Hầu như những người sành về dinh dưỡng, theo đuổi thực dưỡng đều không thể quên được Ngưu bàng – ăn quan trọng giúp cơ thể tạo nên tính Kiềm dương chống lại đủ thứ bệnh tật. Người Nhật xem ngưu bàng ngang với nhân sâm, là một loại cao lương mỹ vị.
Ngưu bàng còn có nhiều tên khác như: Đại đao tử, Á thực, Hắc phong tử, Thử niêm tử, Lệ Thực, Mã Diệc Danh Thử Niêm, Ngưu Bảng, Đại Lực Tử, Bảng Ông Thái, Tiện Khiên Ngưu, Biên Bức Thứ…
Trong Tây y, lá ngưu bàng được hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da (hắc lào, mặt có nhiều Trứng cá, lở loét vv…). Còn dùng cho người bị đường tiện ( đái ra đường ) vì người ta cho răng cao rễ ngưu bàng có tác dụng dạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng làm tăng lượng glycongen trong gan.
Theo Đông y, quả ngưu bàng có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc. Có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc: tuyên phế thấu chẩn. Dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, ma chẩn (đậu sỏi), vị thấu (không thấu), phong chẩn yết hầu sưng đau, ung thũng. Những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không dùng được.
Trong dân gian còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi và rết cắn.
Rễ cây ngưu bàng có mùi vị đặc trưng đi từ nhạt sang ngọt và hơi hăng tuỳ thuộc vào tuổi và chất lượng của rễ. Rễ mềm nhất khi còn non tươi; dễ gãy khi bị uốn cong, củ ngưu bàng mềm hơn củ cà rốt. Rễ được xử lý khéo sẽ có mầu sắc tươi giòn. Rễ già mỏng hơi khô và hơi hoá gỗ, có mùi như mùi đất.
Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin (có khi tới 70%), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,4%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và các loại khoáng chất như canxi, kali, magiê, axit amin, carbohydrate, sắt, folate, flavonoids, inulin và vitamin A, C, B1, E, K… Điều này khiến cho ngưu bàng bàng ẩn chứa nhiều tác dụng rất tuyệt vời.
1. Chống oxi hóa
Rễ cây ngưu bàng chứa nhiều chất chống oxi hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do – các phân tử không ổn định gây tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh. Không những vậy, trà làm từ ngưu bàng còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
2. Bảo vệ gan
Hàng ngày cơ thể của chúng ta phải chịu các ảnh hưởng xấu do ô nhiễm môi trường, căng thẳng hoặc các cuộc tấn công từ các loại bệnh gây ra từ thực phẩm. Cùng với đó phong cách sống và những thói quen ăn uống xấu của chúng ta thường khiến cơ thể tích tụ quá nhiều chất độc. Khi gan bị làm việc quá sức, những độc tố này sẽ được tích trữ trong máu của chúng ta. Một tách trà từ rễ cây ngưu bàng có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ kim loại nặng, chất độc môi trường giúp thanh cơ thể.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Rễ cây ngưu bàng có hàm lượng chất xơ cao có thể dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể chúng ta. Những người bị táo bón hoặc dễ tiêu chảy nên sử dụng dễ cây ngưu bàng để tăng nhu động ruột cải thiện tiêu hoá.
4. Cân bằng nội tiết
Rễ cây ngưu bàng tăng cường chức năng gan, giúp điều hòa các nội tiết tố như estrogen gây ra các triệu chứng như hội chứng tiền kinh nguyệt, u xơ tử cung và điều này làm đảm bảo cân bằng nội tiết.
5. Ngăn ngừa rụng tóc
Dễ cây ngưu bàng rất giàu chất phytoserols và axit béo cho phép tóc phát triển. Nó cũng ngăn ngừa rụng tóc và gàu.
6. Điều chỉnh huyết áp
Trong thành phần của rễ cây ngưu vàng có chứa một lượng đáng kể kali, đây là một phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể giúp điều chỉnh huyết áp và nhịp tim.
Ngoài ra rễ cây ngưu bàng còn có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc da, ngăn ngừa loã hoá, mụn nhọt và một số bệnh về da.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai nên tránh dùng rễ cây ngư bàng, đề phòng nguy cơ gây ra các cơn co tử cung và sinh non.
Minh Nguyên