Tiết trời thu chuyển sang đông khiến cho cơ thể dễ nhiễm lạnh mà sinh ra các bệnh tật về hô hấp như ho, sổ mũi hay các bệnh đau nhức xương khớp. Ngâm chân vào thời điểm này là biện pháp hữu hiệu để đẩy lui các triệu chứng trên.
Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên chúng ta nên ngâm châm mỗi ngày để hạn chế bệnh tật. Bạn không thể có được một giấc ngủ ngon nếu đôi chân bị lạnh. Bởi lẽ, chân lạnh có thể khiến toàn thân bị lạnh do kinh mạch của thận và tỳ vị bắt nguồn từ chân nhưng do chân nằm xa tim nên thời gian để máu vận chuyển tới đây lâu hơn so với các cơ quan khác. Điều này có thể khiến chân bị thiếu hụt máu và rất dễ nhiễm lạnh.
Vậy ngâm chân có tác dụng gì?
Lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và các cơ quan tạng phủ đối ứng. Vì vậy khi ngâm chân sẽ giúp huyệt đạo được khai thông, khí huyết vận hảnh lưu lợi, tạng phủ được sưởi ấm mà đẩy lui hàn khí (khí lạnh), từ đó cơ thể được khỏe mạnh, có sức đề kháng.
Đối với người già và trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, sinh ra các chứng ho, đau nhức xương khớp… nhưng đừng lo, với 3 nguyên liệu đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái sau nghi ngâm chân:
Nguyên liệu: Một nắm trầu không (khoảng 30 lá), một thìa cà phê muối, 1 đến 2 củ gừng
Cách làm: Xay trầu không và gừng, đổ nước sôi (lượng nước ngập bàn chân) và muối vào. Trước tiên, hơ 2 bàn chân trên nước xông đến khi nước đỡ nóng hơn thì ngâm chân.
Gừng và trầu không đều có vị cay tính ấm, có tác dụng tản phong hàn, trị các triệu chứng ho, đau xương khớp do hàn (lạnh).
Nếu bị các triệu chứng trên, đừng ngại hãy thực hiện đi và phản hồi lại kết quả cho chúng tôi nhé!
Cao Sơn
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.