Khi các đội bóng tập trung thảo luận về khả năng phải thực hiện đá luân lưu, họ không nói về may mắn hay số phận. Thay vào đó, họ nói về khoa học.
Khi bàn về các quả phạt đền, nhiều người cho rằng may mắn và trực giác là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công. Sau khi Tây Ban Nha bị đội chủ nhà Nga loại tại vòng 16 đội của World Cup 2018, nhiều người đã đã mô tả các loạt đá luân lưu như một canh bạc nghiệt ngã. Tuy nhiên, điều đó có thể trong một vài năm trước nhưng thủ môn và cầu thủ tại World Cup lần này đã đưa ra rất nhiều quyết định dựa vào dữ liệu khoa học.
Trong bốn năm qua, nhiều đội bóng ở Châu Âu đã chi hàng trăm nghìn USD để thuê các chuyên gia phân tích, những người sẽ xem đi xem lại các video để tìm ra các xu hướng có thể xảy ra khi đá 11m.
Đó là bước chuẩn bị cẩn thận cho trường hợp trận đấu tiến tới loạt đá luân lưu, thậm chí 5 người sẽ thực hiện đá đầu tiên cũng được đặc biệt lựa chọn dựa trên những thông tin khoa học và các đánh giá tâm lý. Theo đó, những cầu thủ có bản lĩnh nhất và chịu được áp lực tâm lý khủng khiếp khi sút pennalty sẽ được lựa chọn.
Thậm chí thứ tự thực hiện các quả 11m cũng được quyết định dựa trên dữ liệu này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lần sút thứ nhất và thứ năm là quan trọng nhất vì vậy chúng nên được thực hiện bởi những cầu thủ có thể kiểm soát căng thẳng tâm lý nhằm tạo tinh thần thoải mái cho đồng đội ở các lượt sút tiếp theo.
Gareth Southgate,huấn luyện viên trưởng đội tuyển Anh, người đã lập kế hoạch cho chiến thắng luân lưu đầu tiên tại World Cup 2018 trước Colombia tại vòng 16 đội cho biết: “Chúng tôi đã thử nghiệm kỹ lưỡng chiến thuật này trước kỳ World Cup để chắc chắn rằng, nếu phải đá luân lưu, các cầu thủ sẽ có sự bình tĩnh theo cách mà chúng tôi đã chuẩn bị.
Những phân tích và tính toán được chuẩn bị trước để tránh việc đưa ra bất kỳ quyết định vội vàng nào dẫn đến kết quả không tốt.”
Học theo một xu hướng của các câu lạc bộ ở Premier League và La Liga trong những năm gần đây, hầu hết các đội bóng tại World Cup lần này đều thuê các cố vấn riêng để thu thập dữ liệu và chuẩn bị cho kịch bản phạt đền, hoặc là các đội bóng sẽ đăng ký mua dịch vụ được cung cấp bởi các nhóm phân tích của các công ty lớn như Opta.
Ignacio Palacios-Huerta, cố vấn đá luân lưu cho đội bóng Hà Lan cho biết: “Đó là một dịch vụ đắt đỏ. Các đội sẽ phải trả khoảng 400.000 USD cho ba tháng truy cập dữ liệu của Opta.”
Các nhà phân tích khai thác hàng nghìn video của các trận đấu cấp câu lạc bộ và quốc tế để thu thập thông tin về tất cả các cầu thủ và thủ môn.
Đầu tiên, họ sẽ tìm ra các hướng sút quen thuộc mà các cầu thủ thường thực hiện. Các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới cũng thường hình thành các khuôn mẫu trong tiềm thức khi họ đưa ra quyết định. Ví dụ, Palacios-Huerta chỉ ra rằng tiền đạo Neymar của Brazil hầu như luôn nhắm vào bên phải của thủ môn hoặc ở giữa phía dưới. Với bước chạy đã trở thành thương hiệu, thực sự rất khó cho cậu ta đá vào bên trái.
Hay thủ môn người Bỉ Thibaut Courtois thì thường chọn lao sang phải, do vậy những cầu thủ có sở trường đá sang bên trái được xem là sẽ có tỉ lệ thành công cao hơn đi đối diện với thủ môn này.
Với các cầu thủ thông thường, những người có xu hướng thay đổi các mục tiêu của họ hơn một chút. Các nhà phân tích thường sử dụng các mô hình thống kê phức tạp – các mô hình đặc biệt được dùng trong giao dịch tài chính để phân tích một cách tuần tự những lần đá trước đó của một cầu thủ, ví dụ: “trái, trái, giữa, phải, giữa” để đoán tiếp theo cầu thủ đó sẽ nhắm vào đâu.
Palacios-Huerta cho biết:
“Trung bình, các thủ môn có thể cản phá được 20% các cú sút, vì vậy việc giúp thủ môn là quan trọng hơn nhiều so với việc giúp các cầu thủ.”
Trong nhiều trường hợp, cả hai đội sẽ đều có thể truy cập tới nguồn dữ liệu này và đều có dữ liệu về các khuôn mẫu của nhau. Vì điều này, các nhà phân tích sẽ phải lần theo nhiều video, xem từng cảnh từng cảnh để cố gắng tìm ra bất kỳ cử động hoặc tư thế nào trên cơ thể của cầu thủ mà có thể giúp một thủ môn phát hiện ra trái bóng sẽ bay hướng nào.
Ví dụ, nếu một cầu thủ mà mở rộng cơ thể mình khi chuẩn bị sút bóng, thì phần lớn khả năng là anh ta sẽ nhắm vào bên trái của thủ môn.
Daniel Memmert, cố vấn đá luân lưu cho đội tuyển Đức cho biết: “Một cầu thủ nên có ngôn ngữ cơ thể tốt khiến đối thủ khó đoán hơn khi sút penalty.
Điều ngày có nghĩa là, phần ngực nên mở ra, vai nên đưa về phía sau và anh ta nên luôn nhìn vào thủ môn khi bước lùi lại từ chấm 11m. Đội tuyển Hà Lan đã làm việc này rất hiệu quả trong quá khứ.”
Sau thủ môn, ưu tiên thứ hai cho các đội bóng là tìm ra các cách thức để nâng cao cơ hội cho các cầu thủ mà không được đá thường xuyên. Các đội sẽ rèn luyện các cầu thủ này khiến họ tự tin và khó đoán hơn cùng với đó là việc cố gắng cung cấp cho họ thông tin về việc một thủ môn cụ thể có thể sẽ lao sang hướng nào.
Dữ liệu thậm chí cũng được sử dụng để phân tích hoàn cảnh bên ngoài, các nhà phân tích phát hiện rằng những đội đã luyện đá luân lưu trong môi trường áp lực, môi trường có những cạnh tranh nhỏ giữa các thành viên của đội hoặc có giới truyền thông và người hâm mộ xem thì tỷ lệ thành công thường cao hơn.
Các trò tâm lý cũng là nhân tốt rất quan trọng của một loạt đá luân lưu. Khi thủ thành của đội tuyển Đan Mạch Kasper Schmeichel chuẩn bị cản phá mỗi quả đá luân lưu cho đội Croatia tại vòng 16 đội, anh ta thường vờ lao về một phía trước khi chính thức chọn hướng đổ người khác.
Nó gần như đều hiệu quả đến mức Schmeichel đã cứu được hai quả 11m. Cũng chính vì điều này mà các đội thậm chí còn thuê các chuyên gia cố vấn tâm lý để nghĩ ra các chiến lược mới.
Ngoài Kasper Schmeichel, cựu thủ môn của câu lạc bộ Manchester United Fabian Barthez cũng từng làm điều tương tự như vậy trong trận đấu với câu lạc bộ Full Ham tại Premier League 2002. Trước khi cầu thủ đối phương sút penalty, Barthez liên tục đứng sang bên phía trái khung thành (theo hướng nhìn đối diện với thủ môn) quan sát hay suy nghĩ gì đó nhằm tạo tạo áp lực cho đối phương. Dù phải nhận 1 thẻ vàng từ trọng tài chính nhưng rốt cuộc anh vẫn cứu được quả penalty đó.
Memmert cho biết:
“Một chiến lược hiệu quả là, thủ môn sẽ đứng hơi lệch về bên trái của khung thành, để khiến cầu thủ nghĩ rằng có nhiều khoảng trống hơn ở bên phải. Một cách vô thức, cầu thủ đó sẽ có xu hướng quyết định đá sang phải, và rồi thủ môn lao qua hướng đó, anh ta có cơ hội tốt hơn nhiều để cản phá quả phạt đền đó.”
Nhưng cũng có một điểm tai hại tiềm ẩn đối với ngân hàng thông tin khổng lồ này.
Khi các cầu thủ đã phải trải qua tối thiểu là 120 phút thi đấu trước khi bước vào loạt sút luân lưu, họ lại phải xử lý nhiều kịch bản đã được nghiên cứu trước trận đấu, việc quá tải thông tin sẽ là một nguy hiểm thực sự.
Tuy nhiên ông Gareth Southgate cho biết:
“Dự tính trước là rất tốt, dữ liệu này có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu phải phân định bằng luân lưu, chúng ta phải chắc chắn rằng mọi thứ bình tĩnh và không có quá nhiều suy nghĩ không cần thiết trong đầu các cầu thủ.”
Việc nghiên cứu và tính toán những tình huống xảy ra với cầu thủ và thủ môn ở những loạt sút luân lưu có thể đem lại chiến thắng cho những đội bóng nhưng việc chúng ta áp dụng khoa học vào trong bóng đá như vậy, tuy rằng đem lại nhiều lợi ích nhưng nói cũng làm mất đi một phần tính giải trí cũng như đặc thù của nó. Bóng đá có người thắng, có thua, những sai lầm của cả cầu thủ lẫn trọng tài và hòa cùng với đó là biết bao cảm xúc vui buồn lẫn lộn nhưng chính đó là thứ gia vị không thể thiếu trong môn thể thao Vua.
Hãy lấy World Cup năm nay làm ví dụ. Ban tổ chức đã sử dụng công nghệ Var cùng Goal-line trong mỗi trận đấu để giảm thiểu những tình huống gây tranh cãi và giúp những trận đấu trở nên công bằng hơn. Nếu công nghệ Goal-line không thể thay thế thì Var lại gây quá nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng nó trận đấu bị gián đoạn, bóng đá bị gián đoạn làm mất đi cảm xúc đối với nhiều người và làm giảm đi sự uy nghiêm, vai trò của trọng tài trong mỗi trận đấu.
Người ta nói rằng bóng đá là cuộc chơi của con người, trọng tài và cầu thủ cũng là người nên các quyết đinh đều là người, là đời nên áp việc áp dụng khoa học khiến người ta ít đi những quyết định mang tính con người mà quá máy móc dập khuôn. Bóng đá như cuộc đời mỗi người, có thăng có trầm, có người may mắn thì người thường xuyên gặp chuyện đen đủi những cũng chính là những màu sắc khác nhau tạo nên những mảnh đời, những số phận trong xã hội này.
Sơn Tùng