Từ đầu năm đến nay, một điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế của Việt Nam là việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Báo cáo thống kê cho thấy lượng vốn FDI vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm đã đạt hơn 33 tỷ USD, riêng tháng 11 là 5 tỷ USD.
Hiện Nhật Bản vẫn là nước đứng đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi chiếm 38,7% thị phần, tiếp đến là Hàn Quốc với mức 19,1% và Singapore với 16,4%.
Thanh Hóa đang là thành phố thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trên cả nước, tiếp theo đó là Khánh Hòa và Nam Định.
Trong khi Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 11 tháng thì Trung Quốc tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Trong 11 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,1 tỷ USD, tiếp đến là EU với 35 tỷ USD và Trung Quốc với 30 tỷ USD. Về nhập khẩu, thị trường lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với 52,1 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc với 42,4 tỷ USD và Asian với 25,4 tỷ USD.
Mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất hiện nay của Việt Nam vẫn là điện thoại và linh kiện, tiếp theo đó là đồ điện tử, máy tính và dệt may.
Chiều ngược lại, Việt Nam hiện đang nhập khẩu lớn nhất là linh kiện điện tử, máy tính, máy móc thiết bị và linh kiện điện thoại.
Thu ngân sách 11 tháng đầu năm đạt 999,1 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa chiếm đa số với 790,4 nghìn tỷ đồng, tiếp theo là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 164,8 nghìn tỷ đồng và thu từ dầu thô là 39,5 nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, chi ngân sách chủ yếu là chi thường xuyên chiếm 773 nghìn tỷ đồng, tiếp theo là chi cho đầu tư và phát triển 203,1 nghìn tỷ đồng, và chi trả nợ gốc và lãi là 230,4 nghìn tỷ đồng.
Quang Minh (th)