Trong giá trị quan của người Đức, đạo đức của một con người quan trọng hơn tài năng và trí thông minh rất nhiều. Hơn nữa, nếu không có phẩm chất tốt mà trình độ học vấn cao thì càng gây nguy hiểm cho người khác và xã hội!

Hệ thống giáo dục chặt chẽ mà uyển chuyển

Giáo dục Đức phân cấp học sinh từ lúc tốt nghiệp tiểu học. Điều này có nghĩa là bắt đầu từ lớp 5, những em học sinh khá, giỏi sẽ đi theo hướng đào tạo hàn lâm (Gymnasium) chú trọng đến ngoại ngữ và các môn Toán, Lý, Hóa… để phục vụ sau này làm nghiên cứu. Các em còn lại sẽ đi theo hướng học thực hành Hauptschule hoặc Realschule tùy theo năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp. 

Tuy nhiên, tất cả các hệ đào tạo đều được xã hội tôn trọng như nhau. Người Đức cho rằng, mỗi đứa trẻ đều có khả năng và trí thông minh ở các lĩnh vực khác nhau và chúng đều đáng trân trọng, vậy nên, họ sẽ để con cái học cái gì phát huy tối đa thế mạnh của nó, thay vì bắt ép chúng nhồi nhét tất cả kiến thức như cách vẫn thường thấy ở Việt Nam. 

Điều này đã phần nào giải thích vì sao giáo dục công lập ở Đức hoàn toàn được miễn phí (kể cả bậc đại học) nhưng họ không “mặn mà” cho lắm với việc học đại học. Tất nhiên chuyện này này cũng do nguyên nhân vì học đại học ở Đức rất khó, nếu không thực sự chăm chỉ và nỗ lực, bạn chắc chắn không thể tốt nghiệp!

Ảnh minh họa: Giáo dục.

Trong Hiến pháp, khoản 6 điều 7 quy định một cách rõ ràng rằng: “Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học”. 

“Nhiệm vụ duy nhất” của trẻ trước khi vào lớp 1 là trưởng thành một cách vui vẻ (ảnh minh họa: PinsDaddy).

Chị Sandra đến từ Cologne có kể lại câu chuyện rằng, năm nay con trai chị lên 7 tuổi và chị đã đề xuất với cô giáo là có thể dạy thêm cho con mình một số kiến thức đặc biệt vì khi cháu 6 tuổi, chị đã dạy cháu đọc viết thành thạo và làm toán một cách cơ bản. Chị đã rất ngạc nhiên khi cô giáo phản đối đề nghị của chị và còn nói chị nên giữ cho con giống như những đứa trẻ cùng tuổi. Một tuần sau chị đến gặp cô giáo và mang theo giấy chứng nhận IQ trước tuổi của con mình, hy vọng cô đồng ý dạy thằng bé. Cô giáo chẳng những không ý mà còn nhìn chị bằng ánh mắt vô cùng khó hiểu, giống như chị thuộc về hành tinh khác vậy.

Hệ thống giáo dục đi theo chủ nghĩa hoàn hảo

Ở trường, giáo viên Đức tỉ mỉ sửa cho học sinh từng lỗi dấu chấm, dấu phẩy… để tạo thành thói quen “hoàn hảo” trong mọi thứ chứ tuyệt đối không bao giờ xuề xòa cho qua. Họ kiên quyết bắt sinh viên làm lại, bảo vệ lại một luận văn, luận án đến khi nào hoàn hảo mới thôi. Bởi vậy, sau khi ra trường, sinh viên Đức có thói quen vô cùng cẩn thận và trong công việc họ hiếm khi phải tốn thời gian sửa sai vô ích.

Người Đức cũng nổi tiếng thế giới về tính kỷ luật. Một khi là thành viên, họ sẽ chấp hành tuyệt đối các luật lệ, quy tắc của tổ chức và tuyệt đối không có thói quen “cao su”. Nếu trường quy định 8 giờ sáng bắt đầu học là đúng khi kim giây vừa chỉ số 12 của 8 giờ là cửa trường đóng lại và thầy trò bắt đầu mở sách ra học. Nếu chẳng may đến muộn thì dù bạn có năn nỉ cỡ nào cũng không được, bởi người Đức vốn không quan tâm nhiều đến lý do.

Hệ thống giáo dục Đức theo chủ nghĩa hoàn hảo nên các sản phẩm họ tạo ra cũng vô cùng chất lượng. (ảnh minh họa: appledaily).

Khi gửi con vào các trường công lập ở Đức, hoặc hệ thống trường quốc tế Đức, phụ huynh sẽ ký vào một nội quy rất dài trong đó có nhiều cam kết như học sinh không được quay cóp bài, đạo văn, không được nói dối, không được nhờ cha mẹ hay ai khác làm giùm bài tập… Nếu vi phạm, học sinh sẽ phải ngồi suy nghĩ về hành vi của mình một ngày. Nếu tái phạm, học sinh đó sẽ bị đuổi học. Mà một khi đã bị dính “vết nhơ” đuổi học, những học sinh này sẽ không được nhận vào các trường công lập khác (nếu muốn học tiếp thì vào trường tư sẽ rất đắt đỏ).

Bởi vì người Đức rất đề cao tự trọng nên giáo dục của nước họ không tạo ra sản phẩm ăn cắp và nói dối. Trong giá trị quan của họ, đạo đức của một con người quan trọng hơn tài năng và trí thông minh rất nhiều. Hơn nữa, nếu không có phẩm chất tốt mà trình độ học vấn cao thì càng gây nguy hiểm cho người khác và xã hội!

Hiểu Minh

Video xem thêm: ‘Đạo đức giả’ còn nghiêm trọng hơn điểm giả, thuốc giả, thực phẩm giả

videoinfo__video3.dkn.tv||9237d81c6__