Trên đời này, có lẽ không nỗi đau nào bằng nỗi đau mẹ không được gần con, chỉ có thể đứng ở bên ngoài nhìn máu mủ của mình sống cô độc trong cái lồng nghiệt ngã.

Đầu năm ngoái, bà Triệu Thúc Vân (67 tuổi) ở Sơn Đông (Trung Quốc) đã phải nuốt nước mắt, xây dựng một chiếc lồng ngay trong khuôn viên nhà, bởi chiếc lồng ấy không dùng để nuôi nhốt gia súc mà là dùng để nhốt đứa con gái bất hạnh của bà.

Chiếc lồng không dùng để nuôi nhốt gia súc mà là dùng để nhốt đứa con gái bất hạnh của bà.

Vào năm 17 tuổi, cô Lị Dung – con gái bà Vân đột nhiên mắc phải căn bệnh lạ khiến tinh thần hoảng loạn và ưa thích bạo lực một cách kỳ lạ. Cô thường hay cầm dao chém đồ vật trong nhà một cách mất kiểm soát. Mặc dù đã khám chữa tại khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng tinh thần của Lị Dung chẳng những không cải thiện mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Vào đầu năm ngoái, bệnh tình của cô biến chứng nặng bất thường. Không còn cách nào khác, bà Triệu Vân đành phải dựng một chiếc lồng gỗ ngay trong vườn để nhốt con gái vào trong đó không cho ra ngoài, tránh làm tổn hại đến những người xung quanh.

Vào năm 17 tuổi, cô Lị Dung – con gái bà Vân đột nhiên mắc phải căn bệnh lạ khiến tinh thần hoảng loạn và ưa thích bạo lực một cách kỳ lạ

Hằng ngày, bà Vân đều đưa thức ăn cho Lị Dung qua các kẽ hở của khung cửa sắt, tranh thủ nói chuyện tâm sự với con, hi vọng cô con gái đáng thương có thể hiểu được những điều bà nói mà sớm trở về cuộc sống bình thường. Thế nhưng, mọi cố gắng của bà đều trở nên vô vọng, Lị Dung vẫn nhìn bà bằng ánh mắt ngờ nghệch, vô hồn.

Hằng ngày, bà Vân đều đưa thức ăn cho Lị Dung qua các kẽ hở của khung cửa sắt.

Được biết, trong những khoảng thời gian sức khỏe của Lị Dung ổn định, cô có thể đi làm thuê, thậm chí còn 3 lần kết hôn, nhưng chẳng bao lâu sau đều tan vỡ vì phát bệnh. Lần hôn nhân thứ nhất, cô đốt cháy cái giường trong nhà rồi bỏ đi, để lại đứa con gái 7 tuổi.

Nhật ký của Lị Dung.

Mỗi lần nói về cô con gái đáng thương là bà Triệu Vân lại khóc cạn nước mắt: “Số con gái tôi nó khổ, 3 lần kết hôn để rồi kết quả lại như vậy, nhìn tình trạng hiện tại của con gái mà lòng đau như cắt, ngày nào cũng nước mắt chan cơm, không biết khi nào mới có thể kết thúc, khi nào thì Lị Dung hết bệnh…”

Mỗi lần nói về cô con gái đáng thương là bà Triệu Vân lại khóc cạn nước mắt.

Nhìn những giọt nước mắt cay đắng đang lăn dài trên gương mặt tiều tụy của bà Vân, người ta càng thấm thía câu “Đời là bể khổ” được giảng trong Phật gia. Con người sống trên thế gian này, ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng họ, không ai dám tự tin nói rằng “Tôi không khổ”. 

Tuy nhiên, dù sống trong những ngày khổ đau đầy nước mắt nhưng người mẹ ấy chưa một lần nghĩ sẽ từ bỏ con của mình. Bệnh tật của con gái là nỗi đau của mẹ, nhưng sự sống của con lại là hạnh phúc của mẹ. Có lẽ không chỉ dừng lại ở tình mẫu tử không thể phai nhạt, bà Vân đối với cô con gái bất hạnh của mình giờ đây còn là tình thương, lòng bao dung và sự nhẫn nại dành cho những người khốn khổ. Giọt nước mắt của bà có khi là giọt nước mắt xót xa dành cho một kiếp người, được sống đấy nhưng lại không thể sống một cách trọn vẹn. 

Con người vẫn luôn trăn trở câu hỏi: “Đâu là đường về hạnh phúc?” bởi như đã nói, người giàu có nỗi khổ của người giàu, người nghèo cũng có nỗi bất hạnh của người nghèo. Khi những nhà khoa học xuất sắc cũng không thể tìm thấy câu trả lời trong lĩnh vực khoa học, họ đã bắt đầu tìm một con đường khác. Và khi khoa học vẫn còn bất lực trước những thống khổ không thể thay đổi của đời người, thì những người tu luyện lại đang từng bước trên con đường tìm về hạnh phúc chân chính, hạnh phúc vĩnh hằng.

Nguồn ảnh: Dongfang IC

Thiện Nam