Với người Trung Quốc, quân sư Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại, một mưu lược gia thiên tài. Tài năng của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục. Đặc biệt khả năng dùng ‘lửa’ của ông quả thật là “quỷ khốc thần sầu”, đi vào sử sách.

1. Hỏa thiêu gò Bác Vọng

b
Nhân tài kiệt xuất thời Tam Quốc – Khổng Minh. (Ảnh: Internet)

Sau khi Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị đã góp nhiều công sức xây dựng binh mã tại Tân Dã. Tào Tháo nghe tin, điều tướng Hạ Hầu Đôn với 10 vạn đại quân đi đánh Tân Dã. Lưu Bị giao quyền điều binh cho Khổng Minh. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng. Khổng Minh cho Triệu Tử Long và Lưu Bị đi dụ địch, chỉ được thua không được thắng.

 

v
Lửa thiêu gò Bác Vọng, Hạ Hầu Đôn kinh hoàng nhìn lửa đốt quân mình.

Hạ Hầu Đôn gần tới đồi Bác Vọng thì thấy Lưu Bị ra đánh rồi rút lui vào thung lũng, cho rằng dù có mai phục ít nên thúc quân tiến vào Bác Vọng. Quân Tào tiến vào rừng tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to. Quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát. Sau trận này, hai hổ tướng Trương Phi và Quan Vũ hoàn toàn khâm phục Khổng Minh, từ đó trở đi hoàn toàn nghe theo mưu kế của ông.

https://www.youtube.com/watch?v=Jqu6spSb8Ws

2. Lửa đốt quân Tào ở Tân Dã

Đúng như những gì Khổng Minh nói, sau khi thua trận ở Gò Bác Vọng, nhất định Tào Tháo sẽ đích thân dẫn đại quân tới Tân Dã. Khi Tào Tháo dẫn đại quân đến Kinh Châu, Lưu Tông và mẹ là Sái thị mau chóng đầu hàng, dâng Kinh Châu cho Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, đem quân đến Tân Dã truy kích Lưu Bị.

Khổng Minh bèn lập kế mai phục quân Tào, sai Quan Vũ dẫn 1000 binh đi mai phục phía bờ sông Bạch Hà, quân lính mỗi người mang sẵn một bao cát đợi khi nghe tiếng ngựa hí thì ngăn nước sông xả nước cho nước cuốn chảy xuống.

Quan Vũ dẫn 1000 quân mai phục ở bờ sông Bạch Hà chờ tín hiệu xả nước. (Ảnh: Internet)
Quan Vũ dẫn 1000 quân mai phục ở bờ sông Bạch Hà chờ tín hiệu xả nước. (Ảnh: Internet)

Ông lại sai Trương Phi mai phục ở Bác Lăng và dặn thấy quân Tào băng qua thì xông ra mà đánh. Cuối cùng ông sai Triệu Vân chia quân ba mặt Ðông, Tây, Nam, chừa phía Bắc cho quân Tào chạy, thấy có hiệu lửa thì xông ra mặt Bắc mà đánh đồng thời lệnh cho quân lính mang đồ dẫn lửa để sẵn trong nhà dân sau khi mọi người đã chạy đến Phàn Thành.

Sau đó, quân Tào do Tào Nhân, Tào Hồng, Hứa Chử kéo đến. Hứa Chử dẫn quân vào rừng gặp Lưu Bị, Khổng Minh, định lên bắt nhưng bị gỗ, đá cản lại. Còn Tào Nhân, Tào Hồng tiến vào thành Tân Dã bỏ trống. Lúc ấy quân Tào tất cả đều mỏi mệt nên nấu cơm ăn để nghỉ ngơi.

Đêm đó, quân Lưu Bị tấn công. Tào Nhân thất kinh chạy ra thì thấy cả vùng lửa cháy ngút trời. Đây chính là lần thứ 2 Khổng Minh dùng kế để ‘đốt’ quân Tào một lần nữa. Dù đã có một bài học đáng nhớ vừa mới đó, quân Tào vẫn tiếp tục trúng đúng kế đó lần sau. Gia Cát Lượng quả thật là liệu việc như thần.

vv
Quân Tào bỏ chạy thục mạng, dẵm đạp lên nhau tìm đường sống. (Ảnh: Internet)

Tào Nhân, Tào Hồng đang tìm đường thoát thân thì gặp quân của Triệu Vân ùa ra đánh giết. Quân Tào chạy một lúc nữa lại có con sông chặn trước mặt, nhưng nước cạn nên quân Tào không lo nữa, dẫn quân qua sông. Quan Vũ phục ở mé trên, bèn cho quân xả nước xuống, nước chảy xuống như thác vỡ bờ cuốn trôi quân Tào vô số. Tào Nhân, Tào Hồng dẫn tàn binh trốn chạy, bỗng đâu gặp Trương Phi, may nhờ có Hứa Chử đến cứu. Sau đó Lưu Bị, Khổng Minh và các tướng thẳng tới Phàn Thành.

https://www.youtube.com/watch?v=1BrbHw7pChI

3. Hoả thiêu Xích Bích

Trận Xích Bích là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo.

b
Tào Tháo dẫn đại quân nam hạ Trung Nguyên, lấy cờ nhà Hán tiêu diệt liên minh Tôn-Lưu. (Ảnh: Internet)

Tào Tháo huy động 83 vạn đại quân, khí thế vang trời kéo quân xuống phía Nam với mục đích thu phục Trung Nguyên, bình định thiên hạ. Vì vậy phải tiêu diệt 2 thế lực lớn nhất lúc bấy giờ chính là tập đoàn họ Lưu và họ Tôn. Gia Cát Lượng đã thuyết phục thành công quân Ngô liên minh chống Tào.

Chu Du muốn đánh hỏa công nhưng mùa đông chỉ có gió tây bắc thổi ngược về phía quân Ngô mà không có gió đông nam thổi về phía quân Tào nên lo lắng thành bệnh. Khổng Minh và Lỗ Túc đến thăm, nói bệnh của Chu Du là tâm bệnh, lại viết phương thuốc cho Chu Du là một bài thơ:

“Muốn phá Tào công
Phải dùng hỏa công
Muôn việc đủ cả
Chỉ thiếu gió đông”. 
g
Đại chiến Xích Bích, trận thuỷ chiến vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, Tào Tháo huy động gần 1 triệu quân tiến xuống Giang Nam, hơn 8000 thuyền chiến, khí thế ngút trời. (Ảnh: Internet).

Chu Du xem xong phục Khổng Minh lắm, mới hỏi rằng thế nào mới có gió đông. Khổng Minh xin đi cầu gió đông cho Chu Du nổi lửa đốt trại Tào. Khổng Minh bảo Chu Du hãy truyền xây ngay một đài thất tinh ở chân núi Nam Bình, ông sẽ cầu gió Đông luôn ba ngày ba đêm để giúp Chu Du.

Lập tức Chu Du sai cất đài như lời Khổng Minh dặn. Khổng Minh lên đàn thắp nhang, làm phép cầu ba lần, vẫn chưa có gió. Đến canh hai, gió Đông nam thổi tới rất mạnh, quân Ngô nhân cơ hội đó châm lửa phóng hỏa đốt sạch chiến thuyền quân Tào.

https://www.youtube.com/watch?v=FUbQprBsE-k

Nhờ “gió Đông nam của Khổng Minh” mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy, Chu Du không bị nỗi nhục mất nước, mất vợ. Quân Tào thua to bỏ chạy thục mạng. Tào Tháo may mắn thoát chết sau khi liên tục gặp các danh tướng như Triệu Tử Long, Trương Phi và cuối cùng là Quan Vân Trường. Tình cảnh quân Tào thê thảm không sao kể xiết.

4. Đốt cháy 10 vạn quân Nam Man thu phục Mạnh Hoạch

Theo Tam Quốc Diễn nghĩa, Mạnh Hoạch đứng đầu các bộ lạc Nam Man và thường xuyên quấy nhiễu. Gia Cát Lượng đã đích thân dẫn quân nam chinh, thu phục Mạnh Hoạch. Gia Cát Lượng đã 7 lần bắt được Mạnh Hoạch nhưng cũng tha 7 lần để hòng thu phục nhân tâm các bộ lạc khu vực này. Mạnh Hoạch sau đó thề trung thành với Thục Hán.

Gia Cát Lượng đã phải vất vả, lao tâm khổ tứ để thu phục thủ lĩnh Nam Man - Mạnh Hoạch.
Gia Cát Lượng đã phải vất vả, lao tâm khổ tứ để thu phục thủ lĩnh Nam Man – Mạnh Hoạch.

Sau lần thứ sáu chống lại quân Thục thất bại, Mạnh Hoạch dẫn đám quân rệu rã đến cầu cứu Ngột Đột Cốt ở nước Ô Qua. Ngột Đột Cốt đồng ý và có binh lực nhiều nên lần này Mạnh Hoạch rất yên tâm. Ngột Đột Cốt đã đích thân cất ba vạn quân giáp mây kéo về phía đông bắc.

Ngày hôm sau, Ngột Đột Cốt dẫn một toán quân giáp mây qua sông đánh quân Thục, chiêng trống vang trời. Ngụy Diên dẫn quân ra địch lại. Quân Man kéo ồ đến, quân Thục bắn không thủng được áo giáp, tên rơi tua tủa xuống đất, gươm giáo đâm chém cũng không thấu. Quân Man đều dùng mã tấu. Quân Thục không địch nổi, phải bỏ chạy. Quân Man không đuổi theo. Ngụy Diên quay lại đuổi mãi đến bến đò, thấy quân Man mặc cả áo giáp, lội xuống nước bơi đi. Người nào mệt mỏi lắm thì cởi áo giáp, thả xuống nước, rồi ngồi lên chèo đi.

Sau đó, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình, Khổng Minh bày binh bố trận nhử quân của Đột Cốt chạy vào Bàn Xà Cốc rồi thiêu rụi toàn bộ binh mã của Ngột Đột Cốt. Gia Cát Lượng đã bày kế, nhử cho quân của Ngột Đột Cốt thắng vài trận, chiếm được vài địa điểm và rút lui. Ngột Đột Cốt mừng lắm thúc quân đuổi đến tận hang Xà Bàn. Khi gần ra khỏi cửa hang, thì không thấy quân Thục, chỉ có đá gỗ chồng chất ngổn ngang lấp cả lối đi. Ngột Đột Cốt sai quân dọn đường. Bỗng nhiên, các cỗ xe phía trước mặt, toàn chứa củi khô cỏ ráo, lửa ở đâu bốc cháy.

b
Đội quân giáp mây tưởng chừng như ‘bất bại’ của Đột Cốt bỗng chốc trở thành khói bụi vì đòn hoả công sở trường của Gia Cát Lượng, đó cũng là kế ‘bất đắc dĩ’ mà ông đành phải dùng tới.

Ngột Đột Cốt vội vàng rút quân về, lại thấy hậu quân nhốn nháo cả lên, nói cửa hang đằng sau cũng bị củi cỏ chặn lấp cả. Trong củi toàn là thuốc súng nổ tứ tung. Ngột Đột Cốt thấy không có cây cối gì, sai tìm đường chạy. Bỗng đâu lửa ở hai bên sườn núi ném ra, lửa bay đến đâu, địa lôi ở dưới đất nổ tung đến đấy.

Trong hang đỏ rực toàn lửa, hơi lém vào áo giáp mây là cháy, quân Man bị đốt, kẻ thì co quắp, người thì quằn quại, quá nửa bị pháo đạn bắn, vỡ đầu, sứt má, xương thì tan tành, chết rụi trong hang, mùi khét lẹt bốc lên không sao chịu được. Ngột Đột Cốt và ba vạn quân ôm nhau chết thui cả trong Bàn Xà.

https://www.youtube.com/watch?v=Fi3-TypFo8s

Đây là một trận đánh rất hay của Gia Cát Lượng quyết định việc thu phục thủ lĩnh Mạnh Hoạch của bộ tộc phía nam, nhưng cũng làm ông hao tổn âm đức rất lớn, chẳng thế mà bản thân ông sau khi thắng trận không hề vui mừng, mà cảm thấy trong lòng đượm nét bi ai.

5. Đốt cháy cha con Tư Mã Ý

Gia Cát Lượng lục xuất Kỳ Sơn, sau nhiều lần đánh nước Ngụy không thành vì có Tư Mã Ý đối trận, biết rằng muốn phạt Ngụy, định Trung Nguyên phải trừ người này, nên quyết tâm giết Tư Mã Ý. Cuối cùng ông dùng kế lừa cho hàng binh nói với Tư Mã Ý rằng toàn bộ lương thực của quân Thục đều cất giữ tại Thượng Phương cốc. Tư Mã Ý dẫn hai con mang quân tới. Cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng liền cho quân phóng hỏa thiêu cha con Tư Mã Ý.

b
Cha con Tư Mã Ý ôm nhau khóc chờ chết, Gia Cát Lượng đứng nhìn từ đỉnh núi, nhìn đối thủ mạnh nhất của mình trong cơn bão lửa.

Nhưng trong lúc Tư Mã Ý tuyệt vọng thì Kỳ Sơn 9 tháng không có mưa bỗng đổ mưa lớn cứu cha con Tư Mã Ý. Trời đổ mưa dập tắt hết ngọn lửa, cha con Tư Mã Ý chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc. Từ trận này mà có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên“. Gia Cát lượng buồn rầu, biết rằng khí số nhà Hán đã tận, trời không giúp ông mà giúp Tào, một mình ông khó xoay chuyển càn khôn, nghịch ý trời, lại thêm ngày đêm lao lực mà sinh bệnh.

Cuộc đời Gia Cát Lượng gắn liền với các trận đánh nổi tiếng, với nghệ thuật sử dụng binh pháp đại tài, biến hoá khôn lường, làm xoay chuyển cục diện và khiến đối phương không khỏi bất ngờ, tâm phục khẩu phục. Một trong những điểm nhấn lớn nhất trong nghệ thuật dùng binh của ông chính là kế hỏa công vô cùng đa dạng.

Với mỗi đối thủ, Gia Cát Lượng đều dùng hỏa công rất biến hóa. Như với Ngột Đột Cốt hữu dũng vô mưu, Gia Cát Lượng chỉ cần dùng một kế nhử mồi rất cơ bản, vờ thua trận để địch chủ quan, dần dần dụ địch vào trận địa mai phục. Còn với kẻ túc trí đa mưu như Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng muốn dùng hỏa công trọn vẹn lại phải dùng kế liên hoàn, trước đánh lạc hướng Tư Mã Ý, lừa rằng kho lương của quân Thục đang ở hang Thượng Phương, sau dùng quân binh mai phục, đón lõng sẵn sàng.

Trong nghệ thuật chiến tranh thời cổ đại, khi các loại vũ khí còn tương đối lạc hậu, thô sơ thì hỏa công trở thành một công cụ chiến tranh cực kỳ nguy hiểm, có sức hủy diệt lớn. Hỏa công có thể sử dụng trên mọi địa hình (trên sông, trên núi hoặc ngay giữa đồng bằng). Hỏa công có thể lấy ít địch mạnh (như Chu Du dùng lửa đốt cháy Tào Tháo trên sông Trường Giang). Hỏa công có thể thay đổi toàn bộ cục diện của một cuộc chiến. Bởi vậy Khổng Minh thích dùng hỏa công cũng là chuyện đương nhiên.

Ánh Trăng – Hữu Bằng (TH)