Trên trái đất nhỏ bé này của chúng ta, mỗi ngày đều xuất hiện không ít chuyện kỳ lạ. Có lẽ khó đo lường nhất là quan hệ giữa các quốc gia. Thực sự mâu thuẫn rất tinh vi, làm thế nào để có mối quan hệ tốt với các quốc gia càng là vấn đề thử thách đầu óc của các vị nguyên thủ quốc gia. Mặc dù đều là trạng thái thiểu số phục tùng đa số, quốc gia nhỏ phụ thuộc vào phe cánh của các quốc gia lớn.

Tuy nhiên… luôn có tồn tại ngoại lệ, giống như quốc gia châu Phi nhỏ bé “bốc đồng” Gambia. Quốc gia này từ 30 năm trước đã bắt đầu liên tiếp lớn tiếng khiêu chiến làm cho các cường quốc dở khóc dở cười, ví dụ như khiêu chiến các siêu cường quốc như Liên bang Xô Viết, Mỹ cùng với Trung Quốc… hơn nữa khẩu khí rất lớn.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Tiềm lực của Gambia ra sao mà có thể lớn tiếng đến vậy?

Dân số của Gambia vào khoảng 1,5 triệu người, tổng diện tích là 10.300 km2, nằm ở phía Tây Bắc của châu Phi, gần phía Tây của Đại Tây Dương. Vào năm 1965 thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giành được độc lập. Theo định nghĩa liên minh tiểu quốc gia, thì quốc gia có lãnh thổ chỉ chiếm 0.01% diện tích toàn thế giới tức là 14.800 km2 được cho là quốc gia nhỏ. Trên thế giới có 49 quốc gia phù hợp tiêu chí này, bao gồm cả nước Gambia. Trong đó Gambia xếp thứ 40, đứng ngay đằng sau nước Iceland.

Gambia

Luật bầu cử “quả cầu thủy tinh”

Gambia là nước có nền kinh tế lạc hậu, nguồn thu nhập chủ yếu là dựa vào nông nghiệp như gieo trồng lạc, hoặc du lịch. Trải qua thời gian 50 năm độc lập, quân sự trong nước đã nhiều lần xảy ra đảo chính. Vì thế, chính sách đối ngoại thường xuyên thay đổi, mà hình thức bỏ phiếu bầu chính phủ của họ cũng tương đối đặc biệt, đó là dùng quả cầu thủy tinh để chọn. Do đó hình thức này được gọi là “luật bầu cử quả cầu thủy tinh”. Tại thời điểm tuyển cử, cử tri có thể tới điểm bỏ phiếu, ở đó có ba ống tròn dán ảnh của ba ứng cử viên tuyển cử, các cử tri dùng quả cầu ném vào ống dán ảnh người mà họ muốn chọn, như vậy được gọi là bỏ phiếu có hiệu lực.

Quân đội siêu cường chớ có trêu đùa!

Gambia có một quân đội hùng mạnh. Quân đội quốc dân được thành lập vào năm 1984, có 800 lính lục quân. Hải quân được thành lập vào năm 1996, ban đầu là đội vệ binh quốc dân sau đổi thành hải quân, có 80 quân binh, 2 tàu chiến! Thực sự thế này đã khiến họ thấy mình đủ mạnh!

Lời lẽ hùng hồn khiến cho cả Mỹ Nga Âu không biết làm thế nào với Gambia

Từ năm 1985, Gambia đã bắt đầu gây chiến với các cường quốc trên thế giới, trong đó: năm 1985 do đề nghị viện trợ không thỏa thuận được, đã uy hiếp “nội trong 3 ngày” sẽ chiếm lĩnh toàn bộ Liên bang Xô Viết.

Năm 1995, do vấn đề hiệp định mậu dịch đàm phán không thành, Gambia uy hiếp “cho quân viễn chinh quét sạch châu Âu đại lục. Sau đó đến uy hiếp Anh, Pháp, Đức, Ý do dùng vấn đề nhân quyền để trừng phạt Gambia.

Năm 2000, Gambia nổ ra cuộc biểu tình thị uy lật đổ chính phủ, quân chính phủ đã dùng súng bắn vào đám người biểu tình. Một số người kháng nghị đã chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ, quân chính phủ Gambia liền đuổi sát xông vào lãnh sự quán Mỹ bắt nhân viên thị uy và nổ súng bắn chết một số người chống đối. Quân chính phủ Gambia còn đánh cả nhân viên của lãnh sự quán Mỹ, cướp tòa lãnh sự quán Mỹ. Nhưng không hiểu sao, nước Mỹ lại nhẫn chịu, chỉ đưa ra trừng phạt với Gambia, đồng thời đóng cửa lãnh sự quán.

Năm 2002, Gambia đe dọa: “Nếu nước Mỹ không bãi bỏ lệnh trừng phạt, Gambia sẽ đem quân viễn chinh san bằng Bắc Mỹ đại lục.” Nước Mỹ sau đó đã giảm bớt quan hệ ngoại giao với Gambia.

Năm 2012, Gambia đe dọa: Muốn giúp đỡ quân đội Đài Loan trong vòng 24 tiếng đồng hồ hoàn thành việc chiếm lĩnh toàn bộ quân sự của Trung Quốc Đại Lục.  Trung Quốc Đại Lục đã mạnh mẽ lên án chính phủ Gambia “ngôn luận ngây thơ không hợp thời” nhưng cũng không có hành động gì sau đó.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Ngày 14 tháng 11 năm 2013, Gambia tuyên bố do lợi ích chiến lược quốc gia, quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đồng thời đe dọa “nội trong 3 giờ đồng hồ sẽ đánh chiếm Đài Bắc.” Nhưng sau đó Gambia cũng không lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trở thành một trong số ít các quốc gia vừa không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan và CHND Trung Hoa.

Những năm qua, đại biểu của Gambia nhiều lần tại Đại hội của Liên Hợp Quốc đã nhục mạ tổng thư ký Liên Hợp Quốc là “đồ đần”. Đồng thời chửi mắng đại biểu của năm đại diện thường trực của Mỹ, Trung, Nga, Anh, Pháp là ‘tên điên lưu manh”, khiến các cường quốc này chỉ cười cười xem đó như tên hề. Nhưng mà vẫn là nên có chừng mực vì dù sao cường quốc vẫn là cường quốc, đừng có đợi tới lúc họ chịu không được thì lại phải hối hận!

Theo NTDTV
Tùy Thơ biên tập

Xem thêm: