Ung thư tuyến tuỵ là một căn bệnh hiểm nghèo, với tỉ lệ bệnh nhân sống được trong 5 năm chỉ 9%, vì vậy thuật toán mới hy vọng sẽ cải thiện điều đó.

Rishab Jain (13 tuổi, ở Portland, Mỹ) đã giành chiến thắng trong cuộc thi Thách thức các nhà khoa học trẻ (Discovery Education 3M Young Scientist Challenge). Cậu bé đã sáng tạo ra thuật toán mà trong đó một mô hình hóa bằng máy dựa trên trí thông minh nhân tạo có tên PCDLS được sử dụng để giúp các bác sĩ tập trung vào tuyến tụy trong suốt quá trình điều trị ung thư.

nha khoa hoc nay chi moi 13 tuoi chua hoc trung hoc ma da phat minh ra mot thuat toan co the keo dai thoi gian cho nhieu benh nhan ung thu tuyen tuy

Jain cho biết cậu quan tâm về căn bệnh ung thư tụy vào năm ngoái trong suốt chuyến đi đến Boston (Mỹ) vào năm 2017 vì ở đó cậu bé đã chứng kiến cảnh một người bạn của gia đình tử vong vì căn bệnh này. Cậu đã tìm hiểu về một số nghiên cứu đang diễn ra và tìm ra ung thư tuyến tuỵ có một số liệu thống kê tỷ lệ sống sót thấp một cách đáng ngạc nhiên. Chỉ 9% người mắc ung thư tuyến tuỵ có thể sống sót trong 5 năm qua và trong 10 năm là 1% và những con số đó gần như không được cải thiện trong suốt 40 năm. Vì vậy ung thư tuyến tụy thường được phát hiện và điều trị khi đã ở giai đoạn cuối, các bác sĩ cố gắng sử dụng xạ trị nhưng nó không đủ hiệu quả.

Theo các bác sĩ, quá trình điều trị không dễ chút nào vì tuyến tụy thường bị các cơ quan khác trong cơ thể che khuất. Ngoài ra, khi chúng ta thở và có các hoạt động khác, tuyến tụy bị di chuyển xung quanh khu vực bụng. Vì thế, các bác sĩ khó phát hiện ra nó. Họ cần phải sử dụng sóng hoặc những hạt năng lượng cao tấn công một khu vực khá rộng để đảm bảo có thể đánh trúng tuyến tụy. Tuy nhiên xác suất đánh trúng một vài tế bào khỏe mạnh xung quanh cũng khá cao.

Thuật toán do Jain sáng tạo sẽ ghi nhớ những hình dạng của tuyến tuỵ và vị trí của chúng ở đâu nhờ đó có thể giúp các bác sĩ xác định chính xác vị trí của tuyến tụy.

“Với thuật toán này, các bác sĩ dùng sóng hoặc những hạt năng lượng cao tấn công tuyến tụy một cách chính xác. Vì vậy nó có thể giúp điều trị khối u hiệu quả hơn.” – Jain nói.

Jain cho biết sẽ dùng số tiền thưởng để thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm thương mại hóa toàn cầu công cụ của mình. Ngoài ra, cậu sẽ sử dụng số tiền chiến thắng để phát triển sáng kiến và tạo nên một quỹ phi lợi nhuận (có tên gọi Hiệp hội Khoa học Samyak) để khuyến khích các bạn trẻ khác học STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) và nâng cao nhận thức về ung thư tụy. Jain này cũng quan tâm đến chuyện học hành nữa, cậu sẽ giữ lại một phần tiền thưởng để chi trả học phí khi lên học đại học. Ước mơ của Jain là trở thành một kỹ sư y sinh hoặc một bác sĩ.

Huyền Ngọc (Tổng hợp)