Lời nói tuy rằng “không mất tiền mua”, nhưng lại có tính sát thương rất lớn. Mỗi lời được nói ra sẽ rất khó thu hồi lại, thậm chí có thể hủy đi phúc báo của đời người. Như vậy, có thể nói rằng, nói chuyện là một nghệ thuật, cũng là một loại tu hành.

Vương Dương Minh là một nhà tư tưởng nổi tiếng thời nhà Minh. Trong một lần cùng đệ tử đi du ngoạn, ông tình cờ gặp hai người đang cãi nhau ở bên đường.

Một người chửi: “Ngươi không có công lý!”.

Người kia đáp lại: “Ngươi không có lương tâm!”.

Đệ tử nghe thấy liền nói với ông: “Thầy nhìn kia, họ đang cãi lý”.

Vương Dương Minh nói: “Không, họ đang chửi người khác”.

Ảnh minh họa. (Ảnh minh họa: baomoi.com)

Dùng công lý, lương tâm để tự đặt ra yêu cầu cho mình là đạo lý, nhưng yêu cầu người khác thì chính là chửi mắng.

Nói chuyện là một loại tu hành thực tại, lời hay ý đẹp là một loại thiện hành 

Trong cuộc trò chuyện sẽ có người nói, người nghe, có thể có cả người thứ ba. Nếu vô ý nói ra những lời khiêu khích, tất sẽ sinh ra tuần hoàn ác tính. Cho nên mới nói: “Trí giả không nói lời nhảm nhí!”. Trong giao tiếp với nhau, không nên vì lỡ miệng mà làm mất đi thiện duyên khó được.

Ngôn ngữ là một công cụ kết nối tình cảm, truyền đạt tư tưởng. Nhưng những lời lẽ không khéo hoặc thừa thãi lại là nguyên nhân gây ra phiền não thị phi.

Triết học gia Hy Lạp cổ đại Socrates rất giỏi về diễn thuyết, công việc của ông là dạy người khác cách thuyết giảng.

Một ngày có một cậu thanh niên đến, nhờ Socrates truyền thụ những kỹ năng thuyết giảng lại cho mình. Cậu diễn giải với ông rằng diễn thuyết quan trọng như thế nào.

Sau khi im lặng và lắng nghe cậu thanh niên diễn giải một hồi dài liên miên, Socrates liền đòi thu tiền học phí cao gấp đôi bình thường.

Cậu thanh niên ngạc nghiên hỏi: “Tại sao lại như vậy, thưa thầy?”.

Socrates nói: “Bởi vì ta ngoài việc dạy cậu cách nói chuyện, còn phải dạy cậu cách giữ im lặng”.

Cổ nhân nói: “Nhật ngôn thiệt tận bình sinh phúc” (thiệt một lời giữ phúc cả đời). Cẩn trọng dè dặt trong khi nói chuyện là then chốt của tu thân.

Trong giao tiếp hàng ngày, có rất nhiều cách chọn lời nói. Cùng một mục đích truyền tải, nhưng hiệu quả là hoàn toàn khác nhau

Chẳng hạn như:

“Là tôi bảo bạn đến”, tại sao lại không nói: “Là tôi mời bạn đến”.

“Tôi muốn nói chuyện với bạn”, tại sao không nói: “Chúng ta nói chuyện với nhau một chút, được không?”.

“Bạn đừng có hối hận”, tại sao không nói: “Bạn hãy suy nghĩ kỹ một chút”.

“Bạn phải cẩn thận”, tại sao không nói: “Cẩn thận một chút sẽ tốt hơn”.

Hàm nghĩa là như nhau, tại sao lại không nói những lời nhẹ nhàng hơn? Nói lời khó nghe chẳng những khiến người khác không thoải mái, mà có khi còn gây ra hiểu lầm không đáng có.

Nghệ thuật nói chuyện: (Ảnh minh họa: Pinterest)

Khi vừa lên ngôi, Tấn Vũ Đế muốn bói xem ngôi vị có thể truyền bao nhiêu đời. Kết quả quẻ bói là “một đời” khiến Vũ đế vô cùng cụt hứng, quần thần ai cũng tái cả mặt, sợ không dám nói một lời.

Lúc đó, chỉ có tùy tùng Trung Bùi Giai tiến lên nói: “Vi thần nghe nói, thiên đắc đáo một thì thanh minh, địa đắc đáo một thì an định, Hầu vương đắc đáo một thì có thể được thần dân hết lòng ủng hộ”.

Sau khi nghe những câu nói ngắn đọng xúc tích này, Vũ đế vui vẻ phấn khởi hẳn lên. Quần thần ở đó, tự đáy lòng ai cũng thán phục tài ăn nói của Trung Bùi Giai.

Không có thứ gì là tuyệt đối, nắm giữ được nghệ thuật nói chuyện, trong những thời điểm thích hợp có thể chuyển buồn thành vui, biến hủ bại thành thần kỳ.

Theo Lê Hiếu/tinhhoa.net