Sparky từng là kẻ thất bại, một cậu học sinh trung học không vượt qua nổi bất kỳ môn học nào năm lớp 8. Cậu được điểm 0 môn Vật lý, cậu rụt rè, nhút nhát; thậm chí ngay cả điểm mạnh nhất của cậu là vẽ thì cậu cũng thất bại thảm hại trong quá khứ. Tuy nhiên, giờ đây tất cả những gì người ta nhớ về Sparky, đó là một họa sĩ truyện tranh vĩ đại nhất trong lịch sử. Vậy điều gì đã làm nên thành công ngoạn mục này?
Sparky là biệt danh mà chú của cậu đặt cho sau khi xem xong một bộ truyện tranh vui về chú ngựa Spark Plug. Đối với tất cả bạn bè khác, trường học có thể là niềm vui và ao ước, nhưng với Sparky thì nó lại là sự tra tấn cực hình và là điều tưởng chừng như không thể.
Sparky rớt tất cả các môn học năm lớp 8. Cậu nhận được điểm 0 môn Vật lý, cậu cũng trượt luôn cả môn tiếng La-tinh, đại số… Không chỉ về kiến thức mà ngay cả về thể dục thể thao, Sparky cũng chẳng khá khẩm hơn. Mặc dù đã cố gắng xoay sở cùng nhóm golf của trường, nhưng Sparky thậm chí đã không được tham dự trận đấu quan trọng duy nhất của mùa giải, cho dù đó chỉ là để giải khuây đi chăng nữa.
Thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp và hạnh phúc với nhiều người, nhưng đối với Sparky, cậu gặp rắc rối trong các mối quan hệ xã hội. Dường như, các bạn của Sparky đều không thích cậu, đến mức mà cậu sẽ rất ngạc nhiên nếu như có một người bạn cùng lớp nói xin chào với cậu ngoài giờ học. Còn nói về chuyện hẹn hò, Sparky nhớ rằng, cậu chưa bao giờ dám đề nghị hẹn hò một cô bạn nào, cậu sợ bị từ chối hay bị cười nhạo. Cậu và tất cả mọi người đều cho rằng: Sparky là kẻ thất bại.
Vì vậy, cậu đã học cách sống chung với nó. Sparky quyết định điều này từ rất sớm, nếu như những điều này có ích cho việc rèn luyện bản thân, thì chúng nên là như vậy. Nếu không thì cậu sẽ tự bằng lòng với chính mình như kiểu tính thất thường không thể tránh được.
Dù tất cả đều trở nên khó khăn đối với Sparky, thì ít nhất vẽ vẫn là niềm đam mê của cậu, cậu tự hào về các tác phẩm của mình. Thế nhưng, không có ai trân trọng nó. Điều đó dường như chẳng ảnh hưởng gì đến Sparky.
Năm cuối phổ thông, Sparky đã gửi những bức tranh hoạt hình của mình cho niên san của trường và bị từ chối. Tuy nhiên, Sparky vẫn tự an ủi bản thân và quyết định sẽ trở thành một nghệ sĩ.
Vì vậy, sau khi hoàn thành việc học ở trường phổ thông, Sparky đã viết thư cho xưởng phim Walt Disney. Họ đã yêu cầu Sparky gửi một vài bản mẫu trong các tác phẩm nghệ thuật của cậu. Sparky đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhưng cậu vẫn bị từ chối. Điều này như muốn khẳng định thêm rằng cậu đích thực là một kẻ thua cuộc…
Tuy nhiên, một lần nữa Sparky vẫn không từ bỏ. Thay vào đó, cậu bắt tay vào việc kể câu chuyện cuộc đời mình thông qua bộ truyện tranh và nhân vật chính là cậu bé Charlie Brown – một kẻ thua cuộc đáng yêu. Cậu bé tí hon không biết thả diều và cũng chẳng biết cách điều khiển một quả bóng cho ra hồn… Và một chuyện chẳng ai có thể ngờ đã xảy ra…
Tập truyện tranh của Sparky sau đó được chuyển thể thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại. Thành công nối tiếp thành công khi Sparky quyết định hoàn thành Bộ truyện tranh Peanuts với những nhân vật ngộ nghĩnh, hậu đậu, đáng yêu như Charlie Brown, Lucy, Linus, Snoopy… Và bộ truyện trở thành niềm say mê bất tận của hàng triệu độc giả trên thế giới, và là nguồn cảm hứng sáng tạo cho những cuốn sách, những chiếc áo phông, sự kiện Giáng sinh đặc biệt…
Và cậu bé Charlie Brown không ai khác chính là Charles Schultz – họa sĩ vẽ tranh biếm họa thành công nhất mọi thời đại. Câu chuyện về cuộc đời của ông nhắc chúng ta về một nguyên lý vô cùng quan trọng đó là ‘vật cực tất phản’. Nghĩa là khi mọi chuyện đã rơi vào trạng thái tối cùng của bi thương và đau khổ, nó tất sẽ đạt tới thời khắc phải thăng hoa.
Tất cả chúng ta đều đương đầu với khó khăn và sự nản lòng hết lần này đến lần khác. Chúng ta cũng có quyền lựa chọn cách chúng ta giải quyết nó như thế nào. Nếu chúng ta kiên định, nếu chúng ta có niềm tin mãnh liệt, nếu chúng ta tiếp tục phát triển những tài năng độc nhất mà Thượng Đế đã đem đến cho chúng ta, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Không có ai là “người thua cuộc” với Thượng Đế. Tất cả chỉ cần kiên định bước đi tới cuối cùng… Người chiến thắng là người không bao giờ bỏ cuộc.
Về tranh hoạt hình của Charles Schulz:
Peanuts là một bộ truyện tranh vui được viết và minh hoạt bởi Charles M. Schulz, công chiếu từ 2/10/1950 đến 13/2/2000, và tiếp tục được phát sóng hàng ngày lại sau đó.
Theo như Robert Thompson, bộ phim này rất nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử của bộ truyện tranh vui. Với 17.897 đoạn phim, nó trở thành “câu chuyện dài nhất mà người ta cho rằng có thể được kể lại bởi một người”. Trong giai đoạn thành công nhất, Peanuts được công chiếu trên 2.600 tờ báo, với lượng độc giả là 355 triệu trên 75 quốc gia, và được dịch sang 21 ngôn ngữ.
Nguồn ảnh: Fanop
Phương Lâm