Ai cũng biết rằng ăn nhiều rau củ là điều rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng coi chừng bạn cho bé ăn sai cách mà ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé thì hậu quả thật khôn lường.
- Thường ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau khi ăn cơm. Như vậy, có thể làm giảm nồng độ axit dạ dày và thức ăn, tránh tăng áp lực cho dạ dày dẫn tới đầy hơi, tránh gây ra các triệu chứng cho trẻ nhỏ như đau bụng, đầy hơi và các triệu chứng khác.
- Trộn lẫn củ cải và cà rốt làm thành nước sốt
Không nên say trộn củ cải và cà rốt lẫn nhau làm làm thành nước sốt. Bởi vì, hàm lượng enzyme trong cà rốt có thể phá vỡ các vitamin C, sẽ làm cho vitamin C trong củ cải hoàn toàn bị phá vỡ.
- Hấp thụ quá nhiều carotene
Mặc dù carotene rất bổ dưỡng cho bé, nhưng nên chú ý lượng thích hợp hấp thu vào cơ thể. Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ép cà rốt hoặc cà chua, đều có thể dẫn tới thừa carotene, gây vàng mặt vàng da, xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, trạng thái tinh thần không ổn định, bồn chồn, mất ngủ,ngủ không ngon giấc, nói mơ…
- Nấm hương rửa quá sạch hoặc ngâm nước lâu
Trong nấm hương có chứa ergot catalpol, sau khi được ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn bạn rửa hoặc ngâm nấm một cách quá kỹ lưỡng, thì sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng trong đó. Khi nấu nấm hương cũng không nên dùng nồi bằng sắt hoặc bằng đồng để nấu, tránh tình trạng mất đi chất dinh dưỡng trong nấm.
- Ăn giá đỗ chưa xào chín
Giá đỗ có vị rất ngon, lại chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng khi ăn nhất định phải xào cho chín. Nếu không, khi ăn xong sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng như buồn nôn, nôn, đầy bụng, chóng mặt…
- Cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều rau cải bó xôi
Rau cải bó xôi hay còn gọi là rau bina là loại rau xanh có chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên cho bé ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể con người sẽ kết hợp cùng với canxi và kẽm sinh ra Calcium oxalate và kẽm axit oxalic, những chất này rất khó để được hấp thu và thải ra ngoài cơ thể, ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi và kẽm trong đường ruột, dễ làm cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới còi xương, chậm mọc răng, còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của bé.
- Cho bé ăn mướp đắng chưa được nhúng qua nước sôi.
Axit oxalic có chứa trong mướp đắng sẽ làm cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn nên nhúng mướp đắng qua nước sôi một chút, để loại bỏ axit oxalic, những bé cần bổ sung lượng lớn canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
- Cần tây sau khi nấu chín để quá lâu
Cần tây nên nấu và ăn luôn, không nên để quá lâu. Nếu để lâu ngày, hàm lượng lớn nitrat trong đó sẽ biến thành nitrit, gây phản ứng ngộ độc. Ngoài ra, những bé tiêu hóa kém cũng không nên ăn cần tây.
- Nấu các loại rau có lá màu xanh quá kỹ để ăn
Các loại rau có màu xanh khi nấu không nên nấu quá kỹ đun lâu. Nếu không, các nitrat sẽ được chuyển đổi thành nitrit, dễ làm trẻ nhỏ bị nhiễm độc thức ăn.
- Nấu các loại rau củ để đông lạnh quá lâu
Các loại rau củ để vào đông lạnh đều đã được rửa qua, không nên nấu quá kỹ, nếu không sẽ bị nát, mất đi dinh dưỡng vốn có trong rau.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
Xem thêm:
- Nếu con bạn lãng phí thức ăn, hãy kể cho chúng nghe câu chuyện này
- Thí nghiệm của bà mẹ: Trẻ con thất vọng thế nào khi bạn nghiện điện thoại?
- Nhà giáo Thái Quang Vinh: Câu chuyện đời tôi là một thần thoại
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.