.
Khi được hỏi kỹ hơn về cách chế biến các món ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi, chị Ny cho biết thêm: “Hấp thịt, cá mình sẽ cho vào gừng và sả giúp món ăn không bị tanh và thơm ngon hơn. Cá hồi ngâm sữa tươi không đường trước khi sơ chế sẽ bớt tanh”.
Lúc này, bé Ali ăn cháo hạt mềm không cần rây nghiền, độ thô tăng dần theo theo tuổi. Đối với chất đạm: Cá mẹ có thể hấp hay nấu canh rồi gỡ phần thịt và xé nhỏ… còn thịt thì mẹ có thể xay nhỏ để cho con ăn.
Ngoài ra, các mẹ có thể tự làm ruốc cá hồi, ruốc gà, bột tôm để bổ sung dinh dưỡng cho bé vào các bữa ăn hàng ngày hoặc những ngày mẹ bận rộn, không có thời gian chế biến thức ăn tươi. Mẹ làm như vậy, con vẫn sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng trong từng bữa ăn.
Với mỗi bữa ăn kiểu Nhật, bé không những được tập ăn mà còn được hoàn thiện các kỹ năng cần thiết từ rất sớm: Khả năng ăn thô (ngay từ đầu đã được làm quen với tinh bột), phân biệt rõ ràng mùi vị của từng loại thức ăn (mẹ cho bé ăn riêng biệt từng món chứ không giống như ăn theo kiểu truyền thống), từ đó mẹ cũng dễ dàng biết bé thích, không thích và dị ứng với loại thực phẩm nào.
Bước sang thời điểm này, các bé sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm. Những lúc như vậy, mẹ không nên quá khắt khe với bé, hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc trẻ nghịch thức ăn và bát đĩa là một cách để bé học tiếp xúc với món ăn, là tiền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự bón sau này.
Video xem thêm: Hiếu có 3 tầng thứ: thân hiếu, tâm hiếu và chí hiếu. Bạn ở tầng thứ nào?