Hội họa cổ điển của Trung Quốc không mang tính chất miêu tả ngoại vật như bên phương Tây là truyền thần cảnh vật, mà chủ yếu là mang một ý nghĩa để cho người xem tự mình tìm hiểu lấy.

Không những đường nét nói lên ý nghĩa mà chính những khoảng trống cũng rất quan trọng. Họa gia vẽ một bức tranh thủy mặc trước hết phải là một thư gia và đường nét bút mực quan trọng hơn khả năng tả lại ngoại cảnh.

Tranh thủy mặc khi mới ra đời là bắt nguồn từ nghệ thuật thư pháp (nghệ thuật viết chữ) của Trung Quốc. Những họa gia thời xưa thường rất chú trọng đến tu dưỡng bản thân, trong mọi việc, mọi hoàn cảnh đều chú ý hành xử theo đạo lý. Làm thơ, vẽ tranh, chơi đành, cầm kỳ thi họa không phải là nghề nghiệp mà là công cụ thể hiện ý chí của kẻ sĩ. Chính vì vậy mà tranh vẽ cũng không nhiều, họa gia chỉ vẽ khi thực sự có điều muốn bày tỏ, luôn chú ý tiết chế, chọn lọc, sao cho nói ít mà hiểu được nhiều. Tả ít nhưng đạt được sự truyền cảm sâu sắc.

3f77754ae9fc26af042733d44c4de47d (1)

Hoa hồng trong tranh thủy mặc

Một bức tranh thủy mặc bao giờ cũng phải có thêm những dòng chữ lạc khoản của chính tác giả hay một người khác, và nét nào là nét vẽ, nét nào là nét chữ không phải dễ dàng phân biệt.

Trường phái vẽ tranh thủy mặc được công nhận bắt đầu từ thời Bắc Tống (950-1120). Lúc đó trong giới họa gia vốn vẫn dùng màu sắc theo đường lối từ xưa, và nặng về hình thức, màu sắc, lấy kỹ thuật làm chủ. Nhưng có một người vốn luôn luôn thích tìm tòi cái mới, đó là Tô Đông Pha. Ông ta ngoài nổi tiếng về thơ văn, còn là người viết chữ rất đẹp, và ông đã đưa thư pháp của mình vào làm họa pháp, không cầu kỳ màu sắc. Và từ đó đường lối vẽ tranh thủy mặc ra đời. (Tất nhiên người ta vì trọng Tô Đông Pha nên mới gán cho ông làm thủy tổ của tranh thủy mặc, mặc dù đường lối dùng mực đen, giấy trắng để vẽ vốn đã có từ lâu). Trường phái vẽ tranh thủy mặc là vẽ theo hứng, dùng một màu nhưng đậm nhạt, khác nhau để nhấn mạnh chủ ý. Vẽ kiểu này ít câu thúc, nhiều sáng tạo và không chú trọng đến kỹ thuật như trường phái cổ điển.

2e62852734d14d7d989845ec741f4b8d

Một bức vẽ hoa mộc lan theo lối vẽ tranh thủy mặc
Hội họa Trung Quốc cổ thường được chia làm năm loại chính là bình, sách, quyển, trục và phiến. Lố chia này dựa trên cơ sở bức họa được vẽ ra sẽ có mục đích treo như thế nào. Đây chính là điểm khác biệt trong cách chia so với hội họa của phương Tây.

– Bình là bốn, sáu hay tám bức tranh treo dọc cùng khuôn thước (nhưng đôi khi bức đầu và bức cuối nhỏ hơn một chút) đuợc vẽ cùng một đề tài hoặc liên tục, hoặc tương phản như mai, lan cúc, trúc hay xuân hạ thu đông. Tranh loại này có thể treo trên tường hay dùng để ngăn phòng gọi là bình phong (chắn gió).

– Sách là nhiều bức tranh đóng thành một tập cùng một đề tài nhưng khác chi tiết, hoặc nhiều đề tài.

– Quyển là loại tranh cuộn theo chiều ngang vốn do gốc tích từ những thanh tre nối với nhau. Quyển được vẽ từ phải sang trái và do vậy cũng được mở từ phải sang trái vì người Tàu đọc từ trên xuống dưới, phải sang trái nên khi xem một họa quyển, người ta cũng đi theo thứ tự đó. Chiều dài quyển không giới hạn có khi chỉ một mảnh nhưng lại rất dài hàng mét.

– Trục được vẽ theo chiều dọc từ trên xuống dưới và do vậy các bức tranh cũng được treo theo chiều dọc từ trên xuống dưới.

– Phiến tức là hình vẽ trên quạt. Trước đây Trung Quốc chỉ có loại quạt phẳng hình tròn, hoặc dưới vuông trên tròn. Sau đó quạt xếp được du nhập từ bên ngoài vào (Tây Vực, Ba Tư) khoảng đời Tống. Phiến nguyên thủy là những hình vẽ trang điểm cho các quạt dùng trong triều đình, vua chúa, phi tần và các quan. Người ta thường vẽ hoặc viết một bài thơ trên đó.

Mời độc giả xem một số tranh hoa điểu, loại tranh vẽ đề tài hoa và chim, cá nhẹ nhàng dung dị, vẽ từ mực nước trên giấy mang đậm tinh thần Á Đông, mang đậm hương sắc mùa xuân.

0d1fe9b9e460a4f2a9424d51aee606ce

1b0a2839e60aa01db34c24bb703486cd (1)

2d97bee8fe334dcbe862ee8a64582da2

3d81be873625bc6146031141df33c966

4ac5eb6556a830a92d4f9b3215adba8a

6cc9b7bcde594be611c824b0c8113c13 (1)

9dddcb41bb6a37e9a294adc9e6abe543

19f20bb8b0a0fd10803c1f202c0ada51

21bb25dfa9b5ca60a2ea993def4db90b

52e1db9956577ddfcaeb32f0565f0288 (1)

61aa87eca4e7fc81e3f15ea2115dc42e

71e33f6298474912a9d6a9b71c9c7f7e

79e55bb58f731530ea5dd6c8f8f7c61a

83a46888b6388869651409fe1d77b7c6

205f6326871ba558dda8a78b78a1a799

427c97fa023caac670e6c75b74012991

464e76ccb401b32a746bd4c28487cf88

615b02d5a1aae675ed4d3918c668c716

670c4ebe43367041dcec0a2e37e87dd9 (1)

670c4ebe43367041dcec0a2e37e87dd9

883bf0541d30ffea944b34983f263753

4325bbf80e406eb24e4b144739af266d

6444ffdd87a2ecb1bbed7ff9d01451a9

9365fb060ada74a4c8f8d98039ab9e5f

0402842a5cf2573624a188735a29fe96

95824237ebf212219c167707eb486cf1

b4f350eb50ab635f87779f935515be07

b5a82963ebfbfe630466fbcf01a629ff

c0d6f6cbe4f5abd773c38f4fd5688d83

c4c381ea8886f38c3304f21dfd1980b6

c69eb9942241da4da4976a06fae32bfa

d2125a0e26b90e51ce8178e38512ad91

d53363445e992646b22b89dca26932dc (1)

dba859f486f496ed10fcc36b562e0e53

de34317d2ec37aef2201670aa70b4055 (2)

df7c2dfe2b21ddb720bd40dad3c0e622

e804c1da4b498a694368c3dbd2bc476e

ebeeb01b1d48cb6b6bc82f4a6b881304

c92686b5bc1a554d833570777c76147e

bd7d2f2aff8fc601c0b0dff9c5ad475d

b64f518b2e7a30e4fcb6692c7efbe49c

aad5e804aaed8e967a0ab5a7a81e0900

a0cdd66a670348a531afe0cad5364953

816665b2446959afd610e02600316feb

9365fb060ada74a4c8f8d98039ab9e5f

Vinh Hoa tổng hợp

Tuyệt tác trên vòm nhà nguyện tại Thánh đường Vatican – phải chăng Michelangelo đã nhìn thấy thiên đường?

100 năm trôi qua, 13 địa danh nổi tiếng thế giới ‘thời ấy – bây giờ’ vẫn không chút thay đổi

Một phương pháp độc nhất vô nhị giúp bác sĩ đầu ngành tại Mỹ thoát khỏi sang chấn tinh thần nhiều năm