Được chọn lựa vô cùng cẩn thận, một bộ sưu tập các món đồ ‘nhỏ’ có thể đáng giá hơn tổng giá trị của từng món đồ riêng lẻ. Nhiều tác phẩm nghệ thuật nhỏ của Châu Á cổ đại chính là như vậy, thật rất đáng được khám phá.

Nghệ thuật Châu Á đem đến nhiều lựa chọn khi sưu tầm những đồ vật nhỏ bé xinh đẹp.

(Ảnh: Internet)
Các cổ vật tại Bảo tàng nghệ thuật Chấu Á ở San Francisco. (Ảnh: asianart.org)

Bộ sưu tập ngọc bích Trung Quốc đồ sộ của Avery Brundage nổi tiếng không chỉ vì số lượng của các món đồ, mà còn vì tính bao hàm của nó, sự tỉ mỉ trong chế tác và sự cống hiến của nó cho nghiên cứu học thuật. Bộ sưu tập của ông, bắt đầu từ một hộp giày, đã dẫn đến sự thành lập Bảo tàng nghệ thuật Châu Á ở San Francisco.

Nếu được chọn lựa cẩn thận, một bộ sưu tập các món đồ nhỏ có thể đáng giá hơn tổng giá trị của từng món đồ riêng lẻ. Có nhiều món đồ đẹp và giá trị trong thế giới đồ cổ châu Á phù hợp với không gian nhỏ.

Một nhà sưu tập ở Bờ Tây, người chuyên về các tượng Phật nhỏ bằng đồng, nói rằng ông thích thu thập những đồ cổ nhỏ vì chúng “cầm nắm được”, giúp ông ẩn danh, và có thể dễ dàng cất giữ và vận chuyển. Một ưu điểm khác là chúng không trở thành một món đồ nội thất như các tác phẩm nghệ thuật lớn.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: asianart.org)

Về mặt giá trị, những tác phẩm nhỏ thường bị bỏ qua bởi người mua. Nhưng miễn là tình trạng, mức độ tinh xảo, và xuất xứ tốt, thì giá trị của chúng sẽ giữ được qua thời gian.

 “Các thương gia nhận ra rằng thường thì các tác phẩm nghệ thuật lớn hơn sẽ nhiều tiền hơn, ít nhất là trong ngắn hạn”, một nhà sưu tầm yêu cầu được giấu tên nói qua điện thoại. “Tuy nhiên, trong dài hạn thì các món đồ nhỏ nhưng tuyệt vời thường được đánh giá rất cao”.

Ở đây chúng ta có các bản giới thiệu tóm tắt của một số đồ cổ Châu Á xinh đẹp.

1. Netsuke Nhật Bản

Một netsuke bằng gỗ tạo hình chú ngựa Edo (thế kỷ 18) cao 27/8 inch. Giá  $10,000–$15,000. (Ảnh: Internet)
Một netsuke bằng gỗ tạo hình chú ngựa Edo (thế kỷ 18) cao 27/8 inch. Giá  10.000–15.000 USD. (Ảnh: bonhams.com)

Netsuke có lẽ là một trong những đồ vật sưu tầm gây “nghiện” nhất. Chúng có nhiều hình dạng, mô tả các nhân vật lịch sử và thông thường, các động vật có thật hoặc huyền thoại, và các loại đồ vật. Chúng được chạm khắc từ mọi loại gỗ, ngà voi, và thậm chí trên hạt. Hầu hết chúng đều vừa khít lòng bàn tay người lớn.

Netsuke được sáng tạo vào thế kỷ 17 để giải quyết một vấn đề thiết thực. Vì kimono không được khâu với túi nên những hộp đựng treo trở nên cần thiết để chứa vật dụng cá nhân. Những chiếc túi da, rổ hoặc hộp hình chai được treo từ cạp lưng của người đeo bằng một sợi dây thừng. Natsuke được gắn vào cuối của sợi dây và trượt qua cạp lưng để giữ chiếc túi khỏi bị rớt.

(Ảnh: Internet)
(Hình ảnh: Netsuke and Japanese Art Online Research Center)

Trong thời trang Nhật Bản truyền thống, netsuke đã vượt lên nguồn gốc thực dụng để trở thành một loại hình nghệ thuật được yêu mến rộng rãi. Hội Netsuke quốc tế được thành lập vào năm 1975, đã cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và thẩm định netsuke.

2. Sơn mài

Sơn mài, nhựa của một loại cây – được biết đến với tên thông thường là Cây sơn mài Trung Quốc – cần được phủ nhiều lớp mỏng lên các đồ vật, và có thể mất đến ba ngày để khô một lớp phủ.

Một hộp sơn mài màu đỏ dạng chạm khắc từ thế kỷ 18. Giá ước tính $5000 – $7000. (Ảnh : Internet)
Một hộp sơn mài màu đỏ dạng chạm khắc từ thế kỷ 18. Giá ước tính 5.000 – 7.000 USD. (Ảnh: christies.com)

Theo Meher McArthur trong cuốn sách “Nghệ thuật châu Á: Vật liệu, Kỹ thuật, Kiểu dáng” của ông. Các đồ chạm khắc sơn mài có thể yêu cầu đến 300 lớp phủ sơn mài. Vì vậy, khắc càng sâu thì càng tốn thời gian.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: asianart.org)

Ngoài chạm khắc thì khảm các vật liệu quý và vẽ sơn trên bề mặt sơn mài là một kỹ thuật phổ biến.

Inro, hay một loại hộp chứa hình chai được đeo bởi người Nhật cổ đại, thường được quét sơn mài và trang trí, giống như nhiều hộp nhỏ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và các bình trang trí. 

3. Tiền xu

Người ta có thể tranh luận rằng sưu tầm tiền xu không phải là nghệ thuật mà là nghiên cứu tiền tệ, nhưng những ưu điểm về văn hóa và thẩm mỹ của nó là không thể phủ nhận. Mỗi một nền văn hóa có tiền tệ riêng của mình, và có nhiều cách mà một người có thể phát triển một bộ sưu tập: theo thời kỳ, theo văn hóa, theo triều đại.

(Ảnh: Internet)
Tiền xu hiển nhiên là một vật để sưu tầm. (Ảnh: asianart.org)

Nếu bạn muốn quay lai quá khứ, hãy nhìn vào loại tiền tệ bằng đồng hình con dao sử dụng bởi người Trung Quốc cổ đại, trước khi vị hoàng đế đầu tiên quy chuẩn tiền tệ với hình dạng đó.

Trang mạng Primal Trek có một cái nhìn tổng quan chi tiết về tiền xu Trung Quốc và Hàn Quốc và sự phát triển của chúng.

4. Quạt

Quạt gấp nối liền ranh giới giữa sáng tác trên giấy và đồ nghệ thuật. Chúng mở và đóng để trưng bày và cất giữ. Chúng thường được trang trí ở hai mặt (cho hai lựa chọn trưng bày) và nếu chúng có chứa thư pháp hay và nổi tiếng thì còn có giá trị nghệ thuật.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: asianart.org)

Bởi vì tranh và thư pháp là những thể loại rộng lớn, sưu tầm quạt có thể sẽ nan giải hơn sưu tầm bình hoặc các đồ nghệ thuật khác. Nghiên cứu sâu về những loại nghệ thuật này để tăng cường óc phán đoán của bạn, và tiếp cận với các chuyên gia.

5. Tiểu họa trên giấy Nhật Bản

Bảo tàng nghệ thuật châu Á Kaikodo gần đây mới có được 2 tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ Nhật Bản từ bộ sưu tập của một người Mỹ.

Tác phẩm đầu tiên là một cuộn sách của “16 La Hán” nhỏ bởi Fujimoto Tesseki (1817–1863), có kích thước 37/8 inch và 33/8 inch và cái còn lại là một quyển sách nhỏ bởi họa sĩ thế kỉ 19 Ryuto – 12 cảnh quan, kích thước 15/8 inch và 3 inch.

Quyển sách nhỏ của họa sĩ thế kỷ 19 Ryuto – gồm 12 bức họa phong cảnh, kích thước 1 5/8 inch và 3 inch. (Ảnh: Internet)
Quyển sách nhỏ của họa sĩ thế kỷ 19 Ryuto – gồm 12 bức họa phong cảnh, kích thước 1 5/8 inch và 3 inch. (Ảnh: kaikodo.com)

Cái thứ hai, là một cuốn sách siêu nhỏ với bìa thêu kim tuyến, lớp phủ ngoài bằng vải xanh dương và hộp gỗ chạm khắc, là một ví dụ tuyệt với về sự tỉ mỉ trong trình bày, đặc điểm nổi bật của nghệ thuật Nhật Bản“, Carol Conover, giám đốc bảo tàng Kaikodo cho biết.

6. Tỵ Yên Hồ của Trung Quốc

Những vật này được làm từ sơn mài khảm, sứ, ngọc bích, thủy tinh – ở Tỵ Yên Hồ bạn có thể tìm thấy các tiểu họa của mọi loại nghề thủ công Trung Quốc. Một số có toàn bộ phong cảnh được vẽ bên trong chiếc bình đục màu, một ví dụ của mức độ khéo léo đến khó tin.

(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa/dẫn qua westchinatours.com)

Một số khác thậm chí còn được khảm từ các loại đá quý. Vào tháng ba, một chiếc tỵ yên hồ tourmaline hoàng gia màu tím-xanh được nhận định có giá 171,750 USD tại bộ sưu tập của Christie, cao hơn nhiều ước tính của nó là 40,000-60,000 USD.

Một chiếc Tỵ Yên Hồ bằng thủy tinh có bức vẽ bên trong bởi Bi Rongjiu, cao 2 5/8in. Giá ước tính $1,500-2,500. (Ảnh : Internet)
Một chiếc Tỵ Yên Hồ bằng thủy tinh có bức vẽ bên trong bởi Bi Rongjiu, cao 2 5/8in. Giá ước tính 1.500-2.500 USD. (Ảnh: bonhams.com)

Tỵ Yên Hồ thường đến từ tập tục cũ trao đổi thuốc hít, hoặc thuốc lá khi gặp mặt. Tại một số vùng hẻo lánh ở châu Á, truyền thống này vẫn tồn tại.

7. Bình thu nhỏ

Các bình thu nhỏ có nhiều kiểu dáng giống như những chiếc bình thông thường và có thể dùng cùng kỹ thuật.

(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa/Bảo tàng DTM Muenchen)

8. Ngọc bích nhỏ

Trong thể loại này, có các đồ vật được tạo mẫu theo các vật dụng thiết thực như khóa dây lưng, nhẫn cung thủ và bát. Các dạng khác như thẻ bài và đĩa, được sử dụng như các đồ trang sức cá nhân. Ngọc bích điêu khắc thu nhỏ cũng phổ biến. Chúng bao gồm các nhân vật, động vật và phong cảnh. Chuôi gươm Ấn Độ và Mughal cũng được trang trí hấp dẫn và phong phú.

(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa/dẫn qua christies.com)

Trong việc đánh giá ngọc bích, sự nguyên vẹn của viên đá và chất lượng chạm khắc là quan trọng nhất. Nhưng hãy cẩn thận đồ giả – một số loại đá khác có thể nhầm lẫn với ngọc bích, và độ sáng cao không tự nhiên có thể chỉ ra một món đồ đã bị đánh bóng bằng dụng cụ hiện đại.

9. Dấu Triện

Các nghệ sĩ và văn nhân Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sở hữu và dùng triện để in tên mình vào các tác phẩm nghệ thuật và tài liệu. Những cá nhân này thường có nghệ danh và biệt danh mà họ dùng trong nhiều giai đoạn của sự nghiệp, bất cứ con số nào cũng có thể được sử dụng trong triện.

(Ảnh minh họa: Internet)
Triện được khắc trên mọi loại đá, nhưng ngọc bích là quý nhất. (Ảnh minh họa/dẫn qua bnps.co.uk)

Triện có kích thươc từ mỏng như cái đũa đến to như nắm tay dùng cho hoàng đế.

Chất lượng chạm khắc trên triện là quan trọng nhất. Nó bao gồm phần chạm khắc ở chữ ký và các phần trang trí mô tả rồng, chim và các con vật khác.

Một cặp dấu triện của nghệ sĩ Soapstone, cuối nhà Thanh. Chiều cao 3 in, 7,7 cm. Giá ước tính $5000 – $7000. (Ảnh : Internet)
Một cặp dấu triện của nghệ sĩ Soapstone, cuối nhà Thanh. Chiều cao 3 in, 7,7 cm. Giá ước tính 5.000 – 7.000 USD. (Ảnh: sothebys.com)

Kiến thức về lịch sử là điều cần phải có khi nhìn vào những dấu triện vốn thuộc về các cá nhân danh tiếng.

10. Các bức tiểu họa Tây Tạng

Phần lớn xuất phát từ Tây Tạng và Mông Cổ, tsakli là các bức tiểu họa vẽ trên lá bài, thường được khắc theo bộ. Chúng được dùng một cách nghi thức trong lễ quy y Phật giáo. Thật hiếm để tìm thấy một bộ đầy đủ ngày nay. Theo Walter Arader, một thương nhân về nghệ thuật Tây Tạng người New York, thì theo truyền thống chúng được làm theo hàng tá các cỗ bài.

(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa/dẫn qua blogs.library.duke.edu)

Chủ đề miêu tả của tsakli bao phủ một phạm vi lớn từ các vị thần chính và hộ pháp cho đến nhiều quyền năng của họ và các đồ hiến tế, Lý Quyên viết trong AsianArts.com. “Trong khi các bức vẽ thangka thường miêu tả những chủ đề này với nhiều chi tiết thì tsakli độc đáo ở chỗ chúng thường chỉ tập trung vào một vật tại một thời điểm.

11. Bức tượng Ấn Độ và Himalaya

Thường đúc bằng đồng hoặc đồng thau và đôi khi mạ vàng, các bức tượng ở khu vực này thường miêu tả các Thần của Phật giáo, Ấn Độ giáo và các tôn giáo bản địa.

 “Với nghề đúc đồng của Trung Quốc và Tây Tạng, thường thì đồ vật càng nhỏ thì càng không đẹp” Arader nói. “Thật hiếm để kiếm được một món đồ nhỏ được làm cẩn thận.

(Ảnh minh họa: Internet)
(Ảnh minh họa/metmuseum.org)

Một bức tượng Green Tara thế kỷ 17 bằng hợp kim bạc xám trong bộ sưu tập của Arader là một ngoại lệ. Chỉ cao 3 inch nhưng cực kỳ chi tiết và chuẩn xác trong chế tác.

Theo Arader, nhiều bức tượng Phật giáo Tây Tạng được làm nhỏ để các tín đồ có thể cầm trong tay cầu nguyện hàng ngày.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Nam Hoàng biên dịch

Xem thêm: