Tóm tắt bài viết
Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chưa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục "Câu chuyện thành ngữ" Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.
Thành ngữ “Kỳ lộ vong dương” (lầm đường lạc lối) bắt nguồn từ một câu chuyện cổ về việc tìm kiếm một con cừu đi lạc.
Nhân vật chính của câu chuyện là Dương Tử, một triết gia nổi tiếng và học giả sống ở nước Ngụy trong thời Chiến Quốc (475-221 TCN).
Một ngày nọ, người hàng xóm của Dương Tử bị mất một con cừu và huy động toàn bộ gia đình của ông cũng như nhiều người khác trong thôn bản để giúp tìm kiếm con vật ấy. Ông ấy đã nhờ đến sự giúp đỡ của Dương Tử, và Dương Tử đã cho tất cả các học trò và người hầu của mình đi ra để giúp tìm kiếm con cừu.
Cùng với người thân và bạn bè của người hàng xóm kia, Dương Tử nhận thấy rằng một nhóm rất đông người đã tụ tập để tham gia tìm kiếm.
“Tại sao lại cần đến rất nhiều người để tìm một con cừu bị mất?”, Dương Tử hỏi người hàng xóm.
“Bởi vì có rất nhiều con đường bị rẽ nhánh”, người hàng xóm trả lời.
Khi màn đêm buông xuống và mọi người trở về, Dương Tử hỏi: “Mọi người đã tìm thấy con cừu chưa?”
Một trong những người hầu của Dương Tử trả lời: “Có rất nhiều con đường rẽ nhánh, với mỗi một con đường lại dẫn đến nhiều con đường rẽ nhánh nữa. Bởi vì con không biết đi theo đường nào, con đã từ bỏ”. Những người khác đồng ý rằng đây cũng chính là lý do mà họ quay trở lại.
Dương Tử đã lắng nghe rất chăm chú rồi im lặng trong một thời gian dài, trông thực sự nghiêm trọng. Các học trò thì thực sự bối rối và không hiểu người thầy của mình đang nghĩ về điều gì.
Sau khi suy nghĩ sâu sắc tình hình, ông đã dạy nguyên lý sau đây cho học trò của mình:
“Khi có quá nhiều con đường nhỏ phân ra từ tuyến đường chính, các con không thể tìm thấy một con cừu bị mất và bản thân cũng có thể dễ dàng bị lạc trong những con đường nhỏ ấy.
Tương tự như vậy, khi một người học trò có quá nhiều mối bận tâm phân rẽ ra từ mục tiêu chính của mình, người đó có thể dễ dàng phung phí thời gian của mình.
Chỉ có một nguồn gốc thực sự của tất cả các kiến thức, nhưng con đường để đạt được kiến thức này thì rất nhiều. Chỉ bằng cách đi theo con đường đúng đắn trở về với chân lý tối hậu mới có thể giúp cho một người tránh bị lạc lối.
Nếu các con không tìm ra được định hướng đúng đắn, các con sẽ không đạt được gì, giống như những người thất bại trong việc tìm con cừu bị mất kia.”
Câu chuyện này được tìm thấy trong một điển cố Đạo giáo gọi là Liệt Tử (1). Câu chuyện có tên là Kỳ Lộ Vong Dương (歧路亡羊) nghĩa là “con đường rẽ nhánh, cừu bị mất” sau này được sử dụng như một thành ngữ.
Thành ngữ này mô tả việc bị lầm đường lạc lối, hoặc trở nên vô vọng khi lẫn lộn trong một tình huống phức tạp, nơi có quá nhiều con đường hay chọn lựa khả dĩ .
Thành ngữ này được sử dụng để truyền đạt ý tưởng rằng khi đối mặt với nhiều sự lựa chọn và các vấn đề phức tạp, người tìm kiếm sự thật có khả năng trở nên bị lạc lối hay mất phương hướng, trừ khi họ có sự quả quyết và đi theo con đường đúng đắn.
(1) Cuốn sách Liệt Tử (列子, Lie Zi) là một điển tích Đạo giáo chủ đạo bao gồm tám chương, với hầu hết các chương được đặt theo tên của một nhân vật nổi tiếng trong thần thoại hay lịch sử Trung Quốc từ năm 2698 trước Công nguyên đến 350 TCN.
Minh Tinh biên dịch
Xem thêm: