Tam Tự Kinh là cuốn sách học vỡ lòng cho trẻ em và được sử dụng cho việc giáo dục tại gia. Học Tam Tự Kinh không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa truyền thống mà còn giúp trẻ ứng xử những tình huống mà có thể gặp sau này trong cuộc sống. Cuối mỗi bài học là trích đoạn phim gắn liền với những câu chuyện của nội dung bài học. Chuyên mục xin được giới thiệu với độc giả loạt bài học tiếng Anh qua tác phẩm giáo dục kinh điển này.

***

Bài 14: Câu chuyện về vua Càn Long và Kỷ Hiểu Lam

Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi câu chuyện vua Càn Long và Kỷ Hiểu Lam, sau đó trả lời các câu hỏi trong phần thảo luận nhé.

Bước 1: Từ vựng cần nhớ

  • phương pháp dạy và học: method of explanation and inquisition
  • giải thích ngọn ngành: explain explicitly
  • mở mang kiến thức: increase knowledge
  • nền tảng/ căn bản: fundamentals = basics
  • cách viết chữ: word glyph
  • âm đọc: pronunciation
  • nghĩa: meaning
  • nâng cao lên: further advance

Bước 2: Đọc hiểu nội dung giải nghĩa

When teaching children who begin to study, methods of explanation and inquisition are required. The teacher should explain explicitly the meaning of each word and how to read sentences and phrases. Those who study to increase knowledge must first acquire these fundamentals. After they learn the basics, such as word glyph, pronunciation, and meaning, they can further advance by studying the Four Books.

Khi dạy bảo trẻ nhỏ bắt đầu học, thì thầy giáo cần phải chú trọng đến phương pháp dạy và học. Thầy cần phải giải thích ngọn ngành ý nghĩa từng câu từng chữ, đồng thời dạy trẻ cách ngắt câu khi đọc sách. Trẻ nhỏ trước tiên phải có được nền tảng vững chắc sau là mở mang kiến thức. Sau khi có căn bản, hiểu được ý nghĩa, âm đọc, cách viết của từng chữ, rồi mới đọc, học và nghiên các sách như Tứ thư.

Câu chuyện: Vua Càn Long và Kỷ Hiểu Lam

videoinfo__video2.dkn.tv||89bc99b3f__

 

Câu hỏi thảo luận:

1. The study of Chinese sentences and phrases is important. How do you think it may affect your understanding of Chinese classics?

Theo bạn “học ngắt câu” có quan trọng không? Điều này có ảnh hưởng thế nào đối với việc học tập các sách kinh điển của người xưa?

2. Do you like to study Chinese characters? Which part do you like most? Which is the most difficult?

Bạn có thích tìm hiểu về chữ Trung Quốc không? Bạn thích nhất phần nào? Bạn cho rằng phần nào là khó nhất?

Viết tâm đắc về câu chuyện vua Càn Long và Kỷ Hiểu Lam:

1. Look for some words of the same character radicals and check their relations.

Hãy tìm một số chữ có cùng bộ thủ và thử tìm hiểu xem mối liên hệ giữa chúng?

2.  If there were no punctuation marks, would there be miscommunication? In addition to punctuation marks, what else can we use to make others understand our sentences and phrases?

Nếu như không có các dấu câu, phải chăng mọi người sẽ cãi nhau chỉ vì không hiểu ý nhau? Thử nghĩ, nếu không sử dụng dấu câu thì còn cách nào để cho người khác hiểu được ý nghĩa của câu văn nào?

Theo Chánh Kiến