Cuốn gia thư “Nhan Thị gia huấn” của Nhan Chi Thôi thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, lấy quan điểm luân lý gia đình giản dị và chân thực để giáo dục hướng đạo tôn tử hậu thế tu thân, học hành v.v… Trước tác này vẫn nguyên vẹn ý nghĩa giáo huấn đến ngày nay.

Tiếp theo phần 2

Điều đáng suy ngẫm là những lời căn dặn của Nhan Chi Thôi đối với con cháu cũng bao hàm tín ngưỡng tâm linh và sự quy hướng tối chung của sinh mệnh.

“Ngũ thường” của Nho gia đối ứng với “ngũ giới” của Phật gia

Trong thời kỳ Nam Bắc triều, các triều đại thay đổi dồn dập, chiến tranh và tàn sát tạo ra nghiệp lực nặng nề, nhưng đó là một thời đại dung hợp giữa các dân tộc và là thời khắc xán lạn của sự hội tụ các tư tưởng Nho giáo, Thích giáo và Đạo giáo. “Nhan Thị gia huấn” mặc dù là một cuốn sách giáo dưỡng con cháu, nhưng từ đó có thể thấy Nhan Chi Thôi lĩnh hội thông thấu đối với tam giáo, đồng thời minh bạch và thâm hậu những tư tưởng của tam giáo.

Mặc dù gia tộc của Nhan Chi Thôi đời này qua đời khác kế thừa truyền thống Nho học, nhưng ông vẫn tin vào Phật pháp; ông cũng đề cập đến các thư tịch như “Oan hồn chí” và “Tập linh kí” v.v. diễn dịch về nhân quả luân hồi. Ông chỉ ra sự ngụy biện khi đàm luận về huyền bí học, bác bỏ và bài xích những nghi ngờ và vu khống của thế nhân chống lại Phật giáo. Trên thực tế, ông hướng đạo con cháu cách làm thế nào để trong thời đại dung hội và xung đột kịch liệt của các tư tưởng, vẫn có thể ở trong Đạo mà hành.  

Nhan Chi Thôi tin rằng việc dưỡng khí điều tức, ăn chút cẩu kỉ, hoàng kim, học chút phương pháp dưỡng sinh… cũng không sai, nhưng đừng quá chấp mê vào đó.

Trong nhận thức của ông, Phật gia và Nho gia ở tầng nông cạn đều tương thông nhau. Ông cho rằng nhân nghĩa lễ trí tín của Nho gia cũng đối ứng với ngũ giới của Phật gia: Nhân là không sát sinh; Nghĩa là không cướp bóc; Lễ là không ác; Tri là không rượu; Tín là không cuồng vọng. Các lý niệm này cuối cùng đều dạy con người ta học cách tiết chế; nhưng giáo lý của Phật giáo vẫn cao hơn học thuyết của Nho gia. 

Thời loạn thế, Phật pháp được hoằng dương

Thời đại Bắc Nam triều, Phật giáo đang thịnh hành. Rất nhiều bậc quân vương đều hết đốc tín Phật giáo, tích cực hoằng dương Phật pháp. Tuy nhiên, đương thời có nhiều lưu phái Phật pháp, các cá nhân có sự nhận thức nông sâu khác nhau, do đó phát sinh một số hiện tượng cực đoan. Ví dụ Lương Vũ Đế thân chinh đăng đàn giảng Kinh thuyết Pháp, dẫn theo cả vạn quân binh quy y, ăn chay, khuyến khích các loại Pháp hội, Phật sự, thậm chí bốn lần xuất gia làm tăng tại chùa Đồng Thái, mỗi lần triều đình đều phải tiêu tốn đại lượng kim tiền chuộc vua về hoàn tục. 

Từ nội dung Nhan Chi Thôi biện hộ cho Phật giáo mà xét, sự lý giải của ông về Phật giáo rất thâm sâu.

Có người chất vấn rằng, thế giới bên ngoài thế giới hiện thực được nhắc đến trong Phật giáo, những sự tình thần kỳ quỷ dị là hoang đường và không có căn cứ.

Về vấn đề này, Nhan Chi Thôi thể ngộ: Những thứ cực viễn cực đại là không cách nào đo lường được. Thế giới thực tại mà nhân loại nhận thức được là quá hữu hạn. Thủy triều dâng hạ, là dựa vào ai tắc chế điều độ? Hệ Ngân Hà treo trên thiên không, vì sao mà không tán lạc rơi xuống? Rất nhiều sự tình nhìn tưởng chừng bình thường, thực tế đều có lực lượng cao tầng đang an bài.

Thứ hai, có người cho rằng thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo chỉ là một loại thủ đoạn lừa gạt kỹ lưỡng.

Đáp lại, Nhan Chi Thôi phản bác rằng, chứng cứ của thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo như bóng theo hình, những sự tình mắt thấy tai nghe vô cùng nhiều. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, có lúc báo ứng chậm là vì nó vẫn chưa phát sinh, là vì thời gian còn chưa tới.

Tại sao Nhan Hồi, một người đã cùng khổ lại đoản mệnh mà chết? Bá Di và Nguyên Hiến là những người có đức hạnh cao nhất nhưng lại chết đói chết rét, tại sao những tên trộm cắp đạo trích lại sống lâu như vậy? Tại sao Tề Cảnh Công vô đức lại giàu có và quyền lực? Nếu chúng ta có thể từ phúc báo, nghiệp báo tiền kiếp mà lý giải, mọi thứ sẽ rõ ràng minh bạch.

Thứ ba, một số người cho rằng nhiều hòa thượng, ni cô không thanh bạch, và các chùa chiền Phật giáo là nơi ẩn chứa những kẻ gian.

Nhan Chi Thôi bác bỏ: Từ khi khai Thiên tịch Địa đến nay, luôn có nhiều kẻ bất lương hơn người thiện lương, làm sao có thể yêu cầu hết thảy các tăng ni đều thanh bạch và không có tội? Có một số người đã thấy rõ sự hành đức cao thượng của các vị danh tăng, nhưng không khen ngợi họ; nhưng một khi thấy hành vi thô tục của các vị tăng tầm thường thì ra sức chỉ trích, mắng nhiếc họ.

Vả lại, kẻ tu học Phật pháp mà không tinh tấn, liệu có là lỗi của Phật pháp không? Thế nhân có kẻ học “thi”, “lễ” mà chẳng vận dụng, vậy chẳng lẽ sách dạy “thi” “lễ” là sai sao? 

Thứ tư, có người cho rằng Phật giáo hao phí kim ngân, hòa thượng, ni cô không nộp thuế, không phục vụ quân ngũ, đối với lợi ích quốc gia là một thiệt hại nghiêm trọng.

Về vấn đề này, Nhan Chi Thôi thuyết minh: Phương pháp tu trì của Phật giáo có rất nhiều loại, những người xuất gia làm tăng ni chỉ là một loại trong số đó. Nếu một cá nhân chân tâm tu hành, thì không cần xuất gia, cạo đầu làm tăng. Đương kim loạn tượng là vì những người chấp chính không thể tiết chế Phật sự, mới khiến chùa chiền được tạo ra phi pháp càng ngày càng nhiều, khiến gia tăng lượng tăng nhân không lao động sản xuất, làm hao tổn nguồn thu thuế quốc gia, đây không phải là bản chất Phật giáo của bậc Đại Giác.   

Thứ năm, dù có chuyện nhân – quả, thì kiếp này làm sao có thể chịu đựng tận cùng thống khổ, để cho ai đó kiếp sau được an hưởng? Đây chẳng phải là hai người khác nhau ư!

Nhan Chi Thôi dùng đạo lý sinh tử luân hồi để thuyết minh: Mặc dù nhục thể con người đã chết, nhưng tinh thần vẫn luôn tồn tại. Khi một người đang tại thế, anh ta cảm thấy tự mình tựa hồ không có quan hệ gì đến anh ta ở kiếp sau, nhưng đợi đến sau khi chết, mới phát hiện ra rằng mình không thể tách rời khỏi bản thân ở tiền kiếp.

Hiện tại, những người đang trong hoàn cảnh bần hàn hoặc bệnh tật, có ai biết tự oán hận mình tiền kiếp không tu tích công đức? Từ điểm này mà nói, làm sao có thể không sớm tu tích công đức mà lưu lại cho hậu thế?

Nếu có thể có một Thiên nhãn có thể thấu thị tương lai, để những người này nhìn thấy sinh tử luân hồi của sinh mệnh bản thân họ, anh ta có thể không cảm thấy sợ hãi sao? Một người tu thân cầu Đạo, có thể cứu giúp biết bao nhiêu người khác? Chẳng phải đã giúp miễn trừ bao nhiêu tội nghiệp cho người khác sao?

Thấu hiểu sinh tử, ông yêu cầu con cháu an táng mình đạm bạc

Nhan Chi Thôi đã thể ngộ được sinh tử trong tu hành Phật Pháp. (Vương Gia Ích / Epoch Times)

Người cao tuổi thường kỵ húy khi nói về cái chết, nhưng Nhan Chi Thôi đã giành chương cuối trong cuốn gia huấn để bộc bạch ý nguyện của mình:

“Trong thế đạo loạn lạc này, bao nhiêu người đã chết trong chiến loạn, cha có thể sống tới 60 tuổi, quả thực là đã rất hạnh vận; Đối diện với cái chết, trong tâm cảm thấy thật thản nhiên. Khi ngày ấy đến, chỉ cần giúp cha thanh tẩy một lượt, mặc vào một bộ y phục bình dị, đặt vào một chiếc quan tài đơn sơ, cũng không cần vật phẩm bồi táng nào, tìm mảnh đất nào đó mà mai táng. Trên linh đường cúng nước, cháo trắng, quả khô là được, cũng không cần thông tri cho thân hữu đến tế bái.”

“Nho gia chú trọng đạo hiếu, còn yêu cầu con cháu giành bốn thời (8 giờ) tế tự; Phật giáo là không cần những thuyết pháp này. Nếu thực sự muốn báo đáp ân tình của phụ mẫu, thì chỉ cần vào lễ Vu Lan giữa tháng Bảy thượng bái nhất bái mà thôi, cũng không cần phải thủ tang trước mộ phần; Nhiệm vụ trọng yếu nhất các con cần làm là truyền thừa gia nghiệp, mang lại vinh quang cho gia tộc, không cần phải canh giữ những nấm mồ mục nát, lãng phí sinh mệnh của mình.”

Trong tu hành Phật Pháp, Nhan Chi Thôi đã ngộ ra sinh tử – di ngôn của ông vô cùng thanh thản, không còn bất cứ trở ngại gì.

Giáo dục gia đình thành công, con cháu thành long, phượng trong thiên hạ

Sau khi Nhan Chi Thôi qua đời, gia tộc Nhan Thị tiếp tục hưng thịnh, con cháu của dòng họ là long phượng trong thiên hạ, cống hiến vào việc dựng lập nên nền văn hóa Trung Hoa. Sức mạnh của giáo dục gia đình trong gia tộc Nhan Thị được thể hiện rất rõ.

Nhan Chi Thôi có ba con trai, trưởng nam Nhan Tư Lỗ học rộng, rất giỏi văn chương, thứ nam Nhan Mẫn Sở rất giỏi lịch pháp, sau khi nhà Bắc Chu vong, 

ông gia nhập nhà Tùy làm quan. Con trai út Nhan Du Tần trước sau làm quan cho nhà Tùy rồi nhà Đường, tính tình điềm đạm, thương dân như con, còn viết cuốn “Hán Thư Quyết Nghi” được học giả đương thời kính trọng. 

Ba cháu trai của ông, trừ Nhan Sư Cổ ra, Nhan Tương Thời, Nhan Cần Lễ đều là những gián nghị đại phu – cố vấn trong triều, đều là những học sĩ hoằng văn, sùng hiền tài. Cháu ba đời của ông, Nhan Chiêu, thông minh xuất chúng, làm triện trứu thảo thư, nổi tiếng trong triều.  Cháu đời thứ tư Nhan Duy Trinh là thầy dạy của thái tử, Nhan Nguyên Tôn làm quan tới chức thứ sử, soạn thảo “Can Lộc tự thư”, kiến lập cơ sở cho chữ sách của hậu thế, nổi danh đương đại.

Cháu đời thứ năm càng nhân tài bối xuất, nổi tiếng nhất trong số họ là Thương sơn công Nhan Cảo Khanh, và đại thư pháp gia Nhan Chân Khanh.

Nhan Cảo Khanh đã mất đi ái tử của mình trong chiến dịch An Lộc Sơn, còn bị cắt lưỡi vì không ngừng mạ lị tặc nhân, cuối cùng vì khí tuyệt mà vong. 

Thư pháp của Nhan Chân Khanh đã thành danh, được mọi người đặt tên là “Nhan thể”, có khí thế hoành vĩ, phong cốt mạnh mẽ. Ông một đời trung tâm hộ quốc, từng thống lĩnh một đội quân 30 vạn binh sĩ bảo vệ An Lộc Sơn.  Thời Đường Hiến Tông, ông đảm nhậm chức đặc sứ, đi khuyến giới Lí Hi Liệt tác loạn, chịu rất nhiều sỉ nhục và hiếp bách và qua nhiều năm bị giam giữ, cuối cùng kiên cường mà ra đi. Cả hai huynh đệ họ đều khí tiết trung trinh, nghĩa lớn tựa mây trời, lưu danh thanh sử, tiếng thơm lưu bách thế.

Thời đại đại biến động, hãy tìm kho báu từ trong văn hóa truyền thống 

Kể từ thời Trung Hoa Dân Quốc tới nay, các lý niệm giáo dục của phương Tây tràn vào như thủy triều, nên giáo dục trẻ em thế nào, trẻ em nên học cái gì, khi mà các lý thuyết học thuật nhật tân nguyệt dị, mỗi ngày mỗi biến hóa, khiến công chúng phân vân.

Ngày nay, sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã cho thấy sự xuất hiện của một thời đại đại biến động. Trưởng lão trăm tuổi không khỏi thở dài: “Ta sống đến tuổi này, cũng chưa từng thấy qua loại thế cục này!” Quả thực, thế giới tương lai sẽ như thế nào, ai cũng không dám đoán trước.

Vậy, trong thời đại đầy bất trắc hiện nay, giữa những trào lưu tư tưởng trái ngược nhau, đâu mới là kho báu mà chúng ta nên lưu lại cho con cháu? Sự lưu truyền của cuốn sách gia bảo “Nhan Thị gia huấn” đã xuyên việt thời đại và những hưng suy của lịch sử. Diễn giải lịch sử cuốn sách “Nhan Thị gia huấn” có thể giúp con người hiện đại, từ giác độ văn hóa truyền thống mà tìm ra phương hướng.

Tác giả Lý Dực Vân, trên “Cửa sổ Minh Huệ”, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch