Nói về sử luận trước đây, các ghi chép được lưu lại thường giản lược, thiên lệch, hoặc giới hạn trong nội dung ca tụng công đức, hoặc giới hạn trong điều thiện và điều ác của cá nhân. Còn sử luận của Thái Tông thì khác…

Tuệ nhãn độc nhất vô nhị, mở ra phong cách viết sử luận

Trong quá trình biên soạn “Tấn thư”, với tinh thần tôn sùng giáo lý của Đạo và Phật, Thái Tông đã đích thân viết 4 bài luận về lịch sử gồm ‘Tấn Tuyên đế luận’, ‘Tấn Vũ đế luận’, ‘Lục Cơ luận’, ‘Vương Hi Chi luận’. 

Nói về sử luận trước đây, các ghi chép được lưu lại thường giản lược, thiên lệch, hoặc giới hạn trong nội dung ca tụng công đức, hoặc giới hạn trong điều thiện và điều ác của cá nhân. Do vậy sẽ rất khó để thể hiện ra tính toàn diện về cơ sở sinh mệnh luận, sự vật được trao cho vai diễn và đặc tính nhân vật trên sân khấu. Sử luận của Thái Tông, bút pháp siêu nhiên vượt mọi thời đại, nhân vật xuất hiện rải rác trong những đoạn chấp bút thể hiện ra một cách sống động đặc sắc; giống như vòng nọ tiếp nối vòng kia, nhân vật mang theo tầng tầng hàm nghĩa hiện trên trang giấy một cách sôi nổi, lối hành văn giống như nước sông Hoàng Hà cuồn cuộn, văn chương trôi chảy. Ông đã đi đầu mở ra phong cách viết sử luận, tạo nên chuẩn mực viết cho hậu thế, có một không hai trong thiên hạ. 

Tư Mã Viêm là con trai trưởng của Tư Mã Chiêu. Năm 265 sau Công Nguyên, Tư Mã Chiêu qua đời vì bệnh tật, Tư Mã Viêm kế thừa vương vị Tướng quốc của Tấn. Năm 266, tiếp nhận ngôi vị của Ngụy đế Tào Hoán mà lên ngôi hoàng đế, sửa tên hiệu của đất nước là ‘Tấn’, làm Tấn Vũ đế. Năm 280 sau Công Nguyên, Tấn diệt Ngô, Tôn Hạo đầu hàng, nhà Tấn thống nhất thiên hạ. Tư Mã Viêm đã thành tựu được thời kỳ ‘Thái Khang chi trị’, nhưng sau đó ông không quan tâm đến việc chính sự, nên đã đặt dấu hiệu báo trước cho sự suy bại của nhà Tấn. 

Bức chân dung của Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm do Diêm Lập Bản đời Đường vẽ ‘Lịch đại đế vương đồ’, được sưu tầm bởi Bảo tàng Mỹ thuật, Boston, Hoa Kỳ. (Phạm vi công cộng)

‘Tấn Vũ đế luận’ (Luận về Tấn Vũ đế):

“Vũ hoàng thừa cơ, đản ưng thiên mệnh, ác đồ ngự vũ, phu hóa đạo dân, dĩ dật đại lao. Dĩ trì dịch loạn. Tuyệt kiêm luân chi cống, khứ điêu trác chi sức, chế xa tục dĩ biến kiệm ước, chỉ kiêu phong nhi phản thuần phác. Nhã hảo trực ngôn, lưu tâm thải trạc, lưu nghị, bùi giai dĩ chất trực kiến dung, kê thiệu, hứa kỳ tuy cừu thù bất khí. Nhân dĩ ngự vật, khoan nhi đắc chúng, hoành lược đại độ, hữu đế vương chi lượng yên. Vu thị dân hòa tục tĩnh, gia cấp nhân túc, duật tu vũ dụng, tư khải phong cương. Quyết thần toán vu thâm trung, đoạn hùng đồ vu nghị biểu. Mã Long tây phạt, Vương Tuấn nam chinh, sư bất duyên thì, huân lỗ tước tích, binh vô huyết nhận, dương việt vi khư. Thông thượng đại chi bất thông, phục tiền vương chi vị phục. Trinh tường hiển ứng, phong giáo túc thanh, thiên nhân chi công thành hĩ, phách vương chi nghiệp đại hĩ. Tuy đăng phong chi lễ, nhượng nhi bất vi, kiêu thái chi tâm, nhân tư nhi khởi. Kiến thổ địa chi nghiễm, vị vạn khí nhi vô ngu; đổ thiên hạ chi an, vị thiên niên nhi vĩnh trì. Bất tri xử nghiễm dĩ tư hiệp, tắc nghiễm khả trường nghiễm; cư trì nhi vong nguy, tắc trì vô thường trì. Gia chi kiến lập thất sở, ủy ký thất tài, chí dục tựu thăng bình, hành tiên nghênh vu họa loạn. Thị do tương thích việt giả chỉ sa mạc dĩ tuân đồ, dục đăng sơn giả thiệp chu hàng nhi mịch lộ, sở thú du viễn, sở thượng chuyển nan, nam bắc bội thù, cao hạ tương phản, cầu kỳ chí dã, bất diệc nan hồ! Huống dĩ tân tập dịch động chi cơ, nhi cửu an nan bạt chi lự, cố Cổ Sung hung thụ, hoài gian chí dĩ ủng quyền; Dương Tuấn sài lang, bao họa tâm dĩ chuyên phụ. Cập hồ cung xa vãn xuất, lượng ám vị chu, phiên hàn biến thân dĩ thành sơ, liên binh cạnh diệt kỳ bản; đống lương hồi trung nhi khởi ngụy, ủng chúng các cử kỳ uy. Tằng vị sổ niên, cương kỷ đại loạn, hải nội bản đãng, tông miếu bá thiên. Đế đạo vương du, phản cư văn thân chi tục; thần châu xích huyền, phiên thành bị phát chi hương. Khí sở đại dĩ tư nhân, yểm kỳ tiểu nhi tự thác, vi thiên hạ tiếu, kỳ cố hà tai? Lương do thất thận vu tiền, sở dĩ di hoạn vu hậu. Thả tri tử giả hiền phụ, tri thần giả minh quân; tử bất tiếu tắc gia vong, thần bất trung tắc quốc loạn; quốc loạn bất khả dĩ an dã, gia vong bất khả dĩ toàn dã. Thị dĩ quân tử phòng kỳ thủy, thánh nhân nhàn kỳ đoan. Nhi thế tổ hoặc tuân úc chi gian mưu, mê vương hồn chi ngụy sách, tâm lũ di vu chúng khẩu, sự bất định vu kỷ đồ. Nguyên hải đương trừ nhi bất trừ, tốt lệnh nhiễu loạn khu hạ; Huệ đế khả phế nhi bất phế, chung sử khuynh phúc hồng cơ. Phu toàn nhất nhân giả đức chi khinh, chửng thiên hạ giả công chi trọng, khí nhất tử giả nhẫn chi tiểu, an xã tắc giả hiếu chi đại; huống hồ tư tam thế nhi thành nghiệp, duyên nhị nghiệt dĩ tang chi, sở vị thủ khinh đức nhi xá trọng công, úy tiểu nhẫn nhi vong đại hiếu. Thánh hiền chi đạo, khởi nhược tư hồ! Tuy tắc thiện thủy vu sơ, nhi quai lệnh chung vu mạt, sở dĩ ân cần sử sách, bất năng vô khảng khái yên”.

Điều chủ yếu mà bản ‘Tấn Vũ đế luận’ bàn tới là: Hoàng đế nước Tấn nhận thiên mệnh mà kế thừa cơ nghiệp, giáo hóa vạn dân, bỏ đi xa hoa mà trở về thuần phác. Nguyện ý lắng nghe lời thẳng thắn, ngay cả kẻ địch cũng không gièm pha. Nhân có thể điều khiển vạn vật, khoan dung độ lượng có thể đắc nhân tâm, mưu lược và bao dung, có đế vương độ lượng. Mã Long chinh phạt về phía tây, Vương Tuấn thực hiện cuộc trường chinh về phương nam, chinh phục đế nghiệp đời trước chứ không đánh chiếm đất đai địa phương mà thành nghiệp bá vương. 

Nhưng Tấn Vũ đế nảy sinh lòng kiêu ngạo, phóng túng bản thân, không biết sống trong yên ổn cần lo nghĩ cho ngày nguy nan. Phong hầu phân đất, ủy thác lầm người, tham vọng bình loạn trước. Trong tâm Cổ Sung che giấu tâm địa ác độc mà đạt được quyền lực, Dương Tuấn rắp tâm hại người mà tới trợ giúp. Sau khi Tấn Vũ đế băng hà được vài năm, trước có Bát vương nổi loạn, sau có ngoại tộc phương Bắc xâm lấn Trung Nguyên, nhà Tây Tấn diệt vong. Gia tộc nhà Tấn dời xuống phương nam thành lập nhà Đông Tấn. 

Ảnh vẽ chuyến tham quan hậu cung bằng xe dê của Tấn Vũ đế. (Phạm vi công cộng)

Hiểu được con cái là cha nhân từ, biết rõ thần tử là đấng minh quân. Con cái bất tài thì gia nghiệp sẽ vong, thần tử bất trung thì quốc gia loạn. Cho nên, người quân tử thường sẽ phòng họa khi nó chưa xảy ra. Tấn Vũ đế bị mê hoặc bởi những lời gian trá, tư tưởng của ông bị người khác lèo lái, sự việc không tự mình xem xét quyết định. Phế bỏ Huệ đế, người mà lẽ ra không nên phế, khiến cho nền móng triều đại bị sụp đổ. Công lao sự nghiệp 3 đời bị hai người con phản nghịch chôn vùi, vì cái nhỏ mà mất đi cái lớn. Ban đầu Tấn Vũ đế đã thực hiện rất tốt nhưng khi về già lại không giữ được, không thể không khiến người cảm thán tiếc nuối. 

‘Lục Cơ luận’ (Luận về Lục Cơ):

“Cổ nhân vân: ‘Tuy Sở hữu tài, Tấn thực dụng chi’, quan phu Lục Cơ, Lục Vân, thực kinh,hành chi kỷ tử, đĩnh khuê chương vu tú thực, trì anh hoa vu tảo niên, phong giám rừng sảng, thần tình tuấn mại. Văn tảo hoành lệ, độc bộ đương thì; ngôn luận khảng khái, quan hồ chung cổ. Cao từ huýnh ánh, như lãng nguyệt chi huyền quang; điệp ý hồi thư, nhược trọng nham chi tích tú. Thiên điều tích lý, tắc điện sách sương khai; nhất tự liên văn, tắc châu lưu bích hợp. Kỳ từ thâm nhi nhã, kỳ nghĩa bác nhi hiển, cố túc viễn siêu Mai, Mã, cao niếp Vương, Lưu, bách đại văn tông, nhất nhân nhi dĩ.

“Nhiên kỳ tổ khảo trọng quang, võ tiếp ngô vận, văn võ dịch diệp, tương tương liên hoa. Nhi ky dĩ lang miếu uẩn tài, hô liễn tiêu khí, nghi kỳ thừa tuấn nghệ chi khánh, phụng tá thì chi nghiệp, thân năng triển dụng, bảo dự lưu công. Chúc ngô tộ khuynh cơ, Kim Lăng tất khí, quân di quốc diệt, gia tang thần thiên. Kiểu cách nam từ, phiên tê hỏa thụ; phi lân bắc thệ, tốt ủy thang trì. Toại sử huyệt toái song long, sào khuynh lưỡng phượng. Kích lãng chi tâm vị sính, cự cốt tu lân; lăng vân chi ý tương đằng, tiên hôi kính cách. Vọng kỳ tường dược, yên khả đắc tai! Phu hiền chi lập thân, dĩ công danh vi bản; sĩ chi cư thế, dĩ phú quý vi tiên. Nhiên tắc vinh lợi nhân chi sở tham, họa nhục nhân chi sở ác, cố cư an bảo danh, tắc quân tử xử yên; mạo nguy lý quý, tắc triết sĩ khứ yên. Thị tri lan thực trung đồ, tất vô kinh thì chi thúy; quế sinh u hác, chung bảo di niên chi đan. Phi lan oán nhi quế thân, khởi đồ hại nhi hác lợi? Nhi sinh diệt hữu thù giả, ẩn hiển chi thế dị dã.

“Cố viết, huyễn mỹ phi sở, hãn hữu thường an; thao kỳ trạch cư, cố năng toàn tính. Quan ky, vân chi hành kỷ dã, trí bất đãi ngôn hĩ. Đổ kỳ văn chương chi giới, hà tri dịch nhi hành nan? Tự dĩ trí túc an thì, tài kham tá mệnh, thứ bảo danh vị, vô thiểm tiền cơ. Bất tri thế chúc vị thông, vận chung phương phủ, tiến bất năng ích hôn khuông loạn, thối bất năng bình tích toàn thân, nhi phấn lực nguy bang, kiệt tâm dong chủ, trung bão thực nhi bất lượng, báng duyên hư nhi kiến nghi, sinh tại kỷ nhi nan trường, tử nhân nhân nhi dịch xúc. Thượng thái chi khuyển, bất giới vu tiền, hoa đình chi hạc, phương hối vu hậu. Tốt lệnh phúc tông tuyệt tự, lương khả bi phu! Nhiên tắc tam thế vi tương, hấn chung lai diệp; tru hàng bất tường, ương cập hậu côn. Thị tri Tây Lăng kết kỳ hung đoan, Hà Kiều thu kỳ họa mạt, kỳ thiên ý dã, khởi nhân sự hồ!”

Lục Cơ là một văn học gia thời Tây Tấn, xuất thân trong gia đình vọng tộc Giang Đông, tổ phụ Lục Tốn là một danh tướng thời Tam quốc, cha Lục Kháng đảm nhiệm chức Đại Tư Mã của Đông Ngô. Lục Cơ và Lục Vân được mệnh danh là ‘Nhị Lục’. Nước Ngô diệt vong, hai anh em đã hướng lên phương Bắc và được Thời Nhâm Thái Thường học giả Trương Hoa thưởng thức và coi trọng. Ông từng được Vương Tư Mã Thành Đô dâng tấu làm Bình Nguyên nội sử. Khi loạn Bát vương nổ ra, Lục Cơ được phong làm Hậu tướng quân, Đại đô đốc Hà Bắc, thống lĩnh 20 vạn quân binh thảo phạt Vương Tư Mã Nghệ ở Trường Sa. Lục Cơ bại trận, bị Tư Mã Dĩnh xử tử, trước khi lâm chung, ông thở dài nói: “Hoa đình hạc lệ, khởi khả phục văn hồ?” (Hạc bay kêu vang miền quê cũ, há còn cơ hội để nghe nữa?) 

Lục Cơ sáng tác ‘Văn phú’, khái quát hình thức và nội hàm sáng tác văn chương. Ông viết: “Kỳ thủy dã, giai thu thị phản thính, đam tư bàng tấn. Tinh vụ bát cực, tâm du vạn nhận… Khánh rừng tâm dĩ ngưng tư, miễu chúng lự nhi vi ngôn. Lung thiên địa vu hình nội, tỏa vạn vật vu bút đoan”. Ý tứ là quá trình hành văn sáng tác, cần đem thế giới bên ngoài thu vào trong tâm, khi gột rửa sạch tâm hồn thì mới tập trung tư duy, bài trừ tạp niệm mà viết nói, dùng lời văn mô tả thiên địa vạn vật. 

Lục Cơ khái quát 10 thể loại văn chương: “Thơ nương theo tình cảm nên đẹp đẽ; Phú tả sự vật nên rực rỡ sáng tươi. Bi thì văn phải hợp với chất; Lỗi thì triền miên nên thê lương. Minh cô đọng mà ôn nhuận; Châm ngưng trệ mà hùng tráng. Tụng thung dung nên phong phú; Luận tỉ mỉ mà rõ ràng. Tấu ôn hòa thấu triệt nên nhàn nhã; Thuyết rực rỡ khoa trương mà quyền biến”.

Lục Cơ đã chắt lọc ra tính nghệ thuật trong văn học và có thể liên thông với nó, “Khiếm khuyết lớn nhất là mất cảm giác, giống như thanh âm của dây đàn lỏng lẻo; Mặc dù là một hát ba thán, có được nhã mà lại không đẹp. Ví như múa đẹp là nhờ tiết tấu quăng tay áo, ca sĩ dựa vào tiếng đàn mà ngân”. 

Lục Cơ cũng nói rõ rằng văn học mang tải nội hàm bên trong, ghi lại ý nghĩa của lịch sử, cảnh giới tương thông với trời đất vạn vật, mang theo sứ mệnh phát huy sức mạnh của đạo đức:

“Luận về tác dụng của văn chương, kế thừa đạo lý hướng tới quần chúng. Khôi phục vạn lý mà không có chướng ngại, thông qua ngàn năm mà thấm nhuần. Cho thiên thu muôn đời lập được chuẩn tắc, hướng cổ đại thánh hiền hành lễ cúi đầu. Văn võ hướng đến đạo của văn chương mà bất bại, phong tục và giáo hóa nhờ văn chương mà lập được công lao. Đường không xa mà chẳng với tới, lý vô vi mà không tơ vương. Trong ngoài trên dưới phối hợp như mây mưa, tựa như biến hóa của quỷ thần. Ôm lòng kiên định để đạo đức khuếch trương, lưu đàn sáo mà đón ngày mới”.

Một phần ‘Văn phú’ của cuốn Đường Lục giản, trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

Thái Tông đề cao tài hoa cùng thành tựu văn học của Lục Cơ, cho rằng văn của ông mang theo nội hàm bao la rộng lớn, dùng từ hay mà lại đẹp. Văn chương hùng vĩ hoa lệ, thời đó không ai có thể so được với Lục Cơ; ngôn luận rõ ràng chắc nịch, xứng đáng gọi là bậc tài hoa xưa nay. Ông cho rằng, thành tựu văn học của Lục Cơ “vượt xa hai nhà Mai, Mã” (Mai Thừa, Tư Mã Tương Như), “cao hơn Vương, Lưu” (Vương Sán, Lưu Trinh). 

Thái Tông cho rằng trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, Lục Cơ vì theo đuổi công danh phú quý mà đặt mình vào hiểm cảnh, không nhìn thấu được thời điểm hiểm nguy. Quan sát hành động của Lục Cơ, trí tuệ không bằng ngôn ngữ. Tiến không thể cứu vãn cục diện loạn lạc, lui không thể bảo toàn tính mạng bản thân, dốc sức vì quốc gia đổ nát, hết lòng vì quân chủ yếu nhược, khiến người bi thương. 

Thái Tông chỉ ra rằng, gia tộc Lục Cơ bị hủy diệt, không có người nối dõi, là bởi nhận quả báo ứng. 3 đời của Lục gia, vì sát phạt nhiều mà liên lụy đời sau, kháng Tây Lăng mà diệt đi tộc Bộ Xiển, Lục Cơ gặp họa báo ứng tại Hà Kiều. 

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch