Thật không dễ dàng gì mà dừng ngay lập tức việc sử dụng Facebook vì nó đã là một phần trong cuộc sống của mỗi người chúng ta hiện nay, nhất là với giới trẻ. 

Facebook là một trong mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, nó là nơi giao lưu, trò chuyện, chia sẻ của mọi người về cuộc sống hàng ngày hay là nơi kinh mua bán hàng hóa cho những ai đam mê kinh doanh. Có thể Faceook đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mọi người.

Nhưng giờ đây chúng ta biết rằng mỗi khi online Facebook, những thông tin cá nhân của chúng ta lại đang bị thu thập một cách bí mật mà không ai hay. Sự rò rỉ thông tin cá nhân này ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm mà sự cố mới đây nhất của mạng xã hội Facebook là một ví dụ. Mạng xã hội này đã để lộ thông tin cá nhân của hơn 50 triệu người dùng cho công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica khiến người dùng vô cùng lo lắng. Sự việc này khiến nhiều người đang khởi động phong trào xóa tài khoản facebook #deletefacebook.

Facebook để lộ thông tin 50 triệu tài khoản người dùng khiến phong trào tẩy chay lan rộng. (Ảnh: The Jakarta Post)

Nhưng liệu việc lập tức ngừng xử dụng một mạng xã hội đã gắn với chúng ta trong một thời gian dài liệu có phải việc đơn giản hay không? Và đâu là những lý do chính khiến chúng ta khó có thể xóa đi tài khoản facebook của mình? Hãy cùng chúng tôi điểm qua 7 nguyên nhân chính khiến bạn sẽ phải suy nghĩ nhiều lần trước khi có thể thực hiện phong trào #deletefacebook này:

1. Duy trì các mối quan hệ

Tỷ lệ bạn nhấp chuột trên facebook dường như tỷ lệ thuận với các mối quan hệ trên mạng của mình. Việc nhấn nút ‘Thích’, bình luận về ảnh của bạn bè, gửi lời chúc sinh nhật và gắn thẻ cho người khác chỉ là một số cách Facebook cho phép bạn tham gia vào việc phát triển các mối quan hệ của mình một cách nhanh nhất và cũng dễ dàng nhất.

(Ảnh: insurancebusinessmag.com)

2. Cơ hội được khẳng định mình

Càng tiết lộ nhiều về bản thân trên mạng xã hội, bạn lại càng có nhiều cơ hội để khẳng định mình. Một số nghiên cứu trước đó đã khẳng định rằng đây chính là chìa khóa giúp cho sự phát triển của facebook. Người dùng luôn muốn hình thành một nhận dạng trực tuyến của mình bằng cách chia sẻ về nơi mình đã tới hay đang ở cùng với ai…

Bằng cách này, người dùng có thể tạo nên một phiên bản online của mình theo cách mà họ muốn cũng như có thể khiến người khác nhìn họ dưới góc nhìn mà họ mong muốn.

3. Theo dõi những người khác

Bạn càng nhấp chuột nhiều, bạn càng có thể theo dõi người khác nhiều hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến Facebook có được sự thành công từ trước tới nay.

Hầu hết mọi người thích thú tìm kiếm người khác trên phương tiện truyền thông xã hội thường là theo một cách lén lút. Nhu cầu tâm lý cần phải theo dõi môi trường xung quanh mình bắt nguồn từ sâu thẳm trong bạn và thúc đẩy bạn theo kịp các tin tức trong ngày. Điều này khiến bạn vô tình trở thành nạn nhân của hội chứng FOMO – luôn lo sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó.

Theo dõi người khác trên Facebook giúp bạn nắm rõ khái quát về tâm trạng của một ai đó nhưng lại khiến nhiều người khó chịu vì bị xâm phạm quyền riêng tư. (Ảnh: orgtech.cf)

Ngay cả những người cao tuổi luôn cẩn mật trong vấn đề bảo mật, ghét tiết lộ quá nhiều về bản thân cũng được biết là sử dụng Facebook để theo dõi những người khác, thỏa mãn sự tò mò của bản thân.

4. Tăng cường các mối quan hệ xã hội

Càng tiết lộ nhiều về bản thân, bạn càng có nhiều cơ hội trong xã hội. Điều này có thể giúp bạn có được một công việc mới, giúp bạn học cũ tìm được bạn và kết nối lại mối quan hệ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng Facebook có hiệu quả có thể nâng cao vốn xã hội của bạn dù bạn là sinh viên đại học hay một người cao tuổi muốn gắn kết với các thành viên trong gia đình cũng như nối lại mối quan hệ với bạn bè lâu ngày.

(Ảnh: connectedoctors.fr)

Hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội cũng có liên quan đến sự gia tăng lòng tự trọng và sức khoẻ tinh thần.

5. Trở thành một phần của cộng đồng

Khi bạn nhấp chuột để chia sẻ tin bài trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc thể hiện sự chấp thuận của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, bạn đang góp phần tạo ra sự đồng thuận giữa nhiều ý kiến khác nhau.

(Ảnh: Union Church Heathfield -)

Bằng cách này, bạn trở thành một phần của các cộng đồng trực tuyến hình thành xung quanh các ý tưởng, sự kiện, phong trào hay sản phẩm – điều này cuối cùng có thể nâng cao ‘cảm giác thuộc về’ của bạn – một cảm giác mình thuộc về một nơi nào đó.

6. Thể hiện bản thân và được công nhận

Việc đăng một bài viết, một bức ảnh đều có thể khiến bạn dễ dàng bộc lộ ý kiến hay cảm xúc của mình về một vấn đề nào đó. Mỗi lượt thích hay mỗi khuôn mặt cười từ bài viết bạn chia sẻ đều có thể nâng cao ý nghĩa bản thân của người đăng. Điều này giúp người sử dụng thỏa mãn được nhu cầu tâm lý thể hiện bản thân mình và được công nhận từ người khác.

7. Các thuật toán không bao giờ cho phép bạn rời đi

Trong khi hầu hết mọi người có thể than thở về các thuật toán khai thác thông tin cá nhân của họ, thì có một sự hiểu biết ngầm ẩn rằng chia sẻ dữ liệu cá nhân là điều tồi tệ nhưng cần thiết để giúp nâng cao trải nghiệm của họ.

Các thuật toán thu thập thông tin của bạn cũng là các thuật toán thúc đẩy bạn trở thành một phần của cộng đồng dựa trên sở thích, hành vi và mạng lưới bạn bè của bạn. Nó giúp chúng ta có thêm những người bạn mới, thông báo những tin tức từ bạn bè của bạn mà bạn có thể hứng thú hoặc gợi ý cho bạn những gì bạn có thể quan tâm…

Điều gì sẽ xảy ra nếu Facebook không theo dõi bạn để gợi ý cho bạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu các thuật toán không bao giờ cung cấp cho bạn các khuyến nghị hoặc đề xuất? Liệu bạn vẫn có thể thực hiện những hành động đó không?

Những tính năng mới luôn được Facebook cập nhật liên tục khiến bạn có thể rời bỏ Facebook ngay lập tức. (Ảnh: neilpatel.com)

Theo giả thuyết, bạn sẽ ít có khả năng thực hiện hành động hơn nếu bạn không được khuyến khích làm như vậy. Nếu Facebook không bao giờ thúc giục bạn tham dự các sự kiện, thêm bạn bè, xem bài viết của người khác hoặc muốn bạn bè chúc mừng sinh nhật, bạn sẽ không làm điều đó, từ đó giảm đi cuộc sống xã hội và các vòng kết nối xã hội của bạn.

Hãy thử tưởng tượng ra viễn cảnh bạn xóa tài khoản Facebook của mình và bạn sẽ được khuyến cáo rằng điều này đồng nghĩa với việc bạn đang xóa đi một kho dữ liệu của bản thân, những kí ức sẽ bay hơi, mất liên lạc với một lượng lớn bạn bè… Facebook sẽ khiến bạn có cảm giác việc xóa tài khoản đồng nghĩa với việc cắt đứt khỏi tất cả những mối quan hệ trên. Vậy liệu bạn có đủ dũng cảm để làm điều đó không?

Sơn Tùng