Phạm Quỳnh – nhà báo, nhà văn hoá lớn của Việt Nam đầu thế kỷ 20, trong “Thượng Chí văn tập” – do chính ông tuyển chọn các bài viết đăng trên “Nam Phong tạp chí”, khi bàn về gia tộc, có lời rằng: “Ngày xưa xã hội có cái thể chế nhất định, sự sinh hoạt của người ta trong gia đình có tính cách vững vàng, chắc chắn. Bây giờ ở các nơi đô hội tỉnh thành lớn không đâu được như thế nữa… Trí thức người ta nhân đó cũng một mở mang ra, tư tưởng cũng mở rộng thêm ra, và dần dần muốn bao quát lấy cả nhân loại. Trong khi ấy thì cái trật tự về đạo lý luân thường bị điên đảo đi nhiều, không được vững vàng như trước nữa. Có lẽ rồi cũng có ngày chỉnh đốn lại, vì phàm người ta đã tụ họp thành xã hội, thì tất phải có một cái dây liên lạc gì mật thiết với nhau, không thời không thành xã hội được. Mà cái dây liên lạc mật thiết hơn nhất là cái dây liên lạc trong gia đình vậy”. (1919)
Những lời ấy đã ngót một thế kỷ rồi. Cái ngày mà ông hy vọng mọi thứ được chỉnh đốn lại đó không biết khi nào sẽ tới, nhưng ‘sợi dây liên lạc’ ấy, thiết tưởng mỗi người đều nên rõ được gây dựng như thế nào. Thực ra, chính là cái Đạo mà mỗi người luôn ghi nhớ, để biết sống cho trọn bổn phận của mình thì gia đình trong ấm ngoài êm, mà trật tự xã hội cũng sẽ giữ được sự ‘vững vàng, chắc chắn’ là nền tảng cho văn hoá dân tộc.
1. Người già là sao Thiên Đức của cả gia đình, lấy Đức làm gốc.
2. Người già như tro tàn, ôn hoà không có hoả khí, không càm ràm, không nói này nói nọ về những người trong gia đình, dẫn dắt con cháu phải luôn nhìn vào mặt tốt của nhau và bao dung mọi người trong gia đình.
3. Tri túc thường lạc (Biết đủ thường thấy vui), nuôi dưỡng thiên mệnh trong nhà, tuyên dương truyền thống gia đình, tán dương công đức của tổ tông, dưỡng dục con cháu phải biết nhớ ơn, biết cảm ơn và đền ơn.
4. Không được quản chuyện vụn vặt, không được quá vướng bận bởi con cháu.
5. Việc của con cái không nên can thiệp, buông tay nhường lại vị trí cho thế hệ sau gánh vác gia đình, không được mãi ỷ vào tư cách của người già.
6. Người già làm thế nào mới có thể khiến cả nhà hưng vượng? Phải làm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức. Vừa có thể tích đức miễn tội, vừa có thể bồi đắp cây Đức cho con cháu, chở che cho con cháu.
7. Người già có đức là phong thuỷ tốt nhất, là phong thuỷ bậc nhất.
1. Trên phải biết kính trọng người già, dưới phải biết yêu thương trẻ nhỏ. Dùng lòng cảm ơn để hoàn thiện mọi việc, khiến gia đình trên dưới hoà thuận.
2. Tuyên dương công đức của tổ tiên, của người già với con cháu, làm tấm gương tận hiếu tôn kính người già, dùng lòng cảm ơn ân đức của thế hệ cha ông để dạy dỗ thế hệ sau.
3. Không tự ý sắp xếp công việc cho người già, các cụ thích làm gì thì để các cụ làm nấy, nhưng phải quan tâm nhiều tới người già, thường xuyên phải khuyên các cụ nghỉ ngơi nhiều hơn.
4. Cha mẹ là khởi nguồn của mối quan hệ đạo đức giữa con người, là đạo âm dương, âm là mẹ, dương là cha. Âm dương hoà hợp vạn vật mới có thể sinh trưởng, âm dương bất hoà, tinh thần thống khổ, không tâm đầu ý hợp thì đứa trẻ được sinh ra, tính cách nhất định là không tốt, hoặc con cái sẽ bị khiếm khuyết.
5. Trẻ nhỏ có khoẻ mạnh hay không liên quan rất lớn tới người mẹ, có trí huệ hay không liên quan rất lớn tới người cha, có phúc đức trang nghiêm hay không thì cần nhìn xem cha mẹ có thường hành sự đối đãi với mọi người bằng tấm lòng yêu thương, bằng sự hạnh phúc hay không.
6. Nếu con cái không nghe lời, không hiếu thuận, đầu tiên phải hỏi bản thân mình có hiếu thuận với người già hay không, có chỗ nào làm không đúng không. Trên không thừa nhận công đức của cha mẹ (người già), thì dưới sao có thể giáo dục con cái đến nơi đến chốn đây.
7. Không nên oán hận con cái, càng không nên đánh mắng con cái, bởi vì sự thành bại của con cái có liên quan tới việc tu tâm hành thiện của bản thân người làm cha làm mẹ. Thứ hai là phải suy xét xem phương pháp giáo dục con cái của mình phải chăng có chỗ nào chưa thoả đáng.
8. “Quản” chính là việc cha mẹ phóng túng tính cách bản thân, tìm những chỗ sai sót của con cái, làm trái với tính cách của con cái, cho nên càng quản càng không thể quản được. Bởi vì dùng sự nóng giận để quản con cái thì không những quản không tốt, ngược lại còn kích động hoả khí của con cái, gây nên rạn nứt, thậm chí có thể khiến cha con thù hận lẫn nhau, đây cũng là nguyên do cha mẹ không minh bạch về Đạo.
9. Con cái không cần quản, chỉ cần dựa vào việc cảm hoá đức hạnh. Hiểu được tính cách của nó, giúp nó “chặt đi những cành cây nhỏ, lưu lại những cành cây lớn”, không nuông, không chiều, không đánh, không mắng; khích lệ con cái nhiều hơn, khẳng định nhiều hơn, ít phê bình, không dụ dỗ chúng bằng vật chất.
1. Thuận theo Thiên đạo làm con phải lấy chữ Hiếu làm đầu. Con cái không hiếu thuận với cha mẹ thì trời đất cũng chẳng dung, phúc báo, bổng lộc cũng theo đó mà tiêu tan, tai ương hoạ hại thi nhau kéo tới.
2. Cha mẹ gọi phải thưa ngay đừng để cha mẹ lo lắng, suốt ruột khi không nhìn thấy con mình. Khi cha mẹ giận dữ cũng không được tỏ thái độ hằn học, vùng vằng hay cãi lại, nhẫn nhịn, đợi đến khi cha mẹ nguôi giận mới nhẹ nhàng phân giải đúng sai.
3. Đừng vì công việc bận rộn hay chỉ biết chăm lo, vui vầy với gia đình nhỏ của riêng mình mà thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm, hỏi han tới cuộc sống của cha mẹ.
4. Anh em phải biết chung sống thuận hoà, đều là khúc ruột của cha mẹ. Nếu giữa anh em xảy ra bất hoà, mâu thuẫn thì cha mẹ cũng chẳng thể ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, lại thêm phần xấu hổ với hàng xóm, họ hàng.
5. Ở nhà hiếu kính với cha mẹ nhưng ra ngoài lại làm điều càn quấy, gây tổn hại đến người khác, thì những lời oán thán, quở quang đến tai cha mẹ sẽ khiến cha mẹ mất mặt và hổ thẹn với thiên hạ. Bởi lẽ từ xưa đã có câu: “Con dại cái mang”.
6. Nếu cha mẹ làm những việc không đúng với đạo lý, dẫu phận là con cũng không thể nhắm mắt làm ngơ để cha mẹ phạm phải điều xấu, điều ác mà bị báo ứng về sau. Lúc này con cái cũng cần nhẹ nhàng khuyên giải và tìm cách ngăn chặn những hành vi không tốt đó.
7. Phải chăm sóc thật tốt cho bản thân để cha mẹ yên lòng, đừng để thân xác gầy mòn, ốm đau bệnh tật mà cha mẹ phải âu sầu, phiền muộn. Thân xác tuy là của bản thân nhưng lại cũng là một phần cơ thể cha mẹ, nên không được tuỳ tiện làm tổn hại tới cơ thể mình.
1. Đàn ông nam tử hán đại trượng phu nói lời phải giữ lấy lời, nói một là một, nói hai là hai, nói được thì phải làm được.
2. Nếu không làm được thì đừng nói, nói lời không giữ lấy lời thì không còn sự tôn nghiêm.
3. Có tư tâm thì sẽ ngấm ngầm làm chuyện trái với lương tâm, khiến cả nhà phiền não, loại người này không phải là người đàn ông tốt.
4. “Cương” không chỉ là không đánh không mắng người khác, mà bị mắng cũng không đáp lại, không phản bác, không buồn phiền, bị mắng cũng không tức giận, như vậy mới được gọi là Cương. Dẫu đối mặt với việc thuận ý hay trái ý vẫn an nhiên tự tại, làm được như vậy chính là bậc đại trượng phu.
5. Đàn ông có 3 kiểu: Nhược phu (người đàn ông nhu nhược), bạo phu (người đàn ông thô bạo) và trượng phu.
6. Bậc trượng phu dám dũng cảm gánh vác trách nhiệm của cả gia đình, dùng lý thu phục con người, nhìn thấy sai lầm của cả nhà thì ngược lại tự mình thấy hổ thẹn.
7. Là bậc trượng phu, phải định vị được vị trí của mình trong “Tam Cương” (Ba điều then chốt), Tam Cương là chỉ Tính cương (Điều then chốt về tính cách), Tâm cương (Điều then chốt về tâm tính), Thân cương (Điều then chốt về sức khoẻ); không tức giận là Tính cương, không khởi dục vọng cá nhân là Tâm cương, không có những thói quen xấu là Thân cương. Tức giận thì Tính cương mất, mắng chửi người khác thì Tâm cương mất, đánh đập người khác thì Thân cương mất. “Cương” có nghĩa là cương lĩnh, phải dẫn dắt người phụ nữ vào trong Đạo, trên hiếu thuận với cha mẹ, giữa hoà hợp với chị em dâu, dưới nhân từ với con cái.
8. Đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải hiểu đạo lý, phải có chí khí, dẫn dắt vợ mà không quản vợ.
9. Nếu đàn ông làm đến nơi đến chốn thì trong nhà ít vận hạn, nếu người đàn ông không làm đến nơi đến chốn thì trong nhà gặp nhiều tai ương.
1. Phụ nữ là mẹ của đất nước, là con gái trong gia đình, là vợ của người ta.
2. Phụ nữ phải nhu hoà, mỉm cười hiền hoà, dung hợp nhân duyên của mọi người trong gia đình.
3. Mềm mại ứng biến như nước, hoà hợp không tranh giành với vạn vật, luôn đặt mình nơi thấp nhất, chảy nơi chỗ trũng, thường nhận cái sai về mình, là bổn phận của người phụ nữ.
4. Phụ nữ nhiều chuyện thì đàn ông sẽ im lặng, phụ nữ không nhu thuận thì gia tài không vượng.
5. Không nên cứng nhắc thô bạo, không được nóng nảy, không được than vãn nhiều lời, lại càng không nên quản việc của đàn ông.
6. Phụ nữ cũng có 3 kiểu người: Hãn phụ (người phụ nữ hung hãn), nhược phụ (người phụ nữ nhu nhược), tức phụ (con dâu). Người phụ nữ cứng nhắc thô bạo, quản việc của đàn ông, áp chế người đàn ông về mặt tinh thần, nói năng như sấm chớp, được gọi là hãn phụ (người phụ nữ hung hãn). Gia đình kiểu này âm thịnh dương suy, người chồng chưa già đã yếu, thậm chí còn chết yểu, con cái sinh ra cũng vô dụng.
1. Mẹ chồng nàng dâu trong gia đình đều là những người mang họ khác nhau mà tới cùng một gia đình, sống như mẹ và con gái.
2. Đạo nằm ở hai chữ Ân và Nghĩa, chung sống hoà thuận, có thể phụng dưỡng lúc cuối đời. Nếu trái với đạo thì mẹ chồng nàng dâu không hoà hợp, khiến việc nhà không hài hoà, tách ra ăn riêng ở riêng, gia đình chia rẽ, đạo nhà không hưng.
3. Mẹ chồng là người làm dâu nhiều năm được tôi luyện mà thành, đợi tới khi lấy dâu về nàng dâu lại trở thành mẹ chồng. Nàng dâu chính là cô gái trong nhà, hễ ra khỏi cửa là về nhà mẹ chồng, trở thành dâu con.
4. Mẹ chồng đến sớm hơn nên tỏ tường hết thảy mọi việc trong nhà; con dâu đến sau nên mọi việc trong nhà còn chưa hiểu rõ. Mẹ chồng cần dẫn dắt con dâu bước vào trong Đạo, đối xử với con dâu như với con gái, điều gì con dâu không biết thì bảo ban, chỉ dẫn con dâu, không nên gây khó dễ.
5. Con dâu vốn không phải do mẹ chồng sinh ra, nếu mẹ chồng không hiểu Đạo, không thi ân trước, nói về sở đoản của mình trước, hoặc ỷ lớn nạt bé, dùng sự tức giận quản con dâu, lời nói ra chỉ gieo mầm ác, thì con dâu đâu có thể nảy sinh tình cảm tốt đẹp với mẹ chồng?
6. Mỗi gia đình đều nên nghĩ rằng con gái của mình bước vào gia đình này thì nhà chồng cần yêu thương con dâu như con gái của mình. Nếu không làm được thì con dâu sẽ dùng phương thức như vậy để đối đãi với con dâu sau này của mình, tạo thành vòng tuần hoàn ác tính.
7. Làm con dâu thì nên hiếu kính với cha mẹ chồng như cha mẹ mình. Cổ nhân có câu rằng: Đời người có phụ mẫu đôi bên, nên phải đối xử công bằng với phụ mẫu đôi bên.
8. Không hiếu thuận với cha mẹ chồng, gieo nhân như vậy thì sau này khi con cái trưởng thành, nhất định cũng sẽ gặp quả báo là con cái không hiếu thuận với chính mình.
9. Gia đình hoà thuận vạn sự hưng, muốn được phu quý con hiền, thì phải hiếu kính cha mẹ, cuộc sống chắc chắn sẽ được phát đạt. Nếu không thì phú quý cũng chỉ mong manh như giọt sương mai giữa những bông hoa, vinh hoa cũng chỉ như sương mù lướt trên ngọn cỏ, đều không thể bền lâu. Học Đạo không phải là để yêu cầu người khác mà là để hoàn thiện chính bản thân mình!
(Bài viết được đăng lần đầu trên tạp chí in của Đại Kỷ Nguyên, tháng 8/2018)
Nguồn: Tiếng nói Hy vọng (soundofhope.org)
Biên dịch: Hiểu Mai
Biên tập: Lam Thư
Ảnh minh hoạ: Shutterstock
Thiết kế: Tự Minh