Ngày nay, Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau. Các tác phẩm của ông đều là những tuyệt tác xuất sắc của nghệ thuật. Những chương nhạc luôn biểu hiện thành công những gì là sâu thẳm nhất của nội tâm, của tình yêu và sự lãng mạn. 

Piano Sonata No. 17 in D minor, Op. 31, No. 2 là bản Sonata số 17 dành cho độc tấu piano của Beethoven, được viết trên giọng Rê thứ vào năm 1801 đến năm 1802. Nó thường được gọi là “The Tempest” (hoặc Der Sturm trong tiếng Đức).

Cái tên này xuất phát từ một ám chỉ đến một cuộc trò chuyện cá nhân với Beethoven của cộng sự Anton Schindler, trong đó Schindler báo cáo rằng Beethoven gợi ý, trong việc trả lời câu hỏi của ông về việc giải thích nó và Op. 57, sonata “Appassionata”, rằng anh nên đọc Tempest của Shakespeare.

Clip là trọn vẹn tác phẩm được biểu diễn bởi nghệ sỹ Emil Gilels:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Mặc dù nhiều thông tin của Schindler không được các học giả âm nhạc cổ điển tin tưởng, đây vẫn là một thông tin giống như bất kỳ một báo cáo của học giả nào khác. Và bản Sonata là bản số 2 trong Opus 31.

Do sự không hài lòng của ông với phong cách âm nhạc cổ điển, Beethoven cam kết sẽ có một con đường mới về sáng tác và phong cách âm nhạc. Các tác phẩm của Opus 31 là những ví dụ đầu tiên về những ý tưởng mới và độc đáo của Beethoven, một nỗ lực để tạo nên tên tuổi cho chính mình trong niên sử của lịch sử âm nhạc.

Piano Sonata No. 17 in D minor, Op. 31, No. 2 gồm 3 chương:
Chương 1: Largo – Allegro
Chương 2: Adagio (B♭ major)
Chương 3: Allegretto

Chương 1 bùng lên những kịch tính âm nhạc mang đầy phẩm chất trí tuệ của tác giả, với những nét nhạc khỏe khoắn như đang bùng cháy cùng sức sống tinh thần mạnh mẽ, gợi lên trong thính giả câu trả lời cho mọi xung đột nội tâm, một tinh thần thấm đẫm sự chân thành cho chính nghĩa.

Chương 1 như đang bùng cháy cùng sức sống tinh thần mạnh mẽ (Ảnh: Pixabay)

Chương nhạc còn được xen vào những điểm thư giãn lắng đọng tột độ để tăng sức bùng nổ của những biến tấu mới. Và với nhiều sáng tạo mới trong hòa âm và nhịp, Beethoven đã hoàn toàn thoát khỏi sức ảnh hưởng của phong cách cổ điển cũ.

Chương 2 được chơi trên nhịp chậm Adagio và chuyển xuống 4 tone nhạc là Si giáng trưởng. Chương nhạc tạo nên một trang thái thư giãn bồng bềnh, trang nghiêm, cô đọng.

Thông thường những chương nhạc chậm Adagio mà ông viết rất tình cảm, lãng mạn và luôn toát lên chất bi hùng mạnh mẽ, nhưng chương nhạc này rất đặc biệt, nó không biểu hiện những dấu hiệu thông thường ấy, những rung động nhịp nhàng như đưa thính giả đến chỗ vô ưu của tâm hồn.

Chương 2 toát lên chất bi hùng mạnh mẽ (Ảnh: Flickr)

Chương 3 được chơi trên nhịp nhanh Allegretto đầy huyền ảo, lãng mạn, kịch tính, đem lại một ấn tượng sâu sắc tột độ với thính giả cổ điển. Đó là lý do vì sao chương nhạc trở thành một trong những huyền thoại bất hủ của Beethoven.

Chủ đề nhạc được tái hiện nhiều lần nhưng với mỗi lần tái hiện chỉ làm tăng thêm sức hấp dẫn tuyệt vời của nó. Cũng giống như những đợt sóng biển ào ạt, cuộn dâng rồi lại tan biến không ngừng dứt. Và hiển nhiên với phong cách tuyệt vời này Beethoven đã trở thành người khép lại thời kỳ rực rỡ nhất của cổ điển

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương