Chất béo là một thành phần dinh dưỡng thiết yếu, là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng trong hấp thụ dinh dưỡng, cân nặng, duy trì làn da và mái tóc khỏe mạnh, điều hòa nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ chức năng miễn dịch, cách ly các cơ quan nội tạng và cân bằng hormone… cùng  rất nhiều nhiệm vụ khác.

Vì muốn có thân hình siêu mỏng như những cô người mẫu chân dài thường xuyên xuất hiện trong điện ảnh hay trên các trang bìa tạp chí, hay đơn giản là sợ mập, nhiều người đã có thói quen loại bỏ chất béo, đặc biệt là mỡ động vật ra khỏi thực đơn. Như thế, chỉ cần  nhìn vào danh sách những vai trò chất béo đảm nhiệm, bạn có thể gặp phải 7 rủi ro sau:

1. Chức năng não kém

Cấu tạo bộ não phần lớn là chất béo, cholesterol là chất dinh dưỡng quan trọng cho não, cần cho tế bào thần kinh và dẫn truyền thần kinh.

Nghiên cứu cho thấy những người có mức cholesterol cao hơn thường thực hiện các bài kiểm tra tốt hơn những người có nồng độ thấp.

Điều này có nghĩa rằng, một chế độ ăn ít chất béo làm giảm hiệu suất công việc, thay đổi tâm trạng, giảm sự tập trung và trí nhớ.

2. Tổn hại sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh tim mạch bắt nguồn từ viêm hơn là từ chất béo và cholesterol.

Một chế độ ăn uống dễ gây viêm gồm rất nhiều đường, tinh bột tinh chế, protein chất lượng thấp và các loại dầu thực vật chế biến là mối đe dọa lớn đến hệ tim mạch của bạn hơn cả chất béo bão hòa.

Sẽ tốt hơn cho bạn với những loại thực phẩm chống viêm có chứa chất béo lành mạnh.

(Poprotskiy Alexey / Shutterstock)

3. Mất cân bằng hormone

Ăn đủ chất béo là một trong những điều quan trọng nhất để giữ sự cân bằng các hormone tự nhiên.

Một số loại chất béo, bao gồm cả cholesterol có vai trò như chất chống oxy hóa, và hỗ trợ dẫn truyền thần kinh. Chất béo tham gia tạo nên cả vitamin D cùng các hormone sinh dục như testosterone và estrogen.

Một chế độ ăn ít chất béo có nguy cơ gia tăng vô sinh và các vấn đềnội tiết tố khác ở nữ giới. Thậm chí, người ta còn nghiên cứu thấy thiếu chất béo sẽ gây tăng các vấn đề kinh nguyệt và khó khăn trong việc mang thai.

4. Tăng cân và ăn quá nhiều

Các nghiên cứu gần đây về việc tăng cân và chất béo đều chỉ ra rằng những người thực hiện chế độ ăn kiêng có xu hướng tăng cân trở lại. Quá trình giảm cân không sinh lý dẫn đến giảm tiêu hao năng lượng và tăng cảm giác đói thúc đẩy sự tăng cân trở lại.

Chế độ ăn tăng chất béo và giảm tinh bột được chứng minh là làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp duy trì khối lượng tốt hơn nhiều chế độ ăn ít béo.

(Mario Tama / Getty Images)

5. Tăng nguy cơ kháng insulin và tiểu đường

Thừa cân có liên hệ mật thiết đến tiểu đường và chất béo lành mạnh là một trong những chìa khóa đề kiểm soát insulin.

Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng chế độ ăn ít béo, nhiều đường có nguy cao hơn đối với kháng insulin và tăng cân. Chế độ ăn nhiều mỡ hơn với ít đi đường và tinh bột có lợi cho phòng chống tiểu đường.

6. Nguy cơ bị trầm cảm và lo âu

Các axit béo có vai trò quan trọng trong chức năng não bộ để kiểm soát tâm trạng. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm giảm trầm cảm và nguy cơ rối loạn tâm thần khác.

(Jiri Miklo / Shutterstock)

7. Các vấn đề liên quan đến đường ruột

Chế độ ăn nhiều thực vật giàu chất xơ và chất béo lành mạnh giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong đường ruột và tạo ra sự cân bằng cân thiết để giảm viêm. Một trong những lợi ích của dầu dừa là nó có thể bảo vệ đường tiêu hóa và dễ tiêu đối với cả những người có những vấn đề mạn tính về tiêu hóa.

Dầu thực vật lên ngôi, chất béo bão hòa bị ghét bỏ… đó là sai lầm rất lớn trong chế độ dinh dưỡng hiện đại, điều này đã được nhiều chuyên gia xác nhận. Thực ra cơ thể không thể hoạt động một cách bình thường nếu thiếu chất béo, còn dầu thực vật lại có những hạn chế mà ít ai ngờ đến. Cho nên mấu chốt là bạn cần tìm một nguồn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, chứ tuyệt đối không nên loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn.

Tú Linh

Theo epochtimes.com

Xem thêm: