Trung Quốc đã chọn cách trả đũa cứng rắn sau khi Hoa Kỳ công bố thuế quan đối ứng, và điều này trái ngược hoàn toàn với việc Việt Nam và Campuchia nhanh chóng bày tỏ thiện chí. Mohammed Apabhai, Giám đốc chiến lược giao dịch châu Á của Ngân hàng Citibank Hoa Kỳ, đã nổi tiếng ở Phố Wall vì khả năng dự đoán chính xác rằng Tổng thống Trump sẽ điều chỉnh thuế quan của các quốc gia khác nhau với trọng tâm là thu hẹp thâm hụt thương mại song phương, và định lượng tổng số tiền thuế bổ sung đối với Trung Quốc.
Sau khi Bắc Kinh công bố thuế quan trả đũa 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 4, Apabhai đã công bố báo cáo mới nhất, nói rằng Tổng thống Trump dự kiến sẽ tăng thêm thuế quan đối với Trung Quốc, thêm 25 điểm phần trăm vào mức 54% ban đầu, nâng tổng mức thuế lên tới 79%. Tổng thống Trump đã đăng một bài viết trên “Truth Social” vào ngày hôm đó, nói rằng Bắc Kinh “đã chơi sai nước cờ”.
So với cách “ăn miếng trả miếng” của Trung Quốc, Campuchia đã thể hiện một thái độ hoàn toàn khác. Sau khi Tổng thống Trump công bố áp thuế 49% đối với hàng hóa của nước này vào ngày 2 tháng 4, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã gửi thư cho Tổng thống Trump vào ngày 4 tháng 4, chính thức yêu cầu đàm phán và ngay lập tức giảm thuế nhập khẩu đối với 19 loại sản phẩm của Hoa Kỳ từ mức cao nhất ban đầu là 35% xuống 5%.
Tổng thống Trump cũng tiết lộ trên Truth Social vào ngày hôm đó rằng ông đã gọi điện cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, ông Tô Lâm bày tỏ hy vọng đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ, thậm chí sẵn sàng giảm thuế quan đối với Hoa Kỳ xuống 0%. Tổng thống Trump bày tỏ lòng biết ơn và mong đợi một cuộc hội đàm chính thức sẽ được tổ chức trong thời gian ngắn.
Phía Toà Bạch Ốc chỉ ra rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã “rửa nguồn gốc xuất xứ” thông qua các quốc gia như Việt Nam và Campuchia, xuất khẩu lại các sản phẩm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ để tránh thuế quan trực tiếp. Tuy nhiên, chiến lược thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump lần này đã bịt kín lỗ hổng này.
Có thông tin cho rằng phía Hoa Kỳ có thể đưa ra ba điều kiện đàm phán với Việt Nam: thứ nhất, áp thuế 35% đến 50% đối với nguyên liệu thô của Trung Quốc; thứ hai, giảm thuế nhập khẩu ô tô của Hoa Kỳ xuống 10%; thứ ba, tăng cường cơ chế kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Do thuế quan của Hoa Kỳ đối với các quốc gia như Thái Lan và Indonesia thường thấp hơn Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự lo lắng cao độ và chuẩn bị tiến hành các cuộc đàm phán khẩn cấp với Hoa Kỳ.
Hiện tại, Hoa Kỳ áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với công ty mẹ Trung Quốc, đã tạm dừng giao hàng. Một nhà đầu tư Hoa kiều Việt Nam nắm giữ cổ phần lớn của một nhà máy sản xuất hộp màu nói với “CEO Briefing” rằng Philips và TCL đã thông báo cho họ tạm dừng tất cả các đơn đặt hàng sau ngày 5 tháng 4; một số doanh nghiệp thậm chí bắt đầu rao bán nhà máy.
Luxshare và Goertek, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan có liên kết sâu sắc với chuỗi cung ứng của Trung Quốc, cũng chịu thiệt hại nặng nề. Cổ phiếu của cả hai công ty đều giảm sàn trong tuần giao dịch này, cho thấy chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đã gây ra tác động đáng kể đến mô hình “quốc gia trung chuyển”.